Các nút trong buồng lái máy bay

Trái với quan niệm thường gặp, cả hai phi công sẽ không bao giờ ngủ cùng một lúc và để máy bay lái ở chế độ tự động

Chế độ lái tự động được sử dụng trên hầu hết các chuyến bay, tuy nhiên phi công phải giao tiếp với điều phối viên và kiểm soát được máy bay, nghiên cứu về tài liệu, đăng ký các thông số cần thiết và chuyển hướng máy bay khi cần thiết. Cũng lúc đó, phi công được cho phép ngủ khi máy bay đang bay với điều kiện một trong hai phải luôn tỉnh táo. Một số chặng bay đường dài sẽ có 3 đến 4 phi công để họ có thể thay phiên nhau lái máy bay và nghỉ ngơi được trọn vẹn. Trên những chuyến bay này, phi công chịu trách nhiệm cất cánh cũng sẽ là người hạ cánh máy bay, cùng lúc đó, những phi công còn lại sẽ lo các phần khác trong chuyến bay. Các phi công sau này thường được gọi là phi hành đoàn “hạng nặng”.

Nhiều người thường bị mất cân bằng khi stress. Đối với Phi công, họ được đào tạo để đối mặt với căng thẳng và xử lý nó tốt hơn

Họ bắt đầu hành động hiệu quả hơn bằng cách sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc và giải quyết nó. Họ được dạy để bay hiệu quả trong điều kiện cực kỳ căng thẳng. Các tình huống vô cùng cực đoan sẽ được dạy trên buồng lái mô phỏng [Simulator]. Tuy nhiên, việc quyết định xem phải giải quyết như thế nào trong mỗi trường hợp đều được thực hiện bởi cơ trưởng.

Cửa sổ kéo chỉ được tìm thấy duy nhất trong buồng lái

Cửa sổ kéo chỉ được tìm thấy duy nhất trong buồng lái, và chúng chỉ được phép mở trong những ngày nắng nóng tại sân bay. Hơn nữa, phi công có những tấm kính màu cam đặc biệt để bảo vệ họ khỏi ánh nắng mặt trời.

Hành khách được yêu cầu phải để điện thoại ở chế độ máy bay

Không phải vì sóng điện thoại làm cản trở các công cụ điều hướng, nhưng bởi trong trường hợp khẩn cấp, hành khách sẽ nhìn vào điện thoại thay vì phải hành động nhanh chóng. Ở trường hợp này, việc sử dụng điện thoại sẽ gây mất tập trung và gây nguy hiểm.

Phi công cảm thấy hài hước về những bộ phim hư cấu về ngành hàng không.

Tất cả những khoảnh khắc có trong phim như người đứng trên máy bay hoặc vá lỗ hổng trên máy bay khi nó đang bay là những điều không tưởng. Nhưng những bộ phim sẽ thật chán nếu được một phi công tư vấn về nội dung đúng với thực tế ngành hàng không.

Thành viên phi hành đoàn có một số quyền lợi khi đi du lịch

Bất cứ hãng hàng không nào cũng sẽ cho thêm quyền lợi cho nhân viên của họ. Ví dụ, nhân viên của hãng có thể bay đến bất kỳ đâu [nơi mà máy bay bay tới] thì đều được giảm 10% giá vé.

Những Phi công thường nói rằng nghề của họ đang mai một dần và sẽ được thay thế bởi công nghệ sau một vài thập kỷ nữa.

Dự tính trong năm 2036, ngành hàng không phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt phi công kỷ lục. Cụ thể, thế giới cần hơn 637,000 phi công và cách duy nhất để khắc phục là sử dụng công nghệ tự động hóa.

Sau 11/9, các cánh cửa buồng lái máy bay đã thay đổi như thế nào?

Xin chào, có một cánh cửa mà chắc rằng ai cũng tò mò, bởi đằng sau có thứ gọi là VĂN PHÒNG TỐT NHẤT THẾ GIỚI. Mình thấy mọi người hay bảo thế ấy, chứ mỗi lần đi máy bay mà thấy cái cửa này mở là cũng ra sức nhìn vào xem có gì hay ho. Không biết trong ấy có gì thú vị thế mà vừa rồi lại thấy trên báo có vụ khách cố gắng phá cửa buồng lái, hay lâu lâu rồi còn có phi công bị khóa bên ngoài cửa? Đó là những nỗ lực tích cực để tăng cường an ninh hàng không toàn cầu sau vụ 11/9 nổi tiếng toàn cầu đấy, hãy xem cánh cửa này có gì lợi hại nhé.

Từ phía hành khách nhìn vào, trông nó bé như cái cửa tủ, lại có thêm ống nhòm trên cửa mà từ chuyên dụng ở nhà gọi là mắt thần, cùng một ô hình chữ nhật bên dưới mà chắc là không chỉ dùng để trang trí đâu, anh em sẽ thấy công dụng ở mặt sau. Tay nắm cửa lõm vào trong hạn chế vướng víu và chắc chắn rồi, anh em không tìm thấy chốt mở đâu vì nó không thể mở từ bên ngoài cùng một sticker CẤM ĐI NGƯỢC CHIỀU làm điểm nhấn

Ở phía trong nhìn ra thì sao?

Trông cũng có vẻ đơn giản, Từ trên xuống là cái mắt thần để nhìn ra ngoài soi xem hôm nay khách có ai đẹp không? 😃 Cái ô hình chữ nhật bên dưới có 2 cái chốt để mở cái ô trang trí bên ngoài trong trường hợp cả cánh cửa bị kẹt. Cái quan trọng nhất là 3 vị trí chốt khóa điều khiển điện cùng 1 tay nắm xoay mở bằng cơm, đây cũng là lý do của những tiếng “Rầm” mỗi khi cần đóng cánh cửa này vì nó chắc lắm, hãy chờ xem mấy chốt này có gì lợi hại trong phần 3: hướng dẫn sử dụng nhé.

Theo dữ liệu về 2 bằng sáng chế DE60305435T2 và EP1440884A2 mình tìm kiếm được tại Google Patents. Hai bằng sáng chế đều thuộc sở hữu của công ty Jamco Corp này đều cho biết chất liệu bên trong cánh cửa mỏng manh này là Aromatic polyamide fiber. Hay ngắn gọn hơn là Aramid - một loại sợi tổng hợp bền và chịu nhiệt. Aramide có nhiệt độ nóng chảy rất cao [> 500 ° C] và khả năng chịu vặn xoắn gấp 4 lần thép. Tên thương mại phổ biến nhất của Polyamide là Nylon. Hay phiên bản Pro Max có tên là Kevlar. Kevla có thể tìm thấy ở bộ đồ bảo hộ của lính cứu hỏa, các loại quần áo chống đạn, hay các bộ phận chịu nhiệt và áp lực cao trong động cơ. Còn trên cánh cửa này, không chỉ là Kevla đơn thuần, nó là nhiều lớp được ép nóng dưới áp lực cao để đạt đến độ chịu lực tuyệt hảo trong một kích thước nhỏ như cánh cửa tủ. Một Youtuber đã thử nghiệm trên một cánh cửa buồng lái một chiếc Boeing 737 bằng nhiều loại súng thì đến khẩu súng lục lớn thứ 2 thế giới cũng không thể xuyên thủng. Với cấu trúc đa lớp, hầu như các viên đạn đều bị kẹt trong cánh cửa. Ở đây, chúng ta có thể thấy khi cánh cửa bị xé rách là các tấm Kevla có cấu trúc tổ ong được dán chặt với nhau. Phải đến các khẩu súng ngắm, súng trường cỡ lớn như SKS với bộ nén áp lực hay BFG 50 mới có thể xuyên thủng, mà anh em yên tâm, với kích thước này thì khó ai mà có thể giấu nó lên máy bay được.

Các “cá thể nhạy cảm với đám đông” bên trong sẽ điều khiển cánh cửa này chỉ bằng một nút gạt này với 3 vị trí Mở - Bình thường - Khóa. Mặc dù có tên là Bình thường nhưng ở vị trí này, cửa sẽ khóa và Mã mở cửa khẩn cấp bên ngoài có thể thực hiện, chúng ta sẽ nói sâu hơn sau nhé. Sau khi kéo lên vị trí mở và thả ra, nút gạt này tự động nhảy về vị trí Bình thường, tức là cánh cửa phải được đẩy mở trong khi phi công giữ nút này.

Còn ở vị trí khóa, cánh cửa được khóa và mọi tác động bên ngoài như Mã mở khẩn cấp, chuông gọi buồng lái đều không có hiệu lực trong một khoảng thời gian được cái đặt trước từ 5 đến 20 phút. Đây hẳn là khoảng thời gian mà không ai mong muốn dùng tới.

Hãy đi ra bên ngoài nào, bên cạnh màn hình điều khiển cabin của tiếp viên và cửa nhà vệ sinh có một Bàn phím, tại đây, để xin cấp phép mở cửa, tiếp viên hay người được cấp quyền sẽ bấm nút Thăng [#], lúc này chuông trong buồng lái sẽ kêu trong 1-9 giây và chờ cho quyết định mở khóa bên trong. Trước khi mở khóa, phi công còn có đến 3 camera để xác định người bên ngoài là ai trước khi quyết định mở cửa. Vậy lỡ cả 2 phi công ngủ bất tỉnh thì sao? Mỗi hãng lại có một mã mở cửa khẩn cấp bí mật từ 2 đến 7 số, sau khi nhập mã này, chuông trong buồng lái sẽ kêu liên tục trong thời gian đặt trước từ 15-120 giây, sau khoảng thời gian đó, nếu không có bất kì động thái nào từ bên trong, cánh cửa sẽ được mở trong vòng 5 giây trước khi khóa trở lại. Còn nếu bên trong kéo nút về vị trí khóa thì sao? Như ở trên đã đề cập thì mọi thứ sẽ bị vô hiệu hóa từ 5 - 20 phút. Bằng này tính năng chắc cũng kha khá rồi đấy, mà chưa hết đâu, trong buồng lái còn có 2 cảm biến để xác định trường hợp khoang lái mất áp suất như vỡ kính, để tự động mở tất cả các chốt cửa, tương tự như trường hợp mất điện, các chốt này cũng tự động được mở ra.

Hành động cố phá cửa buồng lái được xếp ở mức cao nhất trong 4 quy tắc về mối đe dọa của tổ chức ICAO và chỉ cần nghe đến mức độ này từ phi công, mọi quy trình an ninh từng được diễn tập ở sân bay sẽ sẵn sàng chờ máy bay hạ cánh. Sau vụ 11/9 và vụ cướp máy bay của German Wing nổi tiếng toàn cầu, tất cả cánh cửa buồng lái trên thế giới đã được gia cố để bất khả xâm phạm. Cộng thêm hàng hoạt những quy tắc nghiêm ngặt trong hoạt động hàng không như là:

- Luôn có 2 người trong buồng lái, vậy nên nếu bạn để ý có thể thấy khi 1 phi công muốn ra ngoài vì nỗi buồn đột nhiên dâng trào, một thành viên khác của tổ bay sẽ đi vào và cánh cửa lại đóng lại.


- Hay có một số giai đoạn của chuyến bay được gọi là giai đoạn quan trọng, tại giai đoạn này, các giao tiếp với bên trong buồng lái sẽ bị hạn chế hoặc bị cấm, phi công có thể không phản hồi để đảm bảo chuyến bay được an toàn. Hi vọng anh em đã biết thêm vài thứ mới ngày hôm nay, nếu bạn có thắc mắc gì khi đi máy bay, hãy cho mình biết và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé, xin chào!

À mà quên, đừng cố phá cánh cửa này đấy nhé

2

  • Thích
  • Yêu
  • Haha
  • Wow
  • Khóc
  • Giận





Video liên quan

Chủ Đề