Các biện pháp chăm sóc và vệ sinh phụ nữ

Từ khi bạn trở thành một cô gái, chắc bạn đã được mẹ, bạn bè chỉ dẫn cách tự chăm sóc trong ngày “đèn đỏ” cũng như cách vệ sinh cho “cô bé” hàng ngày. Bài viết sau đây xin bật mí với bạn cách chăm sóc “cô bé” thế nào cho đúng để bạn tham khảo và thực hiện nếu thấy cần.

4 điều nên làm

Rửa vùng kín 2 lần/ngày bằng nước sạch: Tốt nhất là dùng nước đun sôi để nguội tới nhiệt độ thích hợp, hơi ấm tay. Nếu dùng dung dịch vệ sinh thì bạn cần được sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua sử dụng, cũng không nên lạm dụng việc dùng dung dịch vệ sinh vì nó có thể làm mất cân bằng độ pH ở vùng kín. Khi rửa, bạn cần thực hiện đúng là rửa từ trước ra sau, rửa âm đạo trước, sau đó mới tới hậu môn. Nếu bạn rửa từ sau ra trước thì vi khuẩn từ hậu môn sẽ vào trong âm đạo, gây ra viêm nhiễm âm đạo và nhiễm khuẩn đường tiểu.

​Tắm bồn, ngâm lâu trong nước, nhất là những ngày “đèn đỏ” dễ bị nhiễm khuẩn sinh dục.

Hiện nay, nhiều chị em phụ nữ có thói quen dùng băng vệ sinh hằng ngày thay vì tới chu kì kinh mới dùng, điều này không tốt, vì dùng băng vệ sinh thường xuyên làm bít kín vùng âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nếu bạn vẫn muốn sử dụng thì phải thay băng vệ sinh 4 tiếng 1 lần.

Vệ sinh ngày “đèn đỏ”: Trong những ngày “đèn đỏ”, bạn nên sử dụng quần lót chất liệu cotton không quá chật và thay mỗi ngày. Chọn dùng loại băng vệ sinh có chất lượng tốt, thấm hút tốt, khô thoáng để thấm máu kinh. Cứ 4 giờ thay băng một lần, mỗi lần thay băng phải rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước sạch, tuyệt đối không dùng vòi nước xịt trực tiếp vào trong âm đạo vì sẽ đẩy vi khuẩn ở ngoài theo dòng nước vào trong âm đạo. Sau đó dùng khăn sạch, lau khô rồi mới đóng băng vệ sinh mới. Thiếu nữ mới lớn chưa nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ bởi axít trong các dung dịch này có thể làm thay đổi môi trường âm đạo. Trong những ngày có kinh, bạn chỉ nên làm việc nhẹ, không tập các môn thể thao nặng nề, không bơi lội. Chế độ ăn uống phải đủ chất dinh dưỡng và giữ cho tinh thần thanh thản, không lo nghĩ, không để những điều không hay tác động gây khó chịu, giận dữ.

Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục: Trước khi quan hệ tình dục, bạn cần tắm rửa sạch sẽ. Sử dụng nước đun sôi để nguội để rửa vùng kín rồi lau sạch bằng khăn sạch khô hoặc giấy vệ sinh loại đã tiệt khuẩn. Sau khi quan hệ thì sử dụng giấy tiệt khuẩn lau sạch và rửa bằng nước sạch. Tuyệt đối không dùng tay moi móc chất dịch trong âm đạo ra ngoài. Nếu bạn dùng bao cao su khi quan hệ thì càng an toàn, bạn chỉ cần rửa lại bằng nước sạch là được.

5 điều không nên làm

Không lạm dụng dung dịch vệ sinh: Bạn không nên dùng dung dịch vệ sinh hoặc xà phòng diệt khuẩn tắm rửa nhiều lần trong 1 ngày. Vì dung dịch vệ sinh và xà phòng đều chứa một số hóa chất gây mất cân bằng môi trường âm đạo, khiến vùng kín dễ bị khô và ngứa rát, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Không lạm dụng thuốc kháng sinh: Nếu bạn nghĩ, dùng thuốc kháng sinh để diệt sạch vi khuẩn, sẽ không bị viêm nhiễm thì rất sai lầm. Vì thuốc kháng sinh sẽ diệt cả vi khuẩn gây và vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng vi khuẩn chí ở âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập gây bệnh, đồng thời cũng tạo điều kiện cho nấm phát triển gây bệnh càng nguy hiểm.

Không nên để “vi-ô-lông”quá rậm rạp: Nhiều phụ nữ cứ để nguyên lông ở vùng kín từ trước đến nay, làm cho nó quá rậm rạp, tạo điều kiện cho vi khuẩn, ký sinh trùng, rận mu... cư ngụ gây mùi hôi và viêm nhiễm da, nang lông rất khó chịu.

Không dùng giấy ướt có mùi thơm: Nếu bạn nghĩ dùng giấy ướt có mùi thơm để vệ sinh hằng ngày cho vùng kín để giúp vùng kín có mùi thơm thì rất sai lầm. Bởi các loại giấy ướt, đặc biệt là giấy có mùi thơm, thường chứa một số loại hóa chất như chất tạo mùi, chất khử khuẩn... không tốt cho “cô bé” chút nào. Thậm chí còn làm vùng kín dễ bị viêm nhiễm.

Không ngâm “cô bé” trong nước quá lâu: Nếu bạn có thói quen tắm bồn mà ngâm “cô bé” lâu trong nước thì thật là nguy hại. Bởi vi khuẩn từ nước bồn tắm có thể dễ dàng xâm nhập “cô bé” rồi gây bệnh.


Vệ sinh vùng kín thế nào để ngăn ngừa viêm phụ khoa? Phòng khám phụ khoa Thái Hà sẽ tư vấn chị em cách vệ sinh vùng kín đúng cách và khoa học

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc không đúng cách là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ điển hình như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng… Vậy, vệ sinh vùng kín thế nào để ngăn ngừa viêm phụ khoa? Phòng khám phụ khoa Thái Hà sẽ giúp chị em ngăn ngừa viêm phụ khoa bằng các cách vệ sinh vùng kín đúng cách và khoa học sau.

Cách vệ sinh vùng kín đúng cách cho phụ nữ

Vệ sinh vùng kín là việc làm thường xuyên và hàng ngày của mọi chị em phụ nữ chúng mình nhưng vệ sinh thế nào cho đúng cách để bảo vệ vùng kín tránh viêm nhiễm phụ khoa thì không phải chị em nào cũng biết. Hãy bỏ túi ngay những cách vệ sinh vùng kín sau để ngăn ngừa viêm phụ khoa các chị em nhé.

  • Nên vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín bằng nước sạch và lau khô vùng kín ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • Không nên sử dụng xà phòng, dung dịch vệ sinh có độ PH không phù hợp, tránh thụt rửa quá sâu vào trong âm đạo vì có thể làm mất cân bằng môi trường âm đạo và tổn thương vùng kín.
  • Không tắm rửa, bơi nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, không ngâm mình quá lâu trong nước.
  • Nếu sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cần có sự tư vấn và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa không nên tùy tiện sử dụng.
  • Thay quần lót hàng ngày, giặt ngay sau khi thay, phơi quần lót nơi có ánh nắng tránh mặc quần lót còn ẩm ướt, lựa chọn quần lót có kích thước vừa vặn rộng rãi, có khả năng thấm hút tốt.
  • Thay băng vệ sinh 4 tiếng 1 lần và vệ sinh vùng kín sạch sẽ vào những ngày có kinh nguyệt, lau khô vùng kín và rửa sạch tay trước khi thay băng vệ sinh, chú ý lựa chọn băng vệ sinh đảm bảo chất lượng, không nên sử dụng nhiều băng vệ sinh hàng ngày.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách bằng nước sạch, lau khô vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh bằng giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng mền, không có mùi, không chứa hóa chất hoặc vệ sinh bằng nước sạch nhẹ nhàng từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập âm đạo.

Trong giai đoạn mang thai và sau sinh cơ thể nữ giới có nhiều thay đổi là đối tượng dễ bị viêm nhiễm phụ khoa nên cần chú ý chăm sóc vùng kín sạch sẽ và kỹ càng hơn.

Một số bài viết chị em nên chú ý:

- Tại sao chu kỳ kinh nguyệt không đều

- Đau bụng dưới rốn ở phụ nữ

Một số cách để phòng bệnh viêm phụ khoa

Theo các chuyên gia, để ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa ngoài vấn đề vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách chị em cần quan tâm đến một số lưu ý sau:

  • Có chế độ ăn uống điều độ, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhất là các loại rau xanh, trái cây tươi để cân bằng nội tiết tố.
  • Tích cực vận động các bài tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, tăng khả năng đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh phụ khoa.
  • Đi khám phụ khoa định kỳ 3 hoặc 6 tháng 1 lần để phát hiện và khắc phục sớm những dấu hiệu phụ khoa bất thường và được tư vấn những kiến thức giới tính, cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sinh sản chuẩn khoa học.
  • Mong rằng những chia sẻ về vệ sinh vùng kín thế nào để ngăn ngừa viêm phụ khoa trên đây đã giúp chị em có biện pháp chăm sóc bảo vệ vùng kín và sức khỏe sinh sản tốt nhất.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề khó nói về sức khỏe sinh sản và bệnh phụ khoa hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 0379544317 hoặc chat qua khung chat dưới đây để được các bác sĩ phòng khám phụ khoaThái Hà tư vấn và hẹn lịch khám trực tiếp.

* Phòng khám đa khoa Thái Hà đang có gói ưu đãi với chi phí khám phụ khoa tổng quát chỉ 320.000đ - Áp dụng cho 10 bệnh nhân đăng ký trong ngày [Chỉ áp dụng cho bệnh nhân đăng ký trực tuyến]. Chị em có nhu cầu nhanh tay tư vấn và đặt lịch hẹn khám nhé!

Xem thêm: Vùng kín có cặn trắng là làm sao?

Nên vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/ngày. Thời điểm thích hợp là buổi sáng sau ngủ dậy và kết hợp với lúc tắm. Sau mỗi lần đi vệ sinh, bạn cũng nên lau khô bằng khăn sạch thậm chí có thể sấy khô vùng kín để tránh ẩm ướt. Nhưng cũng không nên quá thường xuyên. Bởi nếu rửa quá nhiều lần, bạn cũng vô tình làm thay đổi môi trường axit của âm đạo.

1.2. Sản phẩm vệ sinh phụ nữ

Trong một nghiên cứu ở Canada, các nhà nghiên cứu khảo sát gần 1.500 phụ nữ về thói quen vệ sinh phụ nữ của họ. Hơn 95% phụ nữ được khảo sát cho biết sử dụng ít nhất một sản phẩm nào đó để giữ vệ sinh cho vùng này, ví dụ như: Dùng như kem giữ ẩm, kem chống ngứa, khăn lau vệ sinh, dung dịch vệ sinh… Ngoài ra, một số có thói quen xịt các sản phẩm trong hoặc xung quanh âm đạo. Và kết quả vô cùng bất ngờ. Những phụ nữ này lại có nguy cơ viêm nhiễm âm đạo gấp 3 lần những chị em không dùng.

Vậy vấn đề ở đây là gì? Đó là bởi âm đạo có một cơ chế tự bảo vệ tuyệt vời. Việc tự tạo ra một môi trường axit và giàu trực khuẩn có lợi Doderline đã bảo vệ âm đạo một cách hoàn hảo. Môi trường axit không phù hợp cho sự phát triển của đa số vi khuẩn. Trực khuẩn Doderline đã cạnh tranh với những vi khuẩn gây bệnh và ức chế chúng. Ngược lại, các loại sản phẩm vệ sinh phụ nữ, hầu hết là kiềm tính. Vì vậy, bạn đã vô tình đã phá bỏ hàng rào bảo vệ tự thân. Hạn chế sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ, đặc biệt là xà phòng, sữa tắm. Đơn giản, bạn chỉ cần dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm là đủ để vệ sinh hằng ngày.

1.3. Phương pháp vệ sinh phụ nữ

Điều nên tránh đầu tiên là thụt rửa âm đạo. Đây là một hành động phá vỡ độ pH và sự cân bằng trong âm đạo. Những thao tác này vô tình làm vi chấn thương phần kín, có thể dẫn đến nhiễm trùng nhanh hơn. Việc làm này là hoàn toàn không cần thiết.

Điều đó có nghĩa là, trong hầu hết các trường hợp, bạn cũng chỉ cần vệ sinh phần ngoài của âm đạo bằng nước ấm và dùng tay để vệ sinh. Nếu bạn không ngứa, đỏ da hoặc chảy máu, không có mùi hôi thì tức là âm đạo của bạn đang khỏe mạnh. Và bạn chỉ cần dùng tay sạch để vệ sinh.

Những lưu ý khi vệ sinh phụ nữ:

– Dùng nước xối nhẹ qua vùng kín từ trước ra sau, không dùng vòi xịt quá mạnh.

– Rửa từ trước ra sau, từ trong ra ngoài.

– Đáy chậu, hậu môn là nơi vệ sinh cuối cùng

– Không nên ngâm mình trong bồn tắm có nhiều xà phòng

– Thay quần lót ngay mỗi khi thấy ẩm ướt. Không nên mặc quần chật, mặc quần lót lọt khe, dạng dây. Sau khi thay, nên giặt quần lót ngay và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Không nên giặt và ngâm chung với những đồ khác để tránh vi khuẩn sinh sôi. Nên chọn chất liệu quần lót mềm, co giãn tốt.

2. Vệ sinh trong những ngày kinh nguyệt

Những ngày hành kinh là những ngày nguy cơ nhiễm khuẩn cao nhất. Môi trường máu kinh là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, bạn cần chú ý hơn đến vùng kín trong những ngày này.

Nên chọn các loại băng vệ sinh mềm mại, mịn màng. Băng vệ sinh có mùi thơm là không cần thiết. Khi dùng băng vệ sinh thông thường, nên thay băng vệ sinh thường xuyên 4 giờ/lần.Với tam-pon, loại băng vệ sinh đặt trong âm đạo này nên thay sau 2 giờ/lần. Tam-pon chỉ nên sử dụng trong những ngày hành kinh đầu tiên. Nên hạn chế cùng tam-pon vì nguy cơ ứ đọng và nhiễm khuẩn cao hơn.

Thời gian để mỗi thế hệ vi khuẩn sinh sản là 6 giờ. Vì vậy, không được để lâu hơn thời gian qui định. Vì băng vệ sinh ẩm ướt là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, khả năng viêm nhiễm rất cao. Mỗi lần thay, cần rửa và lau khô vùng kín.

Hạn chế dùng băng vệ sinh hàng ngày, nhất là những loại băng vệ sinh có mùi thơm. Thói quen dùng băng vệ sinh hàng ngày sẽ làm bí bách vùng kín, các chất dịch càng tiết ra nhiều. Mùi thơm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, thậm chí gây dị ứng. Bạn chỉ nên dùng băng hàng ngày những ngày đầu và ngày cuối kỳ kinh nguyệt.

3. Ý nghĩa của việc vệ sinh phụ nữ tốt

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vệ sinh phụ nữ là cách phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa tốt nhất. Không cho vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển là mục tiêu của việc vệ sinh phụ nữ. Đây là những công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ bạn; đồng thời cũng là cách phòng tránh các bệnh lý ác tính. Một yếu tố nguy cơ quan trọng của ung thư cổ tử cung là viêm nhiễm tái đi tái lại. Viêm nhiễm phụ khoa cũng là một nguy cơ của chửa ngoài tử cung, vô sinh…

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề