5 ngọn núi cao nhất thế giới năm 2022

Bên cạnh đỉnh Everest nổi tiếng được biết đến là đỉnh núi cao nhất của thế giới thì hiện nay hiện nay người ta còn biết đến một vài đỉnh núi khác có độ cao tương tự. Cụ thể, hãy cùng đội ngũ Invert khám phá ngay top hơn 100 đỉnh núi cao nhất thế giới trong bài viết dưới đây!

Đỉnh Everest [8.848 m]

Khi nhắc đến những đỉnh núi cao nhất thế giới thì Everest chắc chắn sẽ được nhắc đến đầu tiên. Hiện nay, đỉnh núi Everest với chiều cao 8.848m nằm ở biên giới Nepal-Trung Quốc và còn được biết đến là ngọn núi tử thần vì khi quyết định chinh phục đỉnh Everest thì bản thân có thể sẽ không còn trở lại.

Nhiều người khi leo núi tại đây đã phải bỏ mạng vì nhiều lý do khác nhau như thiếu oxy, tuyết lở, tê cóng… Đây là đỉnh núi nằm ở biên giới Nepal và Tây Tạng. Những người đầu tiên chinh phục được đỉnh núi này là Tenzing Norgay và Edmund Hillary thuộc New Zealand. Kể từ đó, Everest đã thật sự thu hút được hơn 10.000 người đam mê mạo hiểm đã quyết định chinh phục đỉnh núi này, trong đó theo con số thống kê thì có khoảng 300 người đã bỏ mạng tại đây.

Tính đến thời điểm hiện tại, đỉnh núi Everest là nơi cao nhất thế giớ

Đỉnh núi K2 [8.611 m]

K2 là đỉnh núi cao thứ 2 trên trái đất với chiều cao ước tính khoảng 8.611m nằm ở biên giới của Tân Cương và Kashmir. Những người đam mê leo núi mạo hiểm đã đặt tên cho chọn núi này là “Ngọn núi hoang dã” vì đỉnh núi K2 đặc biệt khó chinh phục. Đến năm 2018 thì tỷ lệ người tử vong khi chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới này đã lên đến 23% trên trên 367 chuyến.

Năm 1954, đã có một đoàn thám hiểm người Italia được lãnh đạo bởi Ardito Desio đã chinh phục thành công đỉnh núi đặc biệt này. Trong rất nhiều năm qua, K2 chính là nơi duy nhất có độ cao hơn 8.000m không thể bị chinh phục vào mùa đông.

K2 là đỉnh núi cao thứ 2 của trái đất, nằm trên biên giới Kashmir và Tân Cương [Trung Quốc]

Đỉnh núi Kanchenjunga [8.586m]

Kanchenjunga là một đỉnh núi cao thuộc khu vực Nepal và bang Sikkim của Ấn Độ. Nếu dịch tiếng Tây Tạng thì có nghĩa là "năm kho lớn chứa tuyết" và là ngọn núi được mệnh danh cao thứ ba trên thế giới.

Theo truyền thuyết, Kanchenjunga chính là ngọn núi hiện thân của nữ thần và luôn cố gắng giết những phụ nữ có ý định trèo lên đỉnh núi.

Tuy nhiên, đến năm 1998 thì nhà leo núi Janet Harrison là nữ giới, người Anh đã chinh phục được đỉnh núi này. Tuy nhiên, không may vào 4 năm sau thì nhà leo núi này đã không may qua đời. Điều này cũng đặt dấu hỏi lớn lên quan đến truyền thuyết liên quan đến ngọn núi cao hơn 8.000 m này.

Đỉnh núi Kanchenjunga nằm trên biên giới Nepal và bang Sikkim của Ấn Độ. 

Đỉnh núi Lhotse [8.516 m]

Đỉnh Lhotse là ngọn núi cao thứ 4 trên thế giới nằm ở biên giới giữa Tây Tạng [Trung Quốc] và vùng Khumbu của Nepal. Với hệ thống các dãy núi được nối liền với Everest. Trong tiếng Tây Tạng, Lhotse là đỉnh Nam tức là đỉnh núi ở đèo Nam. Ngọn núi cao này năm ở khu vực biên giới của Tây Tạng với Khumbu thuộc Nepal.

Ngày 18 tháng 5 năm 1956, Đỉnh Lhotse lần đầu tiên được chinh phục bởi Fritz Luchsinger và Ernst Reiss đến từ Thụy Sĩ. Lhotse được cảnh báo là một trong những leo núi cực kỳ khó leo và hiếm khi được thử. 


​​​​​​Ngoài đỉnh chính ở độ cao 8.516 mét so với mực nước biển, còn có đỉnh Lhotse Middle [Đông] cao 8.414 mét và đỉnh Lhotse Shar là 8.383 mét. 

Đỉnh núi Makalu [8.463 mét]

Đây là ngọn núi có độ cao đứng thứ 5 trên thế giới với độ cao được xác nhận là 8.463m. Đỉnh núi này cũng thuộc dãy Himalaya và cách 19 km về phía đông nam của núi Everest thuộc biên giới giữa Nepal và Trung Quốc. Có thể nói, đây là một đỉnh núi cao đã bị cô lập với hình dạng như một kim tự tháp 4 mặt vô cùng độc đáo.

Năm 1954, Núi Makalu lần đầu tiên được chỉnh phục bởi một đội thám hiểm Mỹ do William Siri dẫn đầu.

Sườn Đông Nam và Tây Bắc Ridgeare là các tuyến leo núi chính lên đỉnh Makalu

Đỉnh núi Nanga Parbat [8.126 m]

Nanga Parbat là đỉnh núi cao được mệnh danh là “Ngọn núi giết người" nằm ở khu vực sườn Tây dãy Himalaya. Đây được xem là một trong những ngọn núi nguy hiểm nhất nếu xét về độ nguy hiểm và kỹ thuật của người leo núi bởi khu vực này luôn có những vách đá dựng đứng, phía Nam còn có bức tường Rupal cao 4.600 m cản trở lối đi.

Năm 1953, lgười đầu tiên chinh phục được đỉnh núi này là Hermann Buhl nhưng trong năm đó đã có đến 62 người chết khi cố gắng để leo lên ngọn núi này,, tỷ lệ tử vong trên ngọn núi này là 22,3% so với số người lên tới đỉnh.

Đỉnh núi Nanga Parbat cao 8.126 m, nằm ở sườn tây dãy Himalaya

Đỉnh núi Annapurna [8.091 m]

Annapurna còn được gọi với cái tên rất đặc biệt “Nữ thần của sự sinh sản”. Ngọn núi này thuộc trung tâm của dãy Himalaya tại nepal và là ngọn núi cao hơn 8.000m đầu tiên thực sự được con người chinh phục. Theo các nhà leo núi, đây là một ngọn núi cũng cực kỳ nguy hiểm. Thống kê sơ bộ cho thấy, nếu có 130 lần chinh phục thành công ngọn núi này thì sẽ có đến 53 nhà leo núi không may thiệt mạng.

"Nữ thần của sự sinh sản" là tên của ngọn núi Annapurna khi dịch từ tiếng Phạn. Đây là ngọn núi cao thứ 10 hành tinh, 8.091 m. 

Đỉnh núi Baintha Brakk [7.285 m]

Baintha Brakk là đỉnh núi xinh đẹp với độ cao 7.285m, tuy nhiên bên cạnh sự xinh đẹp thì đây cũng là đỉnh núi cực kỳ nguy hiểm và có sườn núi Panamah Muztagh được ví như kẻ ăn thịt người. Để có thể chinh phục được đỉnh núi này thì bạn sẽ cần vượt qua những địa hình khó khăn với đỉnh dốc, khe nước lớn. Thế nhưng, không vì những khó khăn này mà con người nản lòng mà từ bỏ.

Tuy nhiên, cho đến nay thì chỉ có khoảng 3 lần có người thành công leo lên đỉnh núi vào năm 1977, 2001 và lần gần đây nhất là bởi nhà leo núi Kyle Dempster và Hayden Kennedy vào năm 2012.

Chủ Đề