Bé 6 tháng bị sổ mũi phải làm sao

 

Chữa sổ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý [Nguồn: Báo Thanh Niên]

Hút mũi cho bé

Bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không được tự ý hút mũi cho trẻ. Sau khi đã có chỉ định của bác sĩ, mẹ sẽ tiến hành hút mũi cho bé để loại bỏ một số chất nhầy. Nếu nước mũi nhiều và đặc, mẹ nên làm lỏng chất nhầy bằng cách nhỏ 2 hoặc 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi trước. Sau đó, chờ khoảng 30 – 60s rồi mới dùng dụng cụ thực hiện thao tác hút mũi một cách nhẹ nhàng.

Mẹ có thể thực hiện hút mũi ngày 4 lần cho đến khi các bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi. Ngoài ra, nếu tình trạng tiết nước mũi nhiều, mẹ cũng có thể thực hiện cho bé nhiều lần trong ngày.

Cho trẻ tắm bằng nước gừng ấm

Tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể được cải thiện bằng cách cho bé tắm nước gừng ấm. Khi đó, dịch mũi của bé sẽ lỏng ra, giúp trẻ dễ xì ra ngoài cũng như mẹ có thể dễ dàng làm sạch hốc mũi bé bằng dụng cụ chuyên dụng.

Để bé nằm cao đầu khi ngủ

Các mẹ nên cuộn khăn hoặc kê thêm gối để nâng cao đầu và vai trẻ khi ngủ. Tư thế này không làm nước mũi chảy ngược vào trong mà sẽ chảy ra ngoài giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Massage mũi cho bé

Sau khi nhỏ nước muối sinh lý, mẹ nên thực hiện massage cánh mũi cho bé. Mẹ dùng ngón tay cái và ngón tay trẻ chà nhẹ vào 2 bên cánh mũi. Thực hiện động tác này nhiều lần sẽ giúp đường thở của bé được lưu thông dễ dàng hơn, giảm các biểu hiện ngạt mũi ở trẻ sơ sinh.

 

Massage nhẹ nhàng cánh mũi sẽ giúp đường thở của bé lưu thông dễ dàng [Nguồn: Sưu tầm]

Khi nào mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ?

Mẹ nên cho bé khám bác sĩ khi bé bị sổ mũi kèm theo các biểu hiện:

  • Có dấu hiệu cảm lạnh hoặc cúm [đối với trẻ ít hơn 3 tháng tuổi].
  • Ho, khó thở hoặc thở khò khè.
  • Trẻ mệt mỏi, bỏ bú bỏ ăn.
  • Chảy nước mũi nhiều, nước mũi đổi từ màu trắng sang màu vàng hay xanh hoặc có máu.
  • Có các triệu chứng dị ứng hay hiện tượng sưng phù mặt, sưng môi hay mắt.


  • Trẻ bị sổ mũi kèm theo chảy dịch mũi máu thì cần đưa tới bác sĩ [Nguồn: Sưu tầm]

    Cách phòng ngừa sổ mũi ở trẻ sơ sinh

    Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mẹ có thể chủ động giúp bé tránh được cảm giác khó chịu, mệt mỏi khi bị sổ mũi bằng một số biện pháp phòng tránh đơn giản như sau:

    Giữ vệ sinh nơi ở

    • Không hút thuốc trong nhà.

    • Hút bụi thường xuyên.

    • Làm sạch máy lạnh định kỳ.

    • Hạn chế cho thú cưng tiếp xúc với bé.

    • Không mở cửa sổ nếu như bé bị dị ứng phấn hoa.

    Tăng sức đề kháng cho bé

    • Cho bé bú sữa mẹ đầy đủ để có sức đề kháng tốt, chống lại bệnh tật.

    • Giữ cho nhiệt độ môi trường xung quanh bé luôn ổn định. Tránh tình trạng nhiệt độ tăng giảm đột ngột.

    • Vệ sinh mũi cho bé đều đặn và đúng cách.

    >>Tham khảo: 4 cách tăng sức đề kháng cho bé khoẻ mạnh mẹ yên tâm

    Một số việc mẹ không nên làm khi khi con bị sổ mũi

    • Bôi tinh dầu vào ngực bé: Nhiều bà mẹ thường bôi dầu tràm, dầu camphor, menthol và hay dầu bạch đàn vào ngực bé để làm “ấm ngực”. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy việc làm này không có lợi ích làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi hoặc sổ mũi hay giảm biến chứng viêm phổi. Mặt khác, các tinh dầu này đôi khi sẽ gây kích ứng khi bôi trực tiếp lên da của bé.
    • Lấy bông gòn chèn vào lỗ mũi của bé: Một số phụ huynh thường làm cách này để thấm dịch mũi. Tuy nhiên, mẹ không nên làm như vậy vì có thể làm cản trở sự lưu thông dịch tiết, gây bít tắc hoặc gia tăng bội nhiễm.

    Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, mẹ có thể:

    - Vệ sinh đường thở bằng cách nhỏ nước muối sinh lý và hút mũi thường xuyên

    - Giữ ấm

    - Cho bé ăn bú ít nhưng bú nhiều lần

    Thông thường sau 5 đến 7 ngày bé sẽ ổn.

     

    Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ biết nên làm như thế nào khi trẻ bị sổ mũi. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng biết thêm cách phòng ngừa sổ mũi ở trẻ sơ sinh để bé khỏe mạnh hơn. Nếu các mẹ còn có nhu cầu biết những thông tin khác thì có thể vào tham khảo tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia. Huggies sẽ giải đáp cho các mẹ nhanh chóng nhất có thể. 

    >>Xem thêm:

  • Hướng dẫn hút mũi và rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách
  • Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè: 7 điều mẹ cần làm ngay
  • EmptyView

    Khi con đang chơi khắp nơi thì cũng có nghĩa là bố mẹ luôn phải dõi theo con. Vậy làm cách nào để vẫn dành được thời gian cho bản thân khi chăm sóc bé?

    Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt là một tình trạng rất thường gặp. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh, điều trị vàng da mắt để đảm bảo sức khỏe cho con. 

    Cho con bú là bản năng và cũng là một việc làm thiêng liêng giữa mẹ và con. Vì vậy các bà mẹ hãy suy nghĩ tích cực và lạc quan khi cho con bú. Tâm trạng thoải mái cũng giúp ích rất nhiều khi bạn gặp vấn đề trong khi cho con bú. Phần lớn những vấn đề, nếu có, đều chỉ là cản trở tạm thời thôi, nên bạn đừng vội lo lắng mà bỏ cuộc nhé!

    Bạn và bé đã trải qua tháng đầu tiên bên nhau. Bạn bắt đầu thấy rằng công việc trong ngày của bạn dễ dự đoán và sắp xếp hơn dù lúc này bé vẫn chưa thể cố định giờ giấc ăn ngủ mỗi ngày. Dù bạn trải qua những tuần đầu này thế nào, bạn nên tự nhắc mình mỗi ngày sẽ qua rất nhanh. Hãy tận dụng tối đa khoảng thời gian đặc biệt này để nghỉ ngơi, chăm sóc cả bản thân bạn lẫn bé nhé.

    Cách nhận biết khi trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống: nguyên nhân gây ra triệu chứng này và cách xử lý.  Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống.

    Video liên quan

    Chủ Đề