Better work là gì

Chương trình Better Work [Việc làm tốt hơn] đã hỗ trợ các nhà máy ra khỏi danh sách những nơi có giờ làm việc kéo dài, trả lương thấp, đe dọa sa thải và lạm dụng hợp đồng thử việc.

Đây là kết quả từ một nghiên cứu độc lập về chương trình hợp tác giữa Tổ chức Lao động Quốc tế [ILO] và Tổ chức Tài chính Quốc tế [IFC]. Nghiên cứu cho thấy sự cải thiện tích cực về điều kiện làm việc tại các nhà máy may ở bảy quốc gia đang phát triển, bao gồm Việt Nam.

Chương trình Better Work, sáng kiến chung của ILO và IFC, bắt đầu hoạt động từ năm 2009 hướng tới mục tiêu cải thiện điều kiện lao động và nâng cao tính cạnh tranh trong các chuỗi cung ứng may mặc toàn cầu. Làm việc với hơn 50 nhãn hàng quốc tế, chương trình thiết lập mối quan hệ đối tác với khách hàng trong chuỗi cung ứng, cũng như hỗ trợ nhà máy nâng cao năng lực thông qua dịch vụ tư vấn và đào tạo. Hiện tại chương trình đang hoạt động ở 7 quốc gia: Việt Nam, Bangladesh, Campuchia, Indonesia, Jordan, Haiti và Nicaragua.

Theo nghiên cứu, chương trình Better Work đã hỗ trợ các nhà máy ra khỏi danh sách những nơi làm việc có giờ làm việc kéo dài, trả lương thấp, đe dọa sa thải và lạm dụng hợp đồng thử việc. Ở Việt Nam, công nhân tại các nhà máy tham gia Better Work cho biết lương hàng tuần tăng [khác với mức tăng lương tối thiểu], hiện tại ít lo ngại về việc phải làm tăng ca quá nhiều và lương thấp so với tình trạng cách đây 5 năm.

Có khoảng 15% nhà máy tham gia Better Work không tuân thủ các yêu cầu về mức lương tối thiểu trong giai đoạn đầu của nghiên cứu này nhưng con số này đã giảm xuống còn 3% sau 5 năm tham gia chương trình.

Dịch vụ tư vấn và đào tạo của Better Work cũng giúp ngăn chặn việc lạm dụng hợp đồng thử việc, điều này có nghĩa công việc của người lao động hiện tại được đảm bảo hơn, ít bị đe dọa sa thải, đặc biệt là khi họ từ chối tăng ca.

Báo cáo cũng ghi nhận tình trạng nhiều nhà máy ở Việt Nam áp dụng cách truyền thống là “trả lương cơ bản thấp” và người lao động buộc phải làm thêm giờ nếu muốn tăng thu nhập. Trong khi đây vẫn là vấn đề nghiêm trọng của ngành, thì tỷ lệ nhà máy tham gia Better Work có mức tăng ca vượt quá thời gian quy định giảm từ 90% trong giai đoạn đầu nghiên cứu còn 50% sau 5 năm.

Trong cùng thời gian, báo cáo cũng cho thấy thời gian làm việc của công nhân may tại Việt Nam giảm từ 59 giờ thông thường xuống còn 55 giờ/tuần.

Báo cáo cũng đưa ra kết luận rằng việc cải thiện điều kiện làm việc không ảnh hưởng đến chi phí cho hoạt động kinh doanh. Qua việc theo dõi các nhà máy tại Việt Nam, sau bốn năm tham gia Better Work, lợi nhuận trung bình tăng thêm 25%.

Các đánh giá của Better Work cũng đang trở thành tiêu chuẩn của ngành, có nghĩa là các nhà máy hiện tại đang nhận số lần đánh giá trùng lặp ít hơn từ các khách hàng mà họ đang cung cấp, đồng nghĩa với việc giúp nhà máy tiết kiệm thời gian và chi phí./.

Chương trình Better Work tại Việt Nam được sự tài trợ của Chính phủ các nước Ireland, Bộ Ngoại giao Hà Lan, Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ [SECO], Bộ Phát triển Việc làm Xã hội Canada [ESDC], Bộ Lao động Hoa Kỳ [USDOL]. Chương trình hiện đang cung cấp dịch vụ cho hơn 400 nhà máy với hơn 517.000 lao động, chiếm 21% tổng số lao động trong ngành.

Mai Đan

Nhờ có Chương trình Better Work [bww] đã mang đến điều kiện lao động tốt hơn và thúc đẩy tính cạnh tranh trong ngành may mặc Việt Nam. Bằng chứng là từ năm 2009 cho đến nay chương trình này đã giúp ngành may mặc Việt Nam thay đổi rất nhiều.

THÁCH THỨC CỦA NGÀNH MAY MẶC VÀ CHƯƠNG TRÌNH Better Work

Việt Nam là một trong ba quốc gia có ngành may mặc phát triển nhất thế giới sau Trung Quốc và Băngladesh. Theo thống kê thì ngành may mặc ở Việt Nam đang tăng trưởng hết sức mạnh mẽ trong vòng một vài thập kỉ qua. Gía trị xuất khẩu đạt hơn 28 tỷ USD trong năm 2015 và đến năm 2021 là gần 40 tỷ USD.

May mặc là một ngành đặc thù với  hơn 2,5 triệu lao động hàng năm. Đặc thù ngành này với hơn 80% là nữ giới. Hầu hết số lao động này là người trẻ và đến từ các vùng nông thôn.Đây là một ngành làm động lực quan trọng trong việc giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Theo thống kê tại Việt Nam hiện có khoảng 6.000 nhà máy dệt và may mặc trong nước, với khoảng 70% sản xuất hàng may mặc sẵn. Hầu hết các công ty may mặc sản xuất theo mô hình xuất khẩu CMT [cắt, may và hoàn thiện sản phẩm].

Tính đến thời điểm hiện tại thì chương trình Better work đã hoạt động tại Việt Nam được 13 năm. Hiện nay đang hỗ trợ hàng ngàn nhà máy định hướng xuất khẩu với hơn nửa triệu lao động. Cho đến nay, chương trình đã thực hiện hàng chục ngàn cuộc đánh giá và buổi tư vấn để giúp các nhà máy xác định và cải thiện điều kiện làm việc và tiêu chuẩn lao động.

LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH BETTER WORK

  • Doanh Nghiệp áp dụng Better Work sẽ thu hút được nguồn lực lao động chất lượng cao đồng thời sẽ giúp gắn kết lâu dài với doanh nghiệp. Theo nghiên cứu thì những người lao động làm việc tại các Doanh Nghiệp có áp dụng Better Work có mức lương tăng theo thời gian và có cơ hội chi trả nhiều hơn cho việc học tập của con em mình.
  • Do tạo được môi trường làm việc chuyên nghiệp mà năng suất lao động của nhân viên sẽ gia tăng hơn theo thời gian.
  • Theo số liệu cho thấy những doanh nghiệp tạo điều kiện lao động tốt cho công nhân sẽ nâng cao được lợi nhuận cho doanh nghiệp đó theo từng năm nhờ Better Work. tỷ lệ doanh thủ trên chi phí của các nhà máy tăng 25% so với thời điểm trước khi gia nhập chương trình
  • Nhờ có Better Work sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng may mặc toàn cầu.
  • Có cơ hội tham gia vào các chương trình đánh giá, tư vấn và đào tạo của BETTER WORK.
  • Hàng loạt các khóa học đã được Better Work Việt Nam tổ chức và thu hút hàng nghìn học viên từ hơn 300 nhà máy tham gia.
  • Được hỗ trợ thành lập ban cải tiến doanh nghiệp gồm đại diện của người lao động và đại diện quản lý doanh nghiệp để lường trước các nguy cơ, rủi ro và có phương hướng xử lý, biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Thành viên của chương trình BETTER WORK ít phải trải qua kiểm toán hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Chương trình Better Work, sáng kiến chung của ILO và Tổ chức Tài chính quốc tế [IFC], một thành viên của Ngân hàng Thế giới, bắt đầu hoạt động từ năm 2009 hướng tới mục tiêu cải thiện điều kiện lao động và nâng cao tính cạnh tranh trong các chuỗi cung ứng may mặc toàn cầu. Làm việc với hơn 50 nhãn hàng quốc tế, chương trình thiết lập mối quan hệ đối tác với khách hàng trong chuỗi cung ứng, cũng như hỗ trợ nhà máy nâng cao năng lực thông qua dịch vụ tư vấn và đào tạo. Hiện tại chương trình đang hoạt động ở 7 quốc gia: Việt Nam, Bangladesh, Cam-pu-chia, Indonesia, Jordan, Haiti và Nicaragua.

Từ năm 2009, Better Work Vietnam [BWV] đã hợp tác với người lao động, chủ doanh nghiệp và Chính phủ nhằm cải thiện điều kiện lao động và thúc đẩy tính cạnh tranh trong ngành may mặc Việt Nam.

Hy vọng bài viết mà diendaniso.com trình bày trên đây đã giúp doanh nghiệp của bạn hiểu đúng hơn về những lợi ích của Better work để giúp bạn có được môi trờng lao động tốt hơn đảm bảo đời sống cho nhân viên của bạn.

Được thành lập từ năm 2009. Chương trình Better Work được hợp tác đặc biệt giữa tổ chức Lao động Quốc tế [ILO] cùng với tổ chức tài chính Quốc tế [IFC] và một thành viên của Nhóm Ngân hàng thế giới. Nhờ Better Work sẽ giúp kết nối được người lao động, doanh nghiệp và các đơn vị Chính phủ với nhau nhằm mục đích lớn nhất để cải thiện điều kiện lao động và thúc đẩy tính cạnh tranh trong ngành may mặc.

Nếu anh chị đang tìm hiểu về better work  thì bộ tài liệu sau rất cần thiết cho anh chị tìm hiểu và áp dụng vào doanh nghiệp. KNA gửi tặng anh chị: Tại đâ

KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH MAY MẶC HIỆN NAY

  • Ngành may mặc chính là một ngành đặc thù của Việt Nam và chiếm tỷ trọng cao trong các ngành. Theo ước tính năm 2015 nền công nghiệp may tạo giá trị xuất khẩu hơn 28 tỷ đô la
  • Ngành may mặc hiện đang tạo ra việc làm cho khoảng 2,5 triệu người lao động. Hơn 80% công nhân may là nữ. là ngành đã trở thành một động lực quan trọng trong việc giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
  • Việt Nam hiện có khoảng 6.000 nhà máy dệt và may mặc trong nước, với khoảng 70% sản xuất hàng may mặc sẵn

Better Work bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 2009 và hiện đang hỗ trợ hơn 400 nhà máy định hướng xuất khẩu với hơn nửa triệu lao động – chiếm khoảng 21% lực lượng lao động của ngành, tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến nay, chương trình đã thực hiện hàng ngàn cuộc đánh giá và buổi tư vấn để giúp các nhà máy xác định và cải thiện điều kiện làm việc và tiêu chuẩn lao động.

BETTER WORK VIỆT NAM LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐƠN VỊ 

  • Nhãn hàng và các đơn vị bán lẻ

Các nhãn hàng quốc tế và đơn vị bán lẻ đứng đầu là những đối tác không thể thiếu trong việc nhận diện quyền lợi của người lao động và đạt được lợi thế cạnh tranh cho các công ty.

Chúng tôi hợp tác với các cơ quan chính quyền cấp quốc gia để tạo ra sự điều tiết lao động hiệu quả cho một tác động bền vững.

  • Nhà máy và các đơn vị sản xuất

Doanh nghiệp là đối tác quan trọng trong nỗ lực của chương trình nhằm tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho công nhân ngành may mặc, cũng như hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh.

Better work giúp người lao động nhận thức về quyền lợi của họ và tăng cường khả năng đối thoại hiệu quả với người sử dụng lao động.

TÁC ĐỘNG

Từ những năm 2009, BWV đã có hơn 4.200 buổi tư vấn để giúp nhà máy nâng cao tiêu chuẩn lao động. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tufts đã nghiên cứu tác động của Better Work Vietnam trong 5 năm vừa qua và nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của chương trình trong giai đoạn này, cùng với nhiều tiềm năng cho các cải tiến mới trong tương lai.

CÁC LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG ĐÀO TẠO – CHỨNG NHẬN BETTER WORK

Người lao động được hưởng nhiều quyền lợi hơn, cụ thể như

  • Người lao động được làm việc trong môi trường an toàn
  • Người lao động được hưởng nhiều quyền lợi hơn: chế độ phúc lợi, bhxh, thời gian làm việc đúng giờ, chế độ thai sản, ….
  • Có hợp đồng lao động rõ ràng, quy định thời gian và điều kiện bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động trong lúc làm việc
  • Chi trả tiền lương đúng hạn, đúng số tiền như trong hợp đồng đã kí
  • Chất lượng việc làm trong ngành may mặc góp phần tác động đến cơ hội giáo dục của con em người lao động, better work đảm bảo điều kiện việc làm cho người lao động giúp họ có khả năng chi trả học phí cho con em họ tốt hơn

Để được tư vấn better work xin liên hệ theo số Hotline: 093.2211.786 hoặc email: 

Video liên quan

Chủ Đề