1 bữa nên ăn bao nhiêu bát cơm

Một ngày ăn bao nhiêu bát chén cơm là đủ no không bị đói

Một ngày ăn bao nhiêu bát chén cơm là đủ no không bị đói ? mời các bạn cùng theo dõi qua bài viết sau.

Một ngày ăn bao nhiêu cơm là đủ

Thành phần dinh dưỡng có trong cơm là gì ?

Thành phần chính để nấu cơm chính là gạo được sản xuất từ cây lúa được trồng nhiều ở những nước có khí hậu nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Gạo có thành phần chính là tinh bột vì vậy khi ăn cơm sẽ giúp cung cấp cho cơ thể ta nhiều năng lượng giúp ta cảm thấy không bị đói. Ngoài ra trong gạo còn có một số chất xơ và vitamin giúp ta chống lại một số bệnh ung thư cũng như mất trí nhớ, một lưu ý nhỏ là trong gạo không có chất béo nhé các bạn.

Có thể xác định khi ăn cơm vào cơ thể sẽ nhận được một lượng calo để phục vụ cho hoạt động hằng ngày của chúng ta. Trong thành phần của cơm còn có nhiều chất dinh dưỡng như Natri Kali Canxi…

Thành phần dinh dưỡng có trong cơm là gì

Cơm thường là thức ăn chính trong các bữa ăn của người Việt. Chính vì vậy mà đa số đều ăn rất nhiều cơm trong cả cuộc đời, tuy nhiên các bạn cần phải tính toán lượng cơm ăn mỗi ngày để đảm bảo có được một sức khỏe tốt nhất.

Trong nội dung bài viết này mình đề cập tới cơm được nấu theo cách bình thường. Còn đối với những loại cơm như chiên chiên, cơm trộn hay cơm xào thì không được tính trong trường hợp này.

Một bát cơm có bao nhiêu calo năng lượng

Hàm lượng calo theo nghiên cứu của các tổ chức y tế bảo vệ sức khỏe thì trong 100g cơm có 130 calo. Vì vậy mà khi bạn ăn một bát hay một chén cơm có trọng lượng 100g thì bạn sẽ nạp vào cơ thể khoảng 130 calo.

Nhu cầu về năng lượng của mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính cũng như công việc thể trạng. Tuy nhiên mức trung bình thì cần từ 2000-2500 calo mỗi ngày.

Một bát cơm có bao nhiêu calo năng lượng

Tuy nhiên vậy không có nghĩa là bạn phải ăn lên tới 20 chén hay bát cơm mỗi ngày. Mà mỗi người chúng ta chỉ cần 50% lượng calo nạp vào cơ thể bằng cách ăn tinh bột. Vì vậy chỉ cần từ 800-1000 calo từ cơm là đủ.

Bởi vì ngoài ăn cơm thì ta còn cung cấp calo cho cơ thể bằng đồ ăn kèm theo trong quá trình ăn cơm.

Vậy một ngày ăn bao nhiêu cơm là đủ ?

Lượng cơm mỗi ngày của mỗi người thường khác nhau phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể cũng như cường độ làm việc. Tuy nhiên mức trung bình mỗi ngày của một người thường khoảng 4-6 chén[ bát] cơm, chia đều cho bữa trưa và tối thì mỗi bữa ăn chúng ta nên ăn từ 2-3 chén[ bát] cơm là hợp lý.

Tuy nhiên đối với một số trường hợp người đang có chế độ giảm cân thì nên hạn chế bớt việc ăn cơm vì trong cơm có rất nhiều tinh bột gây ảnh hưởng đến quá trình giảm cân của bạn.

Kinh nghiệm trong việc ăn cơm bao nhiêu chén bát ở mỗi bữa ăn

Theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì đối với người lớn trưởng thành công việc văn phòng bình thường nếu ăn cơm trọn vẹn 3 buổi từ sáng đến chiều thì có thể tốc chức ăn cơm như sau:

  • Buổi sáng nên ăn 1 bát chén cơm hoặc ít hơn tý. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho cơ thể thì buổi sáng ăn cơm cũng tương đối hợp lý vừa giúp cho bạn tiết kiệm chi phí ăn ở ngoài hàng quán tiệm mà vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Buổi trưa nên ăn 1 bát chén cơm đầy hơn so với buổi sáng. Khoảng thời gian từ bữa trưa đến bữa tối tương đối dài nên các bạn cần ăn cơm no dể tạo ra đủ năng lượng làm việc học tập trong buổi chiều.
  • Buổi tối chỉ cần ăn khoảng 1 nửa bát chén cơm thôi. Cũng có trường hợp buổi tối không cần ăn cơm chỉ cần ăn những món nhẹ đơn giản bởi vì bữa tối cho đến lúc đi ngủ bạn thường ít vận động, nếu ăn quá nhiều cơm có thể khiến cho bạn bị dư thừa năng lượng dẫn tới các vấn đề như tăng cân, béo phì.
Kinh nghiệm trong việc ăn cơm bao nhiêu chén bát ở mỗi bữa ăn

Nếu duy trình cơm trong 3 bữa từ sáng trưa chiều tối thì các bạn cần phải kết hợp thêm các món ăn đa dạng bao gồm có thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá, tôm, trứng. Phải bổ sung thêm món canh hay luộc từ rau củ quả để bổ sung thêm chất xơ và vitamin đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.

Ăn cơm quá nhiều hoặc quá ít liệu có bị sao không ?

Trong cơm rất giàu tinh bột vì thế sẽ nạp vào cơ thể năng lượng rất nhiều, vì thế khi ăn cơm quá nhiều mà ít vận động sẽ dẫn tới năng lượng này sẽ tích tụ dưới dạng mỡ thừa gây béo phì tăng cân cho các bạn. Còn đối với người vận động chân tay nhiều việc ít ăn cơm lại gây ra cảm giác đói bụng, thiếu năng lượng để làm việc gây ra kết quả công việc không như ý.

Vì vậy việc cân nhắc ăn cơm nhiều hay ít cần phải tính toán toán dựa trên hoạt động mỗi ngày của bạn.

Ví dụ là bạn là dân làm văn phòng chủ yếu ngồi tại bàn làm việc để nhập dữ liệu vào máy tính thì phần năng lượng tiêu thụ mỗi ngày là rất ít vì vậy không nên ăn quá nhiều cơm bởi vì lượng tinh bột không được chuyển hóa thành năng lượng sẽ được tích trữ bên trong cơ thể dưới dạng mỡ nên sẽ làm cho bạn dễ bị tăng cân và bị mất vóc dáng cân đối.

Ăn cơm quá nhiều hoặc quá ít liệu có bị sao không

Còn nếu bạn là người hoạt động liên tục với cường độ cao như khuân vác hay vận động viên thể dục thể thao thì việc ăn cơm sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ năng lượng để có thể làm việc hay luyện tập hiệu quả hơn.

Việc ăn bao nhiêu chén bát cơm còn phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi của bạn. Ví dụ như trẻ em sẽ cần ăn cơm ít hơn trẻ vị thành niên hay thanh thiếu niên. Đàn ông thường làm việc nặng nhọc hơn nên nhu cầu năng lượng lớn hơn phụ nữa nên cũng cần phải ăn nhiều cơm hơn.

Một số trường hợp không nên ăn nhiều cơm

Người đang thực hiện chế độ giảm cân nên hạn chế ăn cơm thay vào đó tăng cường ăn rau củ quả để tăng hiệu quả cho việc giảm cân. Lưu ý khi giảm cân chỉ là không ăn cơm nhưng vẫn phải lựa chọn nguồn thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể nếu không có thể khiến cho bạn mắc một số bệnh do suy dinh dưỡng.

Đối với những bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng để giảm cân thì có thể nghiên cứu sử dụng một số loại gạo như gạo lứt[ gạo xay thô] bởi vì loại gạo này có chứa nhiều chất xơ và ít tinh bột hơn so với loại gạo bình thường. Bạn cũng có thể cho thêm ít đậu hoặc ngũ cốc vào cơm để nấu hạn chế bớt tinh bột từ gạo.

Một số trường hợp không nên ăn nhiều cơm

Vì trong cơm có nhiều tinh bột nên người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên ăn cơm ít vào những bữa chính. Người bị tiểu đường nên hạn chế để bụng quá đói hoặc quá no khi ăn cơm. Có thể chọn thay thế tinh bột từ cơm bằng một số loại củ hoặc đậu.

Đối với người bị tiểu đường có thể tìm hiểu thêm về nồi cơm điện có chức năng tách đường để có thể giảm bớt lượng đường sản sinh ra do ăn cơm.

Người làm việc văn phòng, ít vận động cũng không nên ăn quá nhiều cơm vì dễ gây hội chứng béo phì, bụng to. Người làm việc văn phòng có thể chọn bữa ăn thay thế cơm bằng rau, củ quả hoặc thịt kèm trái cây.

Để góp phần duy trì hoạt động Gacongnghe, mong các bạn ủng hộ bằng cách sau
  • Chia sẻ bài viết bạn đang xem lên facebook, zalo, tiktok, instagram cá nhân và các hội, nhóm, group online, g

Chủ Đề