Bà bầu nên ăn bao nhiêu cá chép năm 2024

Người xưa thường khuyên bà bầu ăn cá chép đặc biệt là cháo cá chép. Cùng tìm hiểu hàm lượng dinh dưỡng, tác dụng của cá chép, ăn cá chép vào giờ vàng nào là tốt nhất cho mẹ bầu nhé.

Có thật là giữ nguyên cá chép ăn sẽ giúp em bé sinh ra da dẻ hồng hào như người xưa đã nói không? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời ngay thôi.

Theo nghiên cứu, trong 100g cá chép cung cấp khoảng 162 calories, có khoảng 23g protein, 1g chất béo bão hòa, 84mg cholesterol và một ít các vi chất như canxi, vitamin A, vitamin C, sắt.

Với cá lóc thì mỗi 100g sẽ cung cấp 122 calories, 21g protein. Cùng trọng lượng cá hồi có thể cung cấp đến 206 calories, với chỉ 63mg cholesterol và chứa 23g protein.

Như vậy cho rằng cá hồi, cá lóc hay cá chép cũng mang lại giá trị dinh dưỡng ngang bằng và tương đương nhau nên đều có lợi cho bà bầu ăn cá chép là hoàn toàn có cơ sở.

Theo dân gian cho rằng, trong lúc mang thai mẹ ăn nhiều cá chép thì sau khi ra đời em bé sẽ có 1 làn da trắng, môi đỏ rất đáng yêu. Sách y học cũng ghi lại công dụng của cá chép: “Cá chép chủ trị an thai. Khi thai động, khi người mẹ mang thai bị phù, nên ăn canh cá chép”.

Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, trong cá chép có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, sắt, phốt pho, vitamin, B1, B2… hỗ trợ tối đa sức khỏe cho thai phụ trong thời kỳ bầu bí cũng như sau khi sinh.

Tuy nhiên, ăn cháo cá chép cần phải chọn thời điểm vàng để ăn mới có thể dễ dàng hấp thụ chất bổ.

3 tháng đầu

Theo kinh nghiệm dân gian, 3 tháng đầu là thời điểm tốt nhất trong thai kỳ để ăn cháo cá chép. Đây là thời điểm mà mọi tế bào thai nhi đang trong giai đoạn hình thành bởi vậy sẽ dễ dàng hấp thụ chất bổ hơn.

Ăn vào buổi sáng

Bà bầu ăn cháo cá chép vào buổi sáng là cực kỳ tốt cho cơ thể và hợp lý. Sau một đêm dài chìm trong giấc ngủ thì dạ dày đã tiêu hóa hết thức ăn của hôm trước đã nạp vào cơ thể. Chính vì thế một bát cháo vào buổi sáng sẽ giúp thai phụ lấy lại năng lượng cho cơ thể để nuôi dưỡng thai nhi thật tốt.

Ăn vào giữa hai bữa chính

Ăn cháo vào giữa hai bữa ăn chính cũng rất tốt. Giữa buổi sáng hoặc buổi chiều, bà bầu có thể ăn một bát cháo nhỏ để bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể. Đây cũng là thời điểm thích hợp để cơ thể lấy lại năng lượng bị tiêu hóa trong quá trình làm việc. Một bát cháo nhỏ sẽ giúp thai phụ khỏe mạnh hơn, đồng thời có thêm nguồn dinh dưỡng nuôi thai.

Ăn khuya

Vào buổi tối trước khi đi ngủ bà bầu có thể ăn 1 chén cháo, giúp ấm bụng và ngủ ngon hơn. Những chất dinh dưỡng từ cá chép sẽ được cơ thể hấp thụ một cách trọn vẹn trong lúc đang ngủ.

Theo một số lời truyền miệng, chế biến cá chép không cần làm sạch ruột mà chỉ cần rửa sơ qua, cho thêm vài nắm gạo vào chung. Ăn như vậy vừa không bị mất chất mà con sinh ra lại cực kỳ trắng trẻo, thông minh. Nhưng trên thực tế, cách làm này hoàn toàn phản khoa học và cần phải loại bỏ ngay.

Vì trong vảy, ruột và mang cá chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, suy gan, suy thận,…rất nguy hiểm tới tính mạng con người đặc biệt là mẹ bầu nuôi thai.

Hơn nữa, 90% trong mật cá chép là chất Cyprinol sulfat, còn lại là các acid mật khác. Chất này đi vào cơ thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy thậm chí gây tử vong với tỉ lệ cao do suy thận, gan cấp…

Nấu cháo cá chép đúng cách cần sơ chế kỹ, đánh vảy bóc mang sạch, luộc sau đó lọc thịt để nấu cháo giúp bà bầu luôn có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn như mong muốn. Mỗi tuần, các thai phụ có thể ăn 1 – 2 bữa cá chép, có thể thay đổi phương pháp nấu để tránh nhàm chán khi ăn.

Ngoài việc lựa chọn bổ sung cá chép trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể kết hợp thêm thực đơn các loại cá bổ dưỡng khác.

Ngoài món cháo bổ dưỡng, bà bầu ăn cá chép có thể biến tấu cá chép thành nhiều món mới khác lạ miệng hơn như: cá chép sốt cà, cá chép om dưa, cháo cá chép đậu xanh cũng rất ngon đó.

Mặc dù là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng theo khuyến cáo của chuyên gia, bà bầu cần tránh sử dụng một số loại cá. Vậy đâu là các loại cá bà bầu không nên ăn? Cùng xem ngay bài viết dưới đây của MEDLATEC để tìm cho mình câu trả lời chính xác nhất nhé!

1. Mẹ bầu ăn cá có tốt hay không?

Trước khi tìm hiểu về các loại cá bà bầu không nên ăn, cùng MEDLATEC liệt kê các tác dụng, lợi dụng khi mẹ bầu ăn cá trong thai kỳ trước nhé.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, mẹ bầu khi ăn cá đúng cách trong thai kỳ sẽ đem đến các lợi ích như sau:

  • Cung cấp hàm lượng cao các chất dinh dưỡng như protein, khoáng chất thúc đẩy sự phát triển của bé như thúc đẩy sự hình thành các tế bào tóc, da, xương, cơ bắp,.. Đồng thời giúp duy trì sức khỏe ổn định cho mẹ bầu.
  • Cung cấp dồi dào DHA thức đẩy sự phát triển của thần kinh - não bộ thai kỳ. Hợp chất này đặc biệt quan trọng và cần được bổ sung liên tục trong ba tháng cuối của thai kỳ.
  • Sử dụng cá giúp mẹ giảm các nguy cơ sinh non, trầm cảm trong và sau thai kỳ.
  • Cá có tác dụng giảm mỡ máu, tốt cho tim mạch và giảm huyết áp hiệu quả.

2. Tổng hợp các loại cá bà bầu không nên ăn khi thai kỳ diễn ra?

Khi thai kỳ diễn ra, các loại cá bà bầu không nên ăn mà mẹ nên biết và cần chú ý gồm có:

Cá thu

Cá thu là một trong các loại cá bà bầu không nên ăn để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Bởi trong cá thu có chứa hàm lượng thủy tương đối cao thủy ngân. Trong trường hợp ăn quá nhiều cá thu làm tăng hàm lượng thủy ngân trong cơ thể sẽ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Cụ thể là sự phát triển của thần kinh và não bộ.

Trong thai kỳ, mẹ không nên ăn cá thu

Cá ngừ

Có thể mẹ chưa biết rằng trong cá ngừ có hàm lượng thủy ngân cao cấp 7 lần so với các loại cá biển khác. Do đó, đây chắc chắn là cái tên sẽ có trong danh sách các loại cá bà bầu không nên ăn mà mẹ cần biết.

Cá nóc

Không chỉ là loại cá không nên sử dụng cho bà bầu, cá nóc cũng chính là thực phẩm mà tất cả người dùng cần chú ý. Nguyên nhân là trong cá nóc có chứa các chất độc tại buồng trứng, gan. Các loại chất độc này là độc tố có thể gây nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Cá mập

Dù có chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là canxi và phốt pho tốt cho sức khỏe xương khớp nhưng đây lại là một trong các loại cá bà bầu không nên ăn. Nguyên nhân là trong cá mập cũng có một hàm lượng thủy ngân nhất định không tốt cho cả mẹ và bé.

Cá khô và các loại cá đóng hộp

Thông thường, trong các loại cá khô sẽ có nguy cơ chứa các vi khuẩn không có lợi. Thường xuyên sử dụng sẽ khiến sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Bên cạnh đó, các loại cá chế biến sẵn, đóng hộp sẽ có thiếu hụt các hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết, gây mất cân bằng dưỡng chất. Thậm chí, với các loại cá đóng hộp kém chất lượng, không rõ thành phần có thể chứa các chất phụ gia hoặc thực phẩm sử dụng không “sạch”.

Mẹ bầu không nên ăn cá đóng hộp để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và bé

3. Các loại cá mẹ bầu nên ăn?

Bên cạnh việc hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại cá bà bầu không nên ăn, mẹ bầu có thể tham khảo một số loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân thấp, nhiều khoáng chất, DHA và protein. Dưới đây là một số gợi ý mà mẹ có thể tham khảo như sau:

Cá hồi

Trong cá hồi có nhiều các loại vitamin [B16, B12, D,...], giàu DHA, omega-3 và các khoáng chất khác tốt cho mẹ và sự phát triển của bé. Bởi vậy, cá hồi là loại cá mà mẹ nên ưu tiên sử dụng hàng đầu trong thai kỳ.

Mẹ nên ăn cá hồi thường xuyên để bổ sung omega-3 và DHA cho bé

Cá chép

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cá chép là loại cá nước ngọt tốt cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển thai nhi. Đặc biệt là với các mẹ có nguy cơ động thai, sảy thai. Theo các nghiên cứu, trong cá chép có chứa nhiều canxi, chất béo, glycerin, axit floc, omega-3,... cần thiết trong thai kỳ.

Cá chép rất tốt cho mẹ bầu

Với cá chép, mẹ bầu có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất và được nhiều mẹ bầu lựa chọn nhất chính là cháo cá chép.

Cá quả hay còn goi là cá lóc

Theo các chuyên gia bà bầu sử dụng cá lóc trong thai kỳ sẽ giúp mẹ dễ chuyển dạ và có nhiều sữa hơn. Ngoài ra, thịt cá lóc cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.

Cá diêu hồng

Mẹ bầu nên thêm cá diêu hồng vào thực đơn của mình khi thai kỳ diễn ra. Nguyên nhân là bởi cá diêu hồng có phần thịt thơm ngọt, ít tanh nên rất dễ ăn, phù hợp với đối tượng dễ nhạy cảm với mùi như mẹ bầu. Đồng thời, trong thịt cá cũng có chứa nhiều protein, khoáng chất, vitamin mà cơ thể của mẹ và bé cần.

3. Các lưu ý khi ăn cá để tốt nhất mà mẹ bầu cần biết

Khi sử dụng cá trong thực đơn thai kỳ của mình, mẹ bầu cần lưu ý tới các vấn đề sau:

  • Khi ăn cá hay các loại hải sản khác, mẹ cần đảm đồ ăn đã được nấu chín và khâu chế biến đảm bảo vệ sinh. Cách chế biến cá tốt nhất cho mẹ bầu là hấp hoặc luộc, nấu canh hoặc nấu cháo. Không ăn các loại gỏi cá hay sushi là tốt nhất.
  • Nên mua cá còn tươi, không nên ăn cá đóng hộp hay cá để quá lâu trong tủ lạnh, cá chết.
  • Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chi tiết về hàm lượng cá nên được sử dụng trong khẩu phần, cũng như các loại các loại cá bà bầu không nên ăn dựa trên tình hình sức khỏe. Thông thường, các loại cá nước mặn sẽ được bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng quá 350gram/tuần.
  • Nên ưu tiên sử dụng các loại cá nước ngọt, cá da trơn để hạn chế nguy cơ đưa quá nhiều thủy ngân vào cơ thể.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “các loại cá bà bầu không nên ăn” và một số thông tin liên quan dành cho mẹ bầu. Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích giúp mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh nhất.

Khi cần tư vấn sức khỏe - dịch vụ hoặc có nhu cầu đặt lịch thăm khám thai sản tại MEDLATEC, Quý vị vui lòng liên 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Chủ Đề