Bệnh lậu giang mai lây qua đường nào

Các bác sĩ cho biết tỉ lệ người nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục đang có xu hướng tăng, đặc biệt ở cộng đồng LGBT.

Có thể gây tử vong

Bác sĩ Huỳnh Thị Thanh Thùy - khoa khám bệnh, Bệnh viện Da liễu TP.HCM - cho biết bệnh lây qua đường tình dục là bệnh bị mắc phải do quan hệ tình dục với người có bệnh, bằng đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn.

Các bệnh thường gặp qua đường tình dục như: lậu, giang mai, chlamydia, Herpes sinh dục, sùi mào gà, viêm gan B, đặc biệt có cả HIV…

Đây là loại bệnh tiềm ẩn vì phần lớn nhiễm trùng đều thầm lặng nhưng có thể dẫn đến những biến chứng và gây hậu quả nghiêm trọng như: viêm vùng chậu, vô sinh, thai ngoài tử cung, tổn thương cơ quan nội tạng, ung thư sinh dục hoặc thậm chí gây tử vong…

Bác sĩ Thùy cho biết các triệu chứng chung của bệnh lây nhiễm qua đường tình dục bao gồm: ở phụ nữ ra huyết trắng bất thường [có màu hay có mùi lạ], ở nam giới chảy mủ hoặc ra dịch đục ở lỗ tiểu đầu dương vật và thường kèm theo tiểu rát, buốt. Ngoài ra, ở nữ giới hay ra huyết âm đạo giữa kỳ kinh hoặc nhìn thấy máu sau khi quan hệ tình dục.

Bên cạnh đó, nếu thấy các vết lở loét hay mụn nước xuất hiện ở bộ phận sinh dục, sưng tấy và đau ở vùng sinh dục, nổi các nốt chồi sùi, u nhú vùng sinh dục… cũng là dấu hiệu nhận biết mắc bệnh về tình dục.

"Không phải bệnh lây qua đường tình dục nào cũng có thể chữa trị khỏi được. Đối với các bệnh do virus gây ra như: viêm gan siêu vi B, Herpes và nhiễm HIV, hiện nay chỉ có thuốc ức chế, tức là kìm hãm không cho virus phát triển và chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn.

Đối với các bệnh chữa trị được như: giang mai, lậu, chlamydia, hạ cam mềm… cần phát hiện sớm và điều trị đúng để tránh các biến chứng về sau. Đồng thời phải chữa trị cho cả bạn tình để tránh bị mắc bệnh trở lại", bác sĩ Thùy nhấn mạnh.

Một biểu hiện của người mắc bệnh giang mai - Ảnh bác sĩ cung cấp

Sùi mào gà, giang mai, lậu đang rất phổ biến ở giới trẻ

Bác sĩ Đoàn Thị Phương Thảo - phụ trách khoa da liễu, Bệnh viện quận 11 [TP.HCM] - cho biết trước đây bệnh viện nhận nhiều bệnh nhân mắc bệnh da liễu, không có bệnh nhân lây bệnh qua đường tình dục.

Tuy nhiên thời gian gần đây bệnh viện khám tiếp nhận nhiều bệnh nhân mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trung bình mỗi tháng bệnh viện tiếp nhận khoảng 70-80 ca, trong đó 10-15% bị sùi mào gà, giang mai, lậu…

Bác sĩ Thảo chia sẻ bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là ở giới trẻ có xu hướng gia tăng, tập trung ở cộng đồng LGBT, nhiều người không biết mình mắc bệnh lúc nào.

Để điều trị các bệnh qua đường tình dục, hiện nay đã có phác đồ tùy loại bệnh, tuy nhiên để bệnh khỏi hoàn toàn rất khó hết và có thể tái phát, và nguy hiểm nhất là lây cho phụ nữ mang thai vì khó dự phòng.

Để phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục, các bác sĩ khuyến cáo cách chắc chắn nhất là không quan hệ tình dục [cả bằng đường miệng, âm đạo và hậu môn] khi không có phương tiện bảo vệ.

Tránh tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận cơ thể hoặc chất dịch có thể mang mầm bệnh. Sử dụng bao cao su thích hợp có thể làm giảm tiếp xúc và nguy cơ lây bệnh, và chung thủy một bạn tình.

Bệnh giang mai tăng mạnh

Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM, số lượt bệnh nhân khám bệnh giang mai có xu hướng tăng mạnh, cụ thể năm 2014 có 2.091 ca, đến năm 2020 tăng hơn gấp ba, lên 6.734 ca.

Bác sĩ Đoàn Văn Lợi Em - phó trưởng khoa lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP.HCM - cho biết nguyên nhân của việc tăng bệnh nhân giang mai có thể là do các hành vi quan hệ tình dục. Ở nhóm MSM [nam quan hệ tình dục đồng giới], nguyên nhân có thể do quan hệ với nhiều bạn tình "lạ".

Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai là một loại xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum. Nó có thời gian ủ bệnh khá lâu.

Xoắn khuẩn Treponema pallidum lây nhiễm cho da, miệng, hệ thần kinh và đặc biệt là bộ phận sinh dục ở cả nam giới và nữ giới.

Con đường lây lan phổ biến nhất của bệnh giang mai là qua tiếp xúc với vết loét của người bệnh trong khi sinh hoạt tình dục. Bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh giang mai cao hơn nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt là quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, quan hệ tình dục đồng giới nam.

Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai là một loại xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum.

Các vết loét bệnh giang mai xuất hiện chủ yếu ở cơ quan sinh dục ngoài, trong âm đạo, quanh lỗ hậu môn và ở trong trực tràng. Ít gặp hơn, vết loét giang mai cũng có thể xuất hiện ở môi và niêm mạc miệng. Ngoài ra, bệnh này có thể lây qua đường máu, từ mẹ sang con khi sinh.

Ngoài ra giang mai còn lây truyền do tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai qua các vết xước trên da, niêm mạc; Lây truyền từ mẹ sang con do xoắn khuẩn giang mai xâm nhập máu thai nhi qua rau thai; Lây truyền do truyền máu hay qua các dụng cụ tiêm, chích bị nhiễm bệnh.

Bệnh giang mai lây truyền qua quan hệ tình dục. Đây là đường lây truyền chủ yếu, chiếm tới 90% trường hợp. Đa số các cách quan hệ tình dục [đường âm đạo, hậu môn hay miệng] đều là nguyên nhân lây truyền bệnh giang mai.

//suckhoedoisong.vn/benh-giang-...

2. Làm tăng nguy cơ nhiễm HIV

Nếu không được phát hiện và điều trị, bệnh giang mai có thể dẫn đến tổn thương khắp cơ thể. Sự tồn tại của những vết loét giang mai trên cơ quan sinh dục ngoài của người bệnh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh HIV lây truyền theo đường tình dục. Thực tế, nguy cơ nhiễm HIV ở những bệnh nhân giang mai cao gấp 2 - 5 lần.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục có gây ra các vết loét như giang mai có khả năng phá vỡ các hàng rào bảo vệ cơ thể. Vết loét giang mai có thể chảy máu dễ dàng, tạo điều kiện cho HIV dễ dàng xâm nhập vào máu trong quá trình sinh hoạt tình dục bằng miệng hoặc đường hậu môn.

Mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục cũng là một yếu tố quan trọng liên quan đến khả năng mắc bệnh HIV bởi vì các bệnh lây truyền qua đường tình dục là bằng chứng của hành vi có liên quan đến sự lây nhiễm HIV.

3. Quan hệ tình dục như thế nào để tránh lây nhiễm bệnh giang mai?

Cách để tránh lây nhiễm bệnh giang mai là quan hệ tình dục an toàn bằng cách chung thủy một vợ một chồng hoặc chỉ quan hệ với một bạn tình và không người nào bị nhiễm bệnh.

Sử dụng bao cao su cũng có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai, nhưng chỉ khi bao cao su che được vết loét giang mai.

Tránh sử dụng các loại thuốc kích thích. Lạm dụng rượu, các chất gây nghiện hoặc kích thích khác có thể dẫn đến các hành vi tình dục không an toàn.

Quan hệ tình dục an toàn với một bạn tình để tránh lây bệnh giang mai. Ảnh MH

4. Khuyến cáo phòng bệnh

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, thực hiện các biện pháp dự phòng dưới đây để phòng bệnh:

  • Tuyên truyền, giáo dục y tế: Giáo dục lối sống lành mạnh, thủy chung một vợ, một chồng.
  • Giáo dục hành vi tình dục an toàn, tình dục có bảo vệ [sử dụng bao cao su].
  • Khi phát hiện bị bệnh cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không tự mua thuốc điều trị.
  • Vệ sinh phòng bệnh: Để phòng bệnh giang mai bẩm sinh cần phải phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ nếu bị bệnh trong thời kỳ có thai. Cần làm các phản ứng huyết thanh một cách có hệ thống cho tất cả các phụ nữ có thai.

Trên thực tế, người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có giang mai thường có tâm lý e ngại, giấu bệnh khiến cho vợ/chồng hoặc bạn tình không biết mình có nguy cơ lây nhiễm. Các biểu hiện của bệnh giang mai không phải lúc nào cũng rõ ràng. Một số người bị giang mai không có triệu chứng khiến người bệnh chủ quan không đi khám và điều trị dẫn đến bệnh nặng gây nhiều biến chứng.

Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, nếu có quan hệ tình dục không an toàn và có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh như:

  • Có các vết loét nhỏ xuất hiện trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn, hoặc có thể ở miệng;
  • Phát ban đỏ nổi mẩn ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân;
  • Xuất hiện sẩn như mụn cóc sinh dục;
  • Có các mảng trắng trong miệng;
  • Mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, sốt và nổi hạch ở cổ, nách, bẹn… người bệnh cần đi khám để điều trị kịp thời.

Nếu đã xét nghiệm xác định mắc bệnh giang mai, cần thông báo cho vợ/chồng hoặc bạn tình của mình - bao gồm cả bạn tình hiện tại và bất kỳ bạn tình nào khác mà bạn đã quan hệ trong vòng ba tháng đến một năm qua để họ đi xét nghiệm và điều trị nếu mắc bệnh.

Điều này có thể giúp hạn chế sự lây lan của bệnh giang mai và giúp cho những người có nguy cơ được tư vấn và điều trị đúng cách. Bệnh giang mai có thể chữa khỏi nhưng một người có thể bị tái nhiễm nếu tiếp xúc với vết loét giang mai của người khác. Vì vậy, việc được thông báo từ bạn tình sẽ giúp bạn giảm nguy cơ tái nhiễm bệnh.

Chủ Đề