Các thành phần cấu tạo chính của một nuclêôtit là gì

I. AXIT ĐÊÔXIRIBÔNUCLÊIC [ADN]

1. Cấu trúc hóa học của ADN

- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit.

- Cấu tạo của một nuclêôtit: Đường đêôxiribôzơ [C5H10O4], Axit phôtphoric [H3PO4], một trong 4 loại bazơ nitơ [A, T, G, X].

- Các nuclêôtit liên kết với nhau theo một chiều xác định [3 5] tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit.

- 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô:

+ A T bằng 2 liên kết hiđrô.

+ G X bằng 3 liên kết hiđrô.

- Trên mỗi mạch có các liên kết hóa trị giữa đường và axit phôtphoric.

2. Cấu trúc không gian của ADN

- ADN có 2 chuỗi pôlinuclêôtit xoắn kép song song quanh trục, tạo nên xoắn kép đều và giống 1 cái cầu thang xoắn.

- Mỗi bậc thang là một cặp bazơ, tay thang là phân tử đường và axit phôtphoric.

- Khoảng cách giữa 2 cặp bazơ là 3,4 A0.

- Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit,

- Đường kính vòng xoắn là 20A0.

3. Chức năng của ADN

- Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

- Làm khuôn để tổng hợp ARN.

ADN tự sao ARN Prôtêin Tính trạng

II. AXIT RIBÔNUCLÊIC [ARN]

1. Cấu trúc hóa học của ARN

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là các ribônuclêôtit.

- Cấu tạo của một ribônuclêôtit: Đường ribôzơ [C5H10O5], Axit phôtphoric [H3PO4], một trong 4 loại bazơ nitơ [A, U, G, X].

- Các nuclêôtit liên kết với nhau theo một chiều xác định [3 5] tạo thành chuỗi pôliribônuclêôtit.

- Chuỗi pôliribônuclêôtit có các liên kết hóa trị giữa đường và axit phôtphoric.

2. Cấu trúc không gian ARN

- Gồm một mạch pôliribônuclêôtit.

- ARN gồm có 3 loại: mARN, tARN, rARN.

3. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN

a] ARN thông tin [mARN]

- Dạng mạch thẳng gồm một chuỗi pôliribônuclêôtit.

- Truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm.

b] ARN vận chuyển [tARN]

- Có cấu trúc với 3 thùy, 1 thùy mang bộ 3 đối mã, 1 đầu đối diện là vị trí gắn kết axit amin giúp liên kết với mARN và ribôxôm.

- Vận chuyển axit amin đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin.

c] ARN ribôxôm [rARN]

- Chỉ có một mạch, nhiều vùng các nu liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vùng xoắn cục bộ.

- Cùng prôtêin tạo nên ribôxôm. Là nơi tổng hợp prôtêin.


Video liên quan

Chủ Đề