Bổ sung gì cho bé gái tuổi dậy thì

3 nguyên nhân thiếu hụt sắt

Nhận biết rõ nguyên nhân thiếu sắt chính là chìa khóa đầu tiên để các bậc phục huynh phòng chống và khắc phục tình trạng thiếu sắt của con gái tuổi dậy thì.

- Do thời kỳ kinh nguyệt: Sắt là người bạn đồng hành vô cùng quan trọng với con gái ở tuổi dậy thì. Bởi hơn bao giờ hết trong giai đoạn này đang trong thời kỳ kinh nguyệt vì vậy lượng sắt trong cơ thể bị mất đi khá nhiều nên cần phải bổ sung thêm.

- Do thời kỳ tăng trưởng: Bên cạnh đó, đây cũng là thời kỳ tăng trưởng cơ thể cần huy động sắt nhiều hơn nữa để phát triển cơ thể. Theo nghiên cứu và báo cáo của Viện dinh dưỡng Quốc gia, bé gái trong độ tuổi dậy thì trẻ cần đến 41,3mg sắt [43,6 mg trong chu kỳ kinh nguyệt] còn nam giới tuổi dậy thì chỉ cần: 19,5mg.

- Do Mốt ăn kiêng:Đặc biệt nguy cơ thiếu dinh dưỡng do mốt ăn kiêng của con gái tuổi dậy thì cũng khiến chất sắt không được cung cấp đầy đủ.

8 TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ THIẾU SẮT

Nhận biết những triệu chứng thiếu sắt của cơ thể và tâm sinh lý sẽ giúp các bậc phụ huynh phát hiện nhanh chóng và kịp thời tình trạng thiếu sắt của con gái tuổi dậy thì.

- Xanh xao, mệt mỏi kéo dài

- Khó thở

- Chóng mặt, nhức đầu

- Tăng tiết mồ hôi

- Móng tay giòn và tóc sơ khô

- Chân tay bồn chồn và ngứa ran ở ngón tay và ngón chân

- Thiếu tập trung và sức chịu đựng kém

- Cáu gắt.

9 CÁCH BỔ SUNG CHẤT SẮT

Qua các nghiên cứu của Viện dinh dưỡng thì khẩu phần ăn trung bình ở con gái tuổi dậy thì mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu sắt. Đặc biệt là khẩu phần ăn thiếu chất dinh dưỡng cũng như thói quen chế biến thức ăn hàng ngày của người Việt đã dẫn đến có nhiều các chất ức chế hấp thu sắt và ít các yếu tố hỗ trợ hấp thụ sắt. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần tư vấn và áp dụng khẩu phần ăn cho con gái tuổi dậy thì sao cho đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng và đầy đủ sắt. Để đạt được điều này, các bậc phụ huynh nên đi theo từng bước một và không quá nôn nóng, vội vàng để tránh nguy cơ thừa sắt, gây nhiễm độc cho cơ thể.

- Khám bệnh tổng quát, xét nghiệm máu để đảm bảo tình trạng có thực sự thiếu sắt hay không.

- Nói chuyện về tầm quan trọng của sắt với độ tuổi dậy thì, để con gái bạn có trách nhiệm với bản thân.

- Nếu con bạn không muốn ăn thịt đỏ hoặc muốn ăn kiêng thì cần phải bổ sung không hem sắt bằng cách ăn mè đen, đậu khô, đậu lăng, đậu Hà Lan, bông cải xanh, rau bina, đậu, ngũ cốc, bánh mì và ngũ cốc.

- Ngoài thịt gia cầm và cá thì cần sử dụng thịt nạc đỏ 3 - 4 lần một tuần.

- Vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn. Vì vậy, thực phẩm giàu Vitamin C cũng cần được khuyến khích tăng cường trong bữa ăn như trái cây cam, chanh, quýt, dâu, kiwi hoặc rau như cà chua, bắp cải, ớt xanh và bông cải xanh.

- Khuyến khích ăn sáng bằng các loại thực phẩm giàu chất sắt và giúp tăng cường chất sắt như ngũ cốc và bánh mì.

- Bổ sung một lượng các vi chất dinh dưỡng như vitamin C, B12, vitamin E và đặc biệt là sắt – vi chất quan trọng trong độ tuổi dậy thì

- Chỉ sử dụng một lượng vừa phải trà và cà phê, vì chúng có thể cản trở hấp thu sắt.

- Tránh để tình trạng tiêu chẩy kéo dài vì tiêu chảy mãn tính có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ sắt bởi ký sinh trùng đường ruột có thể gây thiếu sắt.

Với công thức 3 – 8 – 9 này, các chuyên gia y tế đã giúp cho các bậc phụ huynh có thể áp dụng được dễ dàng trong sinh hoạt hàng ngày, giúp ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt của con gái tuổi dậy thì.

Bạn có thể tham khảo viên uống sắt của Công ty TNHH Thương Mại và Dược phẩm Alpha Quốc Tế:

Thành phần trong 1 viên:

Sắt 29mg; Acid folic 400mcg; Vitamin B12 2mcg; Vitamin E 12 UI; Kẽm 5mg; Dầu mè đen

200mg.

[Phụ liệu: Soy Bean Oil, Sáp ong, Lecithin, Gellatin, Sorbitol, Glycerin, Parafin lỏng, Hương

Vani, Ponceau 4R, TiO2, Neelicol Amaranth, Nipazil, Nipazol]

Đối tượng sử dụng:

- Dùng cho trẻ em gái tuổi dậy thì, rất tốt cho em gái rối loạn kinh nguyệt, rong kinh.

- Dùng cho các đối tượng hấp thụ sắt kém, người bị thiếu máu, mất máu

Khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì trẻ cần nhiều năng lượng nhất so với các giai đoạn khác của cuộc đời. Ở thời điểm này mỗi ngày bé gái cần 2.200 calo và con trai cần 2.800 calo. Các nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể là protein [đạm], đường và chất béo. Nếu không cung cấp đúng và đủ trẻ sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến chậm hoàn thiện và phát triển các bộ phận cơ thể.

Chất đạm: Lúc này trẻ dậy thì phát triển cơ bắp nên lượng đạm cần cao hơn người trưởng thành. Chất đạm chiếm 14 – 15% tổng số năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày tương đương với 70 – 80gr/ ngày. Lượng đạm lấy từ thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng sữa…. Trong đó đạm động vật là tốt nhất vì thức ăn có nguồn gốc động vật chứa nhiều sắt – chất sắt có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu. Do vậy nên khuyến khích trẻ ăn nhiều đạm động vật để xây dựng các cấu trúc tế bào và hoàn thiện phát triển các nội tiết tố về giới tình. Ngoài ra, trẻ ở lứa tuổi này có nhiều hoạt động tiếp xúc với ngoại cảnh và môi trường sống nên cũng cần chất đạm để tham gia vào hệ miễn dịch nhằm tăng sức đề kháng.

Canxi: Đây là chấtrất cần thiết cho lứa tuổi dậy thì, nếu được cung cấp đủ sẽ giúp xương chắc khỏe và độ đậm xương đạt mức tối đa giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao và phòng được bệnh loãng xương mai sau. Mỗi ngày trẻ cần 1.000 – 1.200mg canxi. Canxi có nhiều trong sữa, cả sữa bò và sữa đậu nành, các loại thủy sản, xương cá [nên kho nhừ cá để có thể ăn cả xương]. Nên uống 400 – 500ml sữa/ ngày.

Chất sắt: Bé gái khi bước vào tuổi dậy thì cần lượng sắt nhiều hơn bé trai do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên bé trai chỉ cần 12 – 18 mg sắt/ngày trong đó bé gái cần tới 20 mg sắt/ ngày. Chất sắt có nhiều trong thịt, phủ tạng động vật: gan, tim, bầu dục…lòng đỏ trứng, đậu đỗ, rau xanh có nhiều vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn… Nếu thiếu sắt trẻ sẽ bị thiếu máu gây ra các triệu chứng mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ, da xanh…

Chất béo cũng rất cần thiết cho trẻ. Dầu, mỡ không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng mà còn là nguồn cung cấp năng lượng tốt và giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Ở giai đoạn này cần cả chất béo no có trong thức ăn chứa nhiều đạm động vật và chất béo không no trong dầu ăn và cá, nên cho trẻ ăn cả mỡ động vật và dầu thực vật, khoảng 40 – 50gr mỗi ngày.

Chất bột: Đâychất cung cấp năng lượng chính cho cơ thể chiếm 60 – 70% năng lượng có trong gạo, bột mì, và sản phẩm chế biến, khoai, củ… Nên chọn lựa những loại bột đường thô để cung cấp chất xơ tốt cho đường tiêu hóa và phòng chống béo phì.

Các vitamin: Đây là những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; chậm phát triển chiều cao. Khi thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, làm giảm quá trình hình thành tế bào ở các thành mạch, mô liên kết, xương, răng, giảm sức đề kháng.

Ngoài ra bố mẹ cần lưu ý cho conuống đủ nước bởi nước là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của tuổi dậy thì. Uống nước là cách tốt nhất giúp trẻ xua tan cảm giác mệt mỏi và khát. Ngoài ra, nước còn giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ em.

Đặc biệt bố mẹ luôn phải nhắc con không được bỏ bữa sáng. Bởi bữa sáng là một bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Bữa sáng giúp con bạn tập trung trí tuệ và ghi nhớ ở trường, cung cấp năng lượng cho con bạn học tập tốt và vui chơi hết mình. Ăn sáng thường xuyên còn giúp trẻ tăng cân đều đặn và khỏe mạnh hơn những trẻ bỏ bữa sáng.

Ngoài chế độ ăn uống, vận động tập thể dục thể thao là rất quan trọng ở lứa tuổi này, vì đây là giai đoạn cuối cùng để trẻ tăng tốc chiều cao, sau khi dậy thì trẻ sẽ cao rất chậm, thậm chí không tăng chiều cao nữa. Các môn thể thao giúp trẻ tăng chiều cao như bơi, chạy, đạp xe, đánh cầu lông…Trẻ tăng chiều cao tốt cũng là cách để ngăn thừa cân béo phì giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa về sau./.

Những loại rau, củ nào nên và không nên ăn sống để bảo vệ sức khỏe?

Video liên quan

Chủ Đề