Báo cáo Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân

[Quang Binh Portal] - Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới, trong 02 năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu nên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. 

Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có tuổi thọ trung bình khoảng 72,7 tuổi; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 90% dân số; tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt 95%; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 05 tuổi còn 4,6‰, dưới 01 tuổi còn 3,7‰; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 05 tuổi 28,7%; các trạm y tế xã, phường, thị trấn đã thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm; quy mô giường bệnh đạt 35 giường bệnh/vạn dân, công suất sử dụng giường bệnh trung bình đạt 100,4%; 10,55 bác sĩ, 0,95 dược sĩ đại học/10.000 dân; tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 90%.

Để đưa Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tổ chức học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết đồng bộ, toàn diện từ tỉnh đến cơ sở, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của các cơ quan, đơn vị và người dân đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Trong năm 2018 - 2019, Hội Phụ nữ tỉnh đã chủ động phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức hoạt động tuyên truyền các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và vị thành niên; thực hiện chủ đề "Phụ nữ thực hiện an toàn thực phẩm"; phối hợp với Quỹ Thiện tâm tổ chức chương trình khám, chữa bệnh miễn phí cho hội viên phụ nữ bị bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Tỉnh đoàn Quảng Bình cũng phối hợp với các cấp, các ngành để tổ chức tuyên truyền vận động nhằm nâng cao sức khỏe và đời sống vật chất tinh thần của đoàn viên, thanh thiếu niên, nhi đồng; tổ chức các chương trình, chiến dịch tình nguyện chăm sóc sức khỏe cho bà con Nhân dân tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như hỗ trợ các vật dụng, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh, cấp phát thuốc miễn phí… Hội Chữ thập đỏ các cấp cũng đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức nhiều đợt khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí; duy trì, đẩy mạnh mô hình "Nồi cháo yêu thương", "Bếp ăn tình thương" tại các bệnh viện trong tỉnh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh, nhất là đối tượng học sinh.

Cùng với đó, các cấp, ngành cũng tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình bệnh truyền nhiễm trong chương trình tiêm chủng mở rộng; tiếp tục duy trì tiêm chủng mở rộng cho trẻ em < 01 tuổi, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt 95%, tiêm AT2+ cho phụ nữ có thai đạt 86%, trên 99% trẻ từ 06 - 60 tháng tuổi được uống vitamin A, duy trì cân đo hàng tháng; phổ biến, tư vấn khoa học, hợp lý về chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp cho từng nhóm đối tượng, nguồn nguyên liệu, khẩu vị của người dân; triển khai các chương trình bổ sung vi chất cần thiết cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em, người cao tuổi; đồng thời duy trì hoạt động cung cấp dịch vụ thân thiện vị thành niên/thanh niên và nam khoa tại Trung tâm Dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản. Bên cạnh đó, các cấp, ngành cũng thực hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm vào dịp tết Nguyên đán, tết Trung thu, Tháng hành động “Vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” và kiểm tra định kỳ; truyền thông phòng, chống tác hại thuốc lá, giảm tiêu thụ rượu, bia bằng nhiều hình thức; hoàn thiện các hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại tại các bệnh viện.

Mặt khác, Ban Quân y Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã thường xuyên phối hợp với ngành Y tế trong công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc cũng như các xã đảo, ven biển; tuyên truyền vệ sinh phòng, chống dịch, an toàn thực phẩm, phòng, chống sốt rét, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ - trẻ em, chính sách dân số cho Nhân dân khu vực biên giới; vận động Nhân dân xóa bỏ các tập tục lạc hậu, khi ốm đau phải đến cơ sở y tế.

Công tác phòng, chống dịch bệnh cũng được các cấp, ngành quan tâm và chỉ đạo tích cực. Toàn tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh và khống chế, ngăn chặn kịp thời, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết và sốt rét. Năm 2018, số ca mắc sốt rét 115 ca, giảm 76 ca so với năm 2017; không có ca sốt rét ác tính, không có tử vong do sốt rét. Năm 2019, bệnh nhân sốt rét 46 ca, giảm 58,7% so với cùng kỳ năm 2018; không có ca sốt rét ác tính, không có tử vong do sốt rét.

Các cấp, ngành, địa phương cũng tăng cường công tác tuyên truyền vận động, tư vấn hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trong khám, chữa bệnh; tổ chức tư vấn, giáo dục nhóm và khám sàng lọc cho các bệnh nhân tham gia đủ tiêu chuẩn điều trị Methadone; phát triển mô hình y học gia đình tại các trạm y tế xã; khám sàng lọc bệnh tăng huyết áp, khám, xét nghiệm đường máu, theo dõi sức khỏe định kỳ cho bệnh nhân mắc đái tháo đường và tiền đái tháo đường tại cộng đồng; khám phát hiện, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản; khám phát hiện, quản lý và điều trị bệnh tâm thần phân liệt, phẫu thuật mắt cho bệnh nhân đục thủy tinh thể. Trong 02 năm đã khám sàng lọc bệnh tim mạch cho 1.300 lượt; tổ chức nói chuyện chuyên đề, tư vấn phòng, chống một số bệnh tim mạch cho 700 người bệnh và người nhà bệnh nhân. Song song với đó, ngành Y tế tỉnh cũng triển khai đồng bộ ứng dụng quản lý khám, chữa bệnh tại trạm y tế, phần mềm tiêm chủng mở rộng, quản lý bệnh tật, hồ sơ sức khỏe người dân gắn với quản lý thẻ, thanh toán bảo hiểm y tế; đẩy mạnh kết hợp quân - dân y, y tế ở vùng biên giới làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, tổ chức cấp phát thuốc miễn phí, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh cho Nhân dân vùng sâu, vùng xa đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các cơ sở khám, chữa bệnh cũng tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bệnh viện và phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế đối với người bệnh; xây dựng phong cách phục vụ văn minh, thân thiện; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế tại 100% cơ sở khám, chữa bệnh; tổ chức, sắp xếp lại quy trình tiếp đón, hướng dẫn bệnh nhân. Công tác khám, chữa bệnh y học cổ truyền được phát triển ở tất cả các tuyến; 100% trạm y tế đã xây dựng vườn thuốc nam mẫu, bộ tranh mẫu theo quy định của Bộ Y tế và triển khai khám chữa bệnh y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại; tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú bằng y học cổ truyền toàn tỉnh chiếm 16,1%. Một số bệnh viện đã thực hiện tốt các tiêu chí đặc thù chuyên khoa như thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc sản khoa và sơ sinh, hoạt động truyền thông sức khỏe sinh sản, nuôi con bằng sữa mẹ.

Tuy nhiên, hiện nay, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn như các hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm triển khai chưa bao phủ đầy đủ trên toàn tỉnh; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 05 tuổi ở một số địa phương còn cao; việc triển khai nguồn tiếp thị xã hội, xã hội hóa phương tiện tránh thai, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sau sinh còn hạn chế; nhiều cơ sở y tế thiếu nhân lực và cán bộ có chuyên môn sâu...

Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân trong tình hình mới, thời gian tới, tỉnh tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống y tế cơ sở nhằm chuẩn hóa các trạm y tế xã theo kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã; tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu y tế - dân số; tăng cường hoạt động can thiệp nhằm làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em; hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho các bệnh viện; quan tâm phát triển, đào tạo nâng cao, chuyên sâu nguồn nhân lực của ngành Y tế; đồng thời chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh, khám chữa bệnh từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ngày càng cao của người dân.

N.Q

Việc bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh [sửa đổi] vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 trên cơ sở ý kiến của đa số thành viên Ủy ban Pháp luật và các cơ quan tham gia thẩm tra, để đáp ứng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện thể chế, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, kịp thời thể chế hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên họp. [Ảnh: DUY LINH]

Đồng tình đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh [sửa đổi] vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 như đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ, ưu tiên mọi nguồn lực, khẩn trương tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan thẩm tra để hoàn thiện dự án luật bảo đảm chất lượng, tiến độ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chậm nhất tại phiên họp tháng 4/2022 trước khi trình Quốc hội.

 Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại phiên họp. [Ảnh: DUY LINH]

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị cơ quan chức năng, trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo và hoàn chỉnh hồ sơ cần làm rõ ranh giới giữa y tế dự phòng và khám, chữa bệnh; làm rõ sự khác nhau trong việc điều chỉnh pháp luật giữa thực phẩm chức năng với thuốc chữa bệnh; làm rõ các nội dung về sử dụng ngân sách nhà nước trong khám bệnh, chữa bệnh và trong y tế dự phòng; các nguyên tắc và tiêu chí chung về xác định chi phí khám, chữa bệnh, quản lý thiết bị y tế, mua sắm từ các nguồn ngân sách khác nhau và tài trợ xã hội...

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết, trên cơ sở Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 5, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến và hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật.

 Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long trình bày tờ trình tại phiên họp. [Ảnh: DUY LINH]

Cụ thể, dự án luật đã được xây dựng trên cơ sở làm rõ hơn quan điểm “lấy người bệnh làm trung tâm” thông qua các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Phạm vi của dự án luật đã phân định rõ giữa công tác khám bệnh, chữa bệnh và y tế dự phòng; rà soát lại toàn bộ các chính sách để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng đối với công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Cơ quan chủ trì soạn thảo cũng đã chỉnh lý Báo cáo tổng kết 11 năm thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 theo hướng cập nhật, bổ sung, phân tích làm rõ hơn các tồn tại, bất cập trong quá trình thi hành luật giai đoạn 2019-2021, đặc biệt là các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua như: điều động nhân lực, giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh…

Cơ quan soạn thảo cũng bổ sung đánh giá về tình hình thực hiện thí điểm mô hình bác sĩ gia đình; đánh giá về tình hình quy định liên doanh, liên kết thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cung cấp dịch vụ y tế giữa các cơ sở y tế nhà nước với cơ sở y tế tư nhân…

Trình bày Báo cáo thẩm tra đề nghị bổ sung dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, nhiều thành viên Ủy ban Pháp luật và các cơ quan của Quốc hội đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, như: bổ sung ý kiến của Bộ Tài chính, nhất là về vấn đề quy định giá đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; làm rõ lý do của việc thu gọn, bổ sung một số chính sách mới; rà soát để bảo đảm sự thống nhất giữa nội dung đánh giá tác động của chính sách với phạm vi áp dụng của chính sách…

Ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí với phạm vi điều chỉnh của dự án luật nhưng đề nghị tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm, cơ chế thực hiện và tính khả thi của một số nội dung dự kiến quy định trong dự án luật được mở rộng so với phạm vi của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của luật hiện hành.

Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh [sửa đổi] vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 [tháng 5/2022] và thông qua tại Kỳ họp thứ 4 [tháng 10/2022].

Ủy ban Pháp luật và các cơ quan đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan đã khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hồ sơ do Chính phủ trình cơ bản đã có đủ các loại tài liệu theo quy định.

Cụ thể, gồm Báo cáo tổng kết thi hành Luật đã cập nhật, bổ sung đánh giá đến thời điểm hiện nay; đã bổ sung đánh giá về tình hình thực hiện thí điểm mô hình bác sĩ gia đình; đánh giá liên quan công tác phòng, chống dịch Covid-19; làm rõ hơn quy định về việc sử dụng ngôn ngữ của các bác sĩ nước ngoài hành nghề tại Việt Nam... Báo cáo đánh giá tác động đã được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, trong đó các chính sách được hoàn thiện thêm và thể hiện lại thành 10 chính sách lớn [so với 15 chính sách theo Tờ trình số 406/TTr-CP của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 11/2021].

[Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội]

VĂN CHÚC

Video liên quan

Chủ Đề