Bao nhiêu tuổi thì chữa được chân vong kiềng

Ngày 04/01/2018, các bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình nhi tại Bệnh đa khoa Xuyên Á [BVXA] đã phẫu thuật điều trị bệnh lý chân vòng kiềng do bệnh blount bẩm sinh cho bé M.P. [5 tuổi, ngụ tại Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh]. Chân trái của em T. bị tật bẩm sinh này từ bé, khiến dáng đi của em bất thường, mỗi khi đi đứng hay chạy nhảy thường xuyên bị té ngã.

Người nhà lo lắng về tình trạng của con mình nên đã đưa bé đến khám tại phòng khám Chấn thương chỉnh hình nhi BVXA. Qua thăm khám, BS.CKII. Phan Văn Tiếp – chuyên gia lĩnh vực chấn thương chỉnh hình nhi tại BVXA đã giải thích cho người nhà, cần phẫu thuật sớm để điều trị chân vòng kiềng chân trái bẩm sinh, cũng như cải thiện dáng đi, ngoại hình của em khi lớn.

Ca phẫu thuật được BS.CKII. Phan Văn Tiếp trực tiếp phẫu thuật. Bé được điều trị bằng phương pháp đục xương chỉnh trục và bó bột đùi chân trái. Hiện tại, tình trạng bé sau mổ đã ổn định, sau 2 tháng có thể tháo bột và tập vật lý trị liệu.

Bác sĩ Tiếp cho biết: “Chân vòng kiềng từ lúc mới sinh đến khi trẻ 4 tuổi được cho là chân vòng kiềng sinh lý sẽ tự điều chỉnh. Nếu hơn 4 tuổi vẫn không tự điều chỉnh được là bệnh lý, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa chỉnh hình nhi sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.”

Phòng khám Chấn Thương Chỉnh Hình Nhi do BS.CKII. Phan Văn Tiếp trực tiếp phụ trách chuyên điều trị các bệnh lý chấn thương chỉnh hình và các dị tật bẩm sinh ở trẻ em. Tiêu biểu như: gãy xương và các di chứng, trật khớp bẩm sinh, bàn chân phẳng, bàn chân xoay trong, chân vòng kiềng, gối chữ O, gối chữ X, chân khèo, tay khèo, ngực lõm, bệnh hoại tử chỏm xương đùi, bệnh xương thủy tinh… Các bệnh lý trên phát hiện và điều trị càng sớm càng có hiệu quả.

Khi có vấn đề về chấn thương chỉnh hình, dị tật bẩm sinh ở trẻ em, quý bà con vui lòng gọi tổng đài BVXA 028.73009115, chọn phím nhánh số 2 để được BS.CKII. Phan Văn Tiếp tư vấn bệnh lý, vào các buổi chiều các ngày Thứ năm hàng tuần, từ 3h30-4h30.

CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH UNG THƯ

Bệnh ung thư nếu muốn đạt được kết quả điều trị tốt nhất đồng nghĩa với việc bệnh phải được phát hiện sớm – có nghĩa là khi nó vẫn còn nhỏ - nhưvậy sẽ có cơ hội chữa khỏi bệnh. Ung thư có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tùy vào vị trí, kích thước, cũng như mức độ lan rộng [ung thư di căn] của nó đến các cơ quan khác của cơ thể như thế nào. Nhưng cũng có đôi khi ung thư âm thầm phát triển mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi nó đã phát triển lớn. Nhưung thư tụy thường không gây ra triệu chứng nào cho đến khi phát triển lớn, xâm lấn các cơ quan lân cận hoặc dây thần kinh gây đau bụng, đau lưng và khi được phát hiện thì đã ở giai đoạn trễ. Ung thư cũng có thể gây ra những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, chóng mặt, sụt cân đó là do các tế bào ung thư sử dụng phần lớn nguồn cung cấp năng lượng của cơ thể. Các tế bào ung thư có thể phóng thích chất giống hormone gây tăng canxi máu ảnh hưởng đến cơ, dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy yếu, chóng mặt. Ngoài ra các tế bào ung thư cũng có thể tiết ra những chất tạo ra cục máu đông gây nghẽn tắc mạch.

TÌM HIỂU VỀ UNG THƯ PHỔI

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính phổ biến nhất, chiếm khoảng một phần ba số ca tử vong do ung thư và đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến ung thư ở cả nam và nữ. Mặc dù tỷ lệ ung thư phổi đối với nam giới đang giảm, nhưng tỷ lệ ở phụ nữ vẫn tiếp tục tăng. Đáng lo ngại hơn nữa là sự gia tăng về tỷ lệ mắc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ[NSCLC] ở những bệnh nhân không bao giờ hút thuốc hoặc có tiền sử hút thuốc tối thiểu [ví dụ:

Chủ Đề