Bình Dương có bao nhiêu dân tộc?

Trong những năm qua, công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS nói chung, trong đồng bào Khmer nói riêng luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương đặc biệt quan tâm. Lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của tỉnh về công tác dân tộc, chính sách dân tộc gắn triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI.

Đồng thời, chỉ đạo chính quyền các cấp tập trung đầu tư thực hiện nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội đối với vùng xa, vùng đồng bào DTTS... nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào DTTS. Các hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng bào DTTS trong đó có dân tộc Khmer đã được tiếp cận các chính sách, dịch vụ xã hội như: vay vốn tín dụng phát triển sản xuất, kinh doanh, miễn giảm học phí, nhà ở xã hội, bảo hiểm y tế, chăm sóc y tế, giáo dục và đào tạo nghề lao động nông thôn...

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập huấn khuyến nông được triển khai thực hiện tốt; quan tâm thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội; tổ chức cho người có uy tín trong cộng đồng DTTS đi tham quan, giao lưu và học tập kinh nghiệm ở một số tỉnh, thành trong cả nước; tổ chức thăm, tặng quà cho đồng bào DTTS nghèo, khó khăn, người có uy tín, người cao tuổi nhân dịp lễ Tết. Cán bộ làm công tác dân tộc và lực lượng cốt cán trong dân tộc được đào tạo, bồi dưỡng, trình độ và năng lực công tác được nâng lên; công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trong đồng bào DTTS đã được các cấp ủy quan tâm...

Do đó, đời sống của các hộ Khmer sinh sống lâu đời ở tỉnh đều có đất đai, nhà cửa ổn định, chăm lo phát triển kinh tế gia đình, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; sống hòa thuận và đoàn kết với các dân tộc khác, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương; nỗ lực lao động, sản xuất vươn lên thoát nghèo, không trông chờ ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Tuy nhiên, phần đông đồng bào Khmer mới di cư đến Bình Dương không có đất sản xuất, đông con, đa số ở trọ và làm thuê tại các khu công nghiệp, các trang trại, hộ kinh doanh tập thể; trình độ dân trí thấp, chậm tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do đó, số lao động này có thu nhập thấp, không ổn định, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, người lao động di cư ngày càng tăng đã gây áp lực rất lớn về giáo dục - đào tạo, văn hóa - xã hội, chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội và an ninh trật tự đối với chính quyền tỉnh Bình Dương.

Xác định người lao động di cư đến Bình Dương, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là nguồn nhân lực quan trọng góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, các cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh rất quan tâm đến công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, xây dựng nhà ở xã hội nhằm giúp cho họ nâng cao trình độ nghề nghiệp, yên tâm làm việc tại Bình Dương. Hiện nay toàn tỉnh có hơn 602 nghìn phòng trọ cho thuê, đã góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho hơn 1,481 triệu người lao động, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, đồng bào dân tộc Khmer di cư đến Bình Dương được thụ hưởng các chính sách chung của tỉnh như: học tập, chăm sóc y tế, hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần...

Trong thời gian tới, để công tác dân vận trong đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Bình Dương [trong đó có đồng bào dân tộc Khmer ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến địa bàn tỉnh Bình Dương lưu trú và làm việc lâu dài trong các khu công nghiệp của tỉnh] đạt hiệu quả, theo chúng tôi, cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Một là, cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc, nhất là Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa IX] về công tác dân tộc trong tình hình mới, gắn triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI gắn học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Hai là, thống nhất quan điểm, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về công tác dân tộc; xác định việc xây dựng và bồi dưỡng, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào DTTS là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài. Chú trọng phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên trong đồng bào các DTTS nhằm xây dựng lực lượng nòng cốt để kịp thời nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng chính đáng của đồng bào DTTS.

Ba là, tiếp tục đầu tư phát triển y tế, giáo dục; tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, thể dục, thể thao giữa các DTTS; hỗ trợ áp dụng ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề, hỗ trợ cho vay vốn… để đồng bào các dân tộc trong đó có đồng bào dân tộc Khmer an tâm lao động sản xuất, ổn định đời sống vật chất, tinh thần.

Bốn là, thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc ở các cấp nhằm đưa công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực dân tộc đi vào chiều sâu và có sự thống nhất cao; tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc cả về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; hỗ trợ và tạo điều kiện đối với cán bộ phụ trách công tác dân tộc hoàn thành tốt nhiệm vụ./.

Chủ Đề