Các cách xử lý tình huống sư phạm mầm non

Để xử lý tình huống sư phạm mầm non, các cô giáo phải có những phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề liên quan.

Tình huống 1: bé không hòa đồng với các bạn trong lớp

Trong một lớp học có nhiều bé với tính cách khác nhau rất dễ có những bé khó hòa đồng được với các bạn ví dụ như chỉ chơi một mình, không để ý đến các bạn xung quanh. Bạn hãy đến gần, hỏi thăm và hướng dẫn bé chơi những trò chơi mang tính đồng đội, nhiều người chơi để bé có thể cùng chơi với các bạn. Tích cực cho bé tham gia làm việc nhóm tạo môi trường cho bé hòa đồng hơn.

Giúp bé hòa đồng với các bạn trong lớp

Tình huống 2: có một bé bất chợt bị ốm trong lúc học tập

Khi bạn đang dạy, bỗng nhiên có một bé bị đau và khóc, hãy bình tĩnh dặn các bé tham gia hoạt động khác như hát bài hát cô yêu cầu, chơi theo nhóm, vẽ tranh,… và bế bé bị ốm lên phòng y tế hoặc tìm cách sơ cứu kịp thời. Làm như vậy bạn sẽ không khiến lớp học bị xáo trộn và mất trật tự khi có bé bị ốm.

Chăm sóc bé bị ốm và không làm lớp học bị xáo trộn

Tình huống 3: bé không làm theo lời cô giáo

Cách xử lý một số tình huống sư phạm mầm non có việc bé không làm theo lời cô giáo. Trường hợp này bạn phải tìm cách xử lý khôn ngoan gồm hỏi thăm lý do, hỏi xem bé có vấn đề gì liên quan không, tìm cách làm bạn và cùng bé giải quyết các vấn đề để bé cảm thấy gần cô giáo hơn và dần dần nghe lời cô hơn.

Giao tiếp với bé để giải quyết vấn đề cho bé

Nhu cầu học ngành của bạn sẽ được học và làm đáp ứng. Hãy đến với học và làm để đăng ký học và biết thêm thông tin hữu ích nhé.

Tình huống sư phạm mầm non luôn có khả năng xảy ra trong mọi lúc. Các tình huống xảy ra nhanh chóng và giáo viên buộc phải xử lý nhanh chóng. Xử lý như thế nào cho đúng, cho phù hợp mà không ảnh hưởng đến trẻ. Quy trình xử lý tình huống sư phạm như thế nào mới đúng. Mời các bạn tham khảo bài viết.

Khái niệm tình huống sư phạm mầm non

Tình huống sư phạm được hiểu là những vấn đề, sự việc, hoàn cảnh phát sinh trong môi trường mầm non. Khi xảy ra cần được giải quyết nhanh chóng và thích đáng để tránh mâu thuẫn hoặc hệ lụy về sau.

Nguyên tắc xử lý tình huống

Khi xử lý tình huống sư phạm mầm non phải thật sự bình tĩnh,đảm bảo tính công bằng, phù hợp. Cách thức xử lý không gây các tác động ảnh hưởng đến an toàn và sự hình thành tính cách của trẻ. Quá trình xử lý tình huống cần phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc tính mô phạm

Tính mô phạm được hiểu là lối sống theo đúng chuẩn mực đạo đức, nhân văn và là tấm gương cho mọi người noi theo. 

Dù tình huống xảy ra như thế nào đi nữa, giáo viên phải hành xử đúng chuẩn mực. Lời nói nhỏ nhẹ, dễ hiểu, giải thích vấn đề đúng – sai cho trẻ. Nhằm giúp trẻ cảm nhận được sự an toàn, được yêu thương bảo bọc và sự tin tưởng của trẻ.

Giải thích vấn đề đúng/sai cùng trẻ

Nguyên tắc tôn trọng

Xử lý một vấn đề phải đảm bảo được tính công bằng. Biết lắng nghe trẻ nói, tiếp nhận thông tin và không thể hiện thái độ với trẻ. Sự tôn trọng, nghiêm túc và công bằng luôn là căn cứ hình thành nhân cách chuẩn mực cho trẻ.

Luôn luôn lắng nghe trẻ nói

Nếu không được tôn trọng, sẽ dẫn đến phản bác hoặc mất niềm tin ở trẻ. Nguy cơ sai lệch trong quá trình phát triển của trẻ là hoàn toàn có khả năng.

Nguyên tắc cảm thông

Đồng cảm và tin tưởng là nguyên tắc khá quan trọng trong khi giải quyết vấn đề. Bởi đây là yếu tố xoa dịu được căng thẳng giữa các bên. Nếu trẻ có làm sai, hãy khuyến khích, động viên, an ủi và không ngừng cho trẻ biết bạn tin tưởng. 

Xoa dịu trẻ trong mọi tình huống

Nguyên tắc kịp thời

Đây là nguyên tắc cuối cùng phải ghi nhớ, nhưng lại có hiệu quả tích cực nhất. Nắm bắt được tình huống kịp thời, xử lý nhanh chóng sẽ hạn chế được tối đa sự ảnh hưởng đến các trẻ khác.

Không gian lớp học khi giải quyết các vấn đề

Bài đọc thêm: Một số tình huống sư phạm mầm non

Quy trình xử lý tình huống sư phạm mầm non

Để xử lý tình huống sư phạm mầm non, cần tuân thủ theo đúng các quy trình sau.

Nhận diện tình huống

Trong quá trình chăm sóc trẻ, giáo viên phải luôn lưu ý đến trẻ, đảm bảo rằng không có mâu thuẫn giữa các trẻ. Khi tình huống xảy ra phải thật bình tĩnh để phân tích và tiến hành xử lý.

Phân tích tình huống

Nhìn nhận tình huống hiện tại, quan sát thái độ và hành vi từ các trẻ để nắm được sơ lược.

Lắng nghe trẻ nói, phân tích các yếu tố liên quan nhằm phán đoán lời nói của trẻ.

Lựa chọn giải pháp tối ưu nhất cho việc giải quyết vấn đề.

Xử lý tình huống

Khi xác định được đúng vấn đề, tiến hành xử lý nhanh chóng. 

Bài viết này có thể hướng dẫn các giáo viên xử lý được các tình huống sư phạm mầm non đúng cách. Không lúng túng và căng thẳng trước các vấn đề.

Chủ Đề