Bảo quản thực phẩm trong khoảng nhiệt độ từ 1 độ C 7 độ C là phương pháp bảo quản thực phẩm nào

1.1. Khái quát về bảo quản và chế biến thực phẩm

- Bảo quản thực phẩm có vai trò làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng mà thực phẩm vẫn được đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng.

Bảo quản thực phẩm trong khoảng nhiệt độ từ 1 độ C 7 độ C là phương pháp bảo quản thực phẩm nào

Thục phẩm bị hư hỏng

- Chế biến thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm để tạo ra các món ăn được đảm bảo chất dinh dưỡng, sự đa dạng và hấp dẫn.

1.1.2. An toàn thực phẩm trong bảo quản và chế biến thực phẩm

* Khái niệm an toàn thực phẩm

- An toàn vệ sinh thực phẩm là các biện pháp, điều kiện cần thiết để giữ cho thực phẩm không bị biến chất; không bị chất độc, vi khuẩn có hại xâm nhập giúp bảo vệ sức khoẻ con người  ra các món ăn được đảm bảo chất dinh dưỡng, sự đa dạng và hấp dẫn.

* Biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm khi bảo quản và chế biến thực phẩm

- Giữ thực phẩm trong môi trường sạch sẽ, có che đậy để tránh bụi bẩn và các loại côn trùng;

- Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín;

- Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm;

- Sử dụng riêng các loại dụng cụ dành cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.

1.2. Một số phương pháp bảo quản thực phẩm

- Làm lạnh và đông lạnh là phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

- Làm lạnh: Bào quản thực phẩm trong khoảng nhiệt độ từ 1°c đến 7°c, thường được dùng để bảo quản thịt, cá, trái cây, rau củ,... trong thời gian ngắn từ 3 đến 7 ngày.

- Đông lạnh: Bảo quản thực phẩm trong khoảng nhiệt độ dưới 0°c, thường được dùng để bảo quản thịt, cá,... trong thời gian dài từ vài tuần đến vài tháng.

1.2.2. Làm khô

- Làm khô là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao làm bay hơi nước có trong thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng thực phẩm

- Áp dụng: dùng để bảo quản nông sản và thuỷ - hải sản.

1.2.3. Ướp

- Ướp là phương pháp trộn một số chất vào thực phẩm để diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn làm hỏng thực phẩm.

- Áp dụng: bảo quản các loại thực phẩm như thịt, cá

Bảo quản thực phẩm trong khoảng nhiệt độ từ 1 độ C 7 độ C là phương pháp bảo quản thực phẩm nào

1.3. Một số phương pháp chế biến thực phẩm

a. Luộc

- Khái niệm: Luộc là phương pháp làm chín thực phẩm trong nước, được dùng để chế biến các loại thực phẩm như: thịt, trứng, hải sản, rau, củ,...

- Ưu điểm: phù hợp chế biến nhiều loại thực phẩm, đơn giản và dễ thực hiện.

- Hạn chế: một số loại vitamin trong thực phẩm có thể’ bị hoà tan trong nước.

b. Kho

- Khái niệm: Kho là làm chín thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà, được dùng để chế biến các loại thực phẩm như: cá, thịt, củ cải,...

- Ưu điểm: món ăn mềm, có hương vị đậm đà.

- Hạn chế: thời gian chế biến lâu.

c. Nướng

- Khái niệm: Nướng là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt, được dùng để chế biến các loại thực phẩm như: thịt, cá, khoai lang, khoai tây

- Ưu điểm: món ăn có hương vị hấp dẫn.

- Hạn chế: thực phẩm dễ bị cháy, gây biến chất.

d. Rán (chiên)

- Khái niệm: Rán là làm chín thực phẩm trong chất béo ở nhiệt độ cao, được dùng để chế biến các loại thực phẩm như: thịt gà, cá, khoai tây, ngô

- Ưu điểm: món ăn có độ giòn, độ ngậy.

- Hạn chế: món ăn nhiều chất béo.

1.3.2. Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

a. Trộn hỗn hợp

- Khái niệm: Trộn hỗn hợp là phương pháp trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín, kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn. Trộn dầu dấm, nộm,... là những món ăn được chế biến bằng phương pháp này.

- Ưu điểm: dễ làm, thực phẩm giữ nguyên được màu sắc, mùi vị và chất dinh dưỡng.

- Hạn chế: cầu kì trong việc lựa chọn, bảo quản và chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

b. Muối chua

- Khái niệm: Muối chua là phương pháp làm thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian cần thiết, được dùng để chế biến các loại thực phẩm như: rau cải bắp, rau cải bẹ, su hào.

- Ưu điểm: dễ làm, món ăn có vị chua nên kích thích vị giác khi ăn.

- Hạn chế: món ăn có nhiều muối, không tốt cho dạ dày

* Nghề đầu bếp:

- Đầu bếp là tên gọi dành cho những người chế biến món ăn ở các nhà hàng, quán ăn, khách sạn,...

- Nghề đầu bếp đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo.

1.4. Thực hành

a. Vật liệu và dụng cụ cần thiết

- Nguyên liệu: Táo: 2 quả, dứa: 1 quả; dưa chuột: 1 quả; thanh long: 1 quả; cà chua bi: 3 quả; chanh: 1 quả; sữa đặc: 40g; mật ong: 2 thìa canh; sốt mai-o-ne (mayonnaise): 50g; rau xà lách: 1 cây; đường: đủ dùng.

- Dụng cụ: Dao thái, thớt, bát (tô) to, đĩa to.

b. Nội dung và trình tự thực hành

- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

+ Các loại trái cây: làm sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng vừa ăn.

+ Rau xà lách: tách rời các lá, rửa sạch.

Bước 2: Trộn

+ Làm nước sốt: Cho sữa đặc, mật ong, sốt mai-o-ne, đường vào bát to rồi trộn đều.

+ Trộn hoa quả với nước sốt: cho tất cả hoa quả đã sơ chế vào bát đựng nước sốt, dùng thìa đảo đều để nước sốt ngấm vào các loại hoa quả.

Bước 3: Trình bày món ăn

+ xếp lá xà lách lên đĩa, cho sa- lát lên trên.

+ Trình bày món ăn cho đẹp mắt, hấp dẫn

Bảo quản thực phẩm trong khoảng nhiệt độ từ 1 độ C 7 độ C là phương pháp bảo quản thực phẩm nào

Salad hoa quả

1.4.2. Món nộm rau muống tôm thịt

a. Vật liệu và dụng cụ cần thiết

- Nguyên liệu: Rau muống: 400g; tôm tươi: 200g; thịt ba chỉ: 200g; lạc rang: 100g; tỏi: 5-6 tép; đường trắng: 4 thìa cà phê; chanh: 1 quả; ớt: 2 quả; nước mắm: 4 thìa canh; hành 4 thìa canh.

- Dụng cụ: Rổ, dao, thớt, nồi, đĩa to.

b. Nội dung và trình tự thực hành

- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

+ Rau muống nhặt bỏ phần già, lá, rửa sạch, chẻ dọc theo thân thành các sợi mỏng và ngâm trong nước muối loãng 20 - 25 phút. Sau đó vớt ra rổ, để ráo nước.

+ Tôm và thịt luộc chín. Tôm bóc vỏ và để lại phần đuôi. Thịt cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.

+ Lạc rang chín, bỏ vỏ và giã nhỏ..

+ Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. ớt rửa sạch, băm nhỏ. Chanh vắt lấy nước cốt.

- Bước 2: Làm nước sốt

+ Cho đường, nước cốt chanh, nước mắm vào bát to rồi trộn đều.

+ Thêm tỏi, ớt vào hỗn hợp vừa trộn.

- Bước 3: Trình bày món ăn

+ Cho rau muống vào đĩa, xếp thịt ba chỉ và tôm lên trên, rắc lạc rang và hành phi.

+ Rải đều nước sốt vào đĩa nguyên liệu

Bảo quản thực phẩm trong khoảng nhiệt độ từ 1 độ C 7 độ C là phương pháp bảo quản thực phẩm nào

Món nộm rau muống tôm thịt

Điều quan trọng là phải duy trì thực phẩm ở nhiệt độ an toàn đến khi phục vụ khách hàng. Có một số trường hợp cần giữ thực phẩm trong thời gian dài. Như trong các quán salad, hoặc khi cần vận chuyển đến địa điểm khác để phục vụ…
Khi vận chuyển thực phẩm, bạn nên sử dụng hộp đựng thức ăn hoặc túi đựng thức ăn cách nhiệt. Đảm bảo thực phẩm nóng hoặc lạnh của bạn vẫn an toàn cho tiêu dùng.

Giữ an toàn thực phẩm với bàn lạnh salad hoặc tủ lạnh

Bàn lạnh chuẩn bị Salad và tủ lạnh cần duy trì nhiệt độ dưới 4,5 độ C để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nguy hiểm. Điều này đặc biệt quan trọng với các loại thực phẩm dễ hư hỏng bao gồm phô mai, sữa chua, thịt, nước trộn salad và các sản phẩm trứng.

Bao lâu tôi nên kiểm tra nhiệt độ của thực phẩm giữ nóng hoặc lạnh?

Bạn nên kiểm tra nhiệt độ của thực phẩm giữ nóng hoặc lạnh sau mỗi bốn giờ. Tuy nhiên, nếu kiểm tra cứ sau 2 giờ, sẽ giúp bạn có đủ thời gian để thực hiện biện pháp khắc phục trong trường hợp thực phẩm rơi vào khu vực nguy hiểm. Bạn có thể ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn nguy hiểm và loại bỏ chất thải thực phẩm bằng cách làm nóng lại hoặc làm lạnh lại thực phẩm bị ảnh hưởng trước khi vi khuẩn có thời gian lây lan.

Làm thế nào để bạn giữ nóng thức ăn?

Dưới đây là một số mẹo giữ đồ ăn nóng đúng cách::

  • Thiết bị giữ nóng thức ăn thường không được thiết kế để hâm nóng thực phẩm. Thay vào đó, nó giữ thực phẩm nóng ở 60 độ hoặc cao hơn.
  • Khi có thể, giúp duy trì nhiệt độ thực phẩm và tránh các chất gây ô nhiễm.
  • Khuấy thường xuyên để phân phối nhiệt đều trong thức ăn.
  • Sử dụng nhiệt kế thích hợp để theo dõi nhiệt độ thực phẩm thường xuyên.
  • Vứt bỏ thức ăn trong điều kiện thấp hơn 60 độ trong hơn 2 giờ.
  • Không bao giờ trộn thực phẩm mới chế biến với thực phẩm đã được giữ để phục vụ để ngăn ngừa lây nhiễm chéo.

Làm thế nào để bạn giữ lạnh thức ăn?

Dưới đây là một số mẹo để giữ thực phẩm lạnh đúng cách để chúng không rơi vào vùng nguy hiểm:

  • Đảm bảo thiết bị giữ lạnh của bạn được thiết kế để giữ thực phẩm ở 4,5 độ C trở xuống.
  • Ngoại trừ trái cây, rau và động vật có vỏ nhuyễn thể, không bao giờ đặt thức ăn trực tiếp lên đá lạnh. Vì nó khiến vi khuẩn phát triển và tạo ra ô nhiễm chéo.
  • Thực phẩm lạnh có thể được giữ mà không cần làm lạnh trong tối đa 6 giờ kể từ khi được lấy ra khỏi tủ lạnh ở nhiệt độ 4,5 độ trở xuống.
  • Kiểm tra nhiệt độ của thực phẩm lạnh cứ sau 2 giờ và loại bỏ bất kỳ thực phẩm lạnh nào đạt đến nhiệt độ 21 độ C hoặc cao hơn.