Bài hát lí dĩa bánh bò viết theo giọng gì

- Bài hát "Lí dĩa bánh bò" được viết ở nhịp 2/4.
- Bài tập đọc nhạc "Trở về Su - ri - en - tô" là của nước I - ta - li - a ( Ý ).
Bạn tham khảo!

Tuần                                                               Ngày soạn:

Tiết                                                                 Ngày dạy:

                   - Học hát: Bài Lí dĩa bánh bò.

                                 Dân ca Nam Bộ

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức, kĩ năng:

  • HS biết: bài hát Lí dĩa bánh bò là 1 bài dân ca Nam Bộ.
  • HS hiểu và biết thêm: về dân ca Nam Bộ, hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện được tính chất vui tươi của bài hát.
  • HS vận dụng: trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp cA.

2.Năng lực

a. Năng lực chung

  • Năng lực tự học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề.

 b. Năng lực chuyên biệt

  • Hình thành năng lực hoạt động âm nhạc
  • Hình thành năng lực cảm thụ âm nhạc.

3.Phẩm chất

  • Lòng nhân ái.
  • Chăm chỉ học tập

 II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên:

  • Máy chiếu.
  • Nhạc cụ.
  • Tư liệu lên quan đến bài học.

2.Học sinh:

  • Tìm hiểu trước về bài học theo hướng dẫn của GV.

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Hoạt động khởi động (3 phút)

a)Mục tiêu: Học hát: Bài Lí dĩa bánh bò.

b)Nội dung: HS chơi trò chơi nghe thấu, hát tài.

c)Sản phẩm: HS lắng nghe GV, trả lời các câu hỏi

d)Tổ chức thực hiện:

- Cho HS quan sát bản đồ hành chính Việt Nam.

- Em hãy chỉ ra vùng đồng bằng Nam Bộ?

    + Em hiểu Lí là gì? Kể tên các bài Lí mà em biết?

- GV : Đồng bằng Nam bộ là nơi có đất đai trù phú, nơi có những con người cần cù, chất phác và thông minh. Cũng là nơi sản sinh ra nhiều làn điệu dân ca hay đặc biệt là điệu Lí như Lí cây bông, Lí ngựa ô, Lí con quạ, Lí kéo chài, Lí chiều chiều.

B.Hoạt động hình thành kiến thức mới (26 phút)

a)Mục tiêu: Tìm hiểu và học hát bài Lí dĩa bánh bò

b)Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao

c)Sản phẩm: Hát bài Lí dĩa bánh bò

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV- HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv yêu cầu HS quan sát bản nhạc, thảo luận theo cặp đôi:

+ Nhịp? 

+ Kí hiệu âm nhạc có trong bài hát?

+ Cách chia đoạn, chia câu?

(Bài hát có cấu trúc 1 đoạn đơn gồm 2 câu, được xây dựng trên giọng Đô 5 âm)

- Cho HS nghe hát mẫu bài hát Lí dĩa bánh bò

- Gv đàn mẫu âm cho HS luyện thanh (Hướng dẫn HS cách lấy hơi và cách mở khẩu hình) 

- GV giải thích:  “Dĩa” là “Đĩa” (Tiếng Nam Bộ) bánh bò là loại bánh làm bằng bột gạo.

*Tập hát từng câu theo lối móc xích.

- GV đàn và hát mẫu câu hát 2 lần

- Bắt nhịp cho HS hát (Lưu ý: sửa sai kịp thời cho HS - nếu có)

- Tiến hành dạy hát, ghép từng câu theo lối móc xích.

* Chú ý những chỗ có dấu chấm dôi đi với nốt móc kép, đặc biệt những chỗ đảo phách và chùm 4 móc kép có luyến.

- Cho HS hát kết hợp gõ phách.

- Kiểm tra việc nắm bắt lời ca, giai điệu ở một số cá nhân HS trong lớp.

- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động nhẹ nhàng tại chỗ thể hiện sắc thái vui nhộn, dí dỏm, hài hước.

- Hoàn thiện cả bài hát theo đàn có dạo đầu và dạo giữa.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, hợp tác theo cặp đôi, hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Đại diện 1 nhóm trình bày, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (Nếu có)

- HS đánh dấu câu vào bản nhạc

- HS lắng nghe, cảm nhận giai điệu bài hát.

- HS luyện thanh theo hướng dẫn của GV

- Học hát từng câu theo lối móc xích theo sự hướng dẫn của GV

- Rèn kĩ năng hát kết hợp gõ đệm.

- Cá nhân, nhóm HS thực hiện bài hát.

- Rèn kĩ năng hát kết hợp vận động tại chỗ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS hát hoàn thiện cả bài hát theo đàn có dạo đầu và dạo giữa, hát đúng với sắc thái bài hát

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS.

-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hoạt động âm nhạc, hiểu biết âm nhạc

1.Giới thiệu bài hát.

- Lí là khúc hát dân ca của đồng bào Nam Bộ, Trung Bộ. Các bài lí có cấu trúc ngắn gọn, mạch lạc thường bắt nguồn từ câu thơ lục bát.

2.Học hát

- Nhịp:

- Kí hiệu:

- Chia câu:

C.Hoạt động luyện tập (10’)..


a)Mục tiêu
: Củng cố kiến thức, thực hành hát theo nhóm.

b)Nội dung: HS luyện tập bài hát theo nhóm.

c)Sản phẩm: HS lắng nghe GV, trả lời các câu hỏi

d)Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS luyện tập bài hát theo nhóm.

+ Nhóm 1: Hát kết hợp gõ đệm theo phách.

+ Nhóm 2: Hát theo cách hát lĩnh xướng, hòa giọng.

+ Nhóm 3: Hát kết hợp đánh nhịp. 

=> HS hợp tác nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

- Giáo viên tiến hành kiểm tra HS trình diễn theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp cA.

- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá chéo phần trình bày của bạn, nhóm bạn.

- GV nhận xét chung, đánh giá điểm cho mỗi nhóm.

D.Hoạt động vận dụng (5 phút)

a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.

b)Nội dung: Hs trả lời câu hỏi

c)Sản phẩm: Trình bày của HS

d)Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hát bài hát đầu mỗi buổi học

- Yêu cầu HS học thuộc lời và về nhà có thể hát cho người thân trong gia đình nghe

- Hướng dẫn HS tập đặt lời mới cho bài hát

- GV đặt mẫu (Chúng em cố gắng học chăm, giúp nhau tiến bộ luôn luôn cố gắng điểm 10 điểm 9 kính dâng lên thầy....)

* Hướng dẫn về nhà

- Học hát bài “Học hát: Bài Lí dĩa bánh bò.”

- Đọc trước nội dung bài mới.


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn


Bài tiếp theo
Bài hát lí dĩa bánh bò viết theo giọng gì

Báo lỗi - Góp ý

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn soạn Tiết 4: Học hát: Bài Lý dĩa bánh bò trong sách giáo khoa Âm nhạc lớp 8. 

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu cần đạt được của Tiết 4

 - HS biết bài Lí dĩa bánh bò là một bài dân ca Nam Bộ, hát đúng lời ca, giai điệu của bài hát.

- HS đọc đúng cao độ, trường độ bài tập đọc nhạc số 2 ở giọng La thứ.

- HS nắm được khái niệm giọng thứ.

- Hs nêu được những nét chính trong sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân và giá trị của bài hát “ Hò kéo pháo”.


Tóm tắt lý thuyết Âm nhạc lớp 8 Tiết 4

Giới thiệu bài hát

Bài Lí dĩa bánh bò được dựa trên hai câu thơ:

Hai tay bưng dĩa bánh bò

Dấu cha dấu mẹ cho trò đi thi

Lời bài hát gợi lên hình ảnh cô gái tốt bụng, thương anh học trò nghèo ở trọ, nên dấu cha dấu mẹ, mang dĩa bánh tới cho anh. Chắc đây là lần đầu làm việc này, nên cô còn lúng túng chân bước ngập ngừng. Nhưng với tình thương chân thật, cô gái đang vượt lên sự rụt rè để thực hiện mong muốn của mình.


Hướng dẫn Soạn Âm nhạc lớp 8 Tiết 4

Câu 1: Em hãy kể tên 1 vài bài Lý.

Trả lời:

- Lý ngựa ô: Dân ca Nam Bộ.

- Lý đất giồng: Dân ca Nam Bộ.

- Lý cây đa:  Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- Lý con sáo gò công: Cổ nhạc

- Lý qua đèo: Dân ca Trung Bộ.

Câu 2: Đặt thử lời mới theo bài Lý dĩa bánh bò.

Trả lời:

Anh em như thể í a tay chân, chớ nên cãi cọ, chớ nên đánh đấm, vâng lời mẹ cha sớm hôm học hành.

Ì I í I i này, mình cùng thi đua viết chữ tính bài, phải tính cho nhanh, phải viết sao cho í I ì I í đẹp.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Tiết 4: Học hát: Bài Lý dĩa bánh bò trong SGK Âm nhạc lớp 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn và thêm yêu bộ môn Âm nhạc. Chúc các bạn học giỏi!