Các thủ tục khi nhập khẩu hàng hóa năm 2024

Mặc dù thủ tục hải quan là cụm từ xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng biết thủ tục hải quan là gì, bởi thủ tục này mang tính chuyên ngành và tương đối phức tạp.

Thủ tục hải quan là gì?

Trước hết, cần hiểu rõ ý nghĩa của từ hải quan. Theo từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ xuất bản 2005 giải thích, hải quan nghĩa là: “việc kiểm soát và đánh thuế hàng hoá xuất nhập cảnh”.

Theo Wikipedia: Hải quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo cách giải thích của Luật Hải quan năm 2014:

23. Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, thủ tục hải quan là các thủ tục cần thiết để đảm bảo hàng hóa, phương tiện vận tài được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới.

Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:

- Cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế;

- Cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

- Khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan;

- Các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan;

- Các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;

- Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tục hải quan tương đối phức tạp [Ảnh minh họa]

Quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu

Tuỳ vào từng loại hàng hoá nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ cần làm các thủ tục hải quan khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu cơ bản bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu

Cần xác định loại hàng nhập khẩu thuộc diện nào để xác định được việc cần làm. Chẳng hạn nếu là hàng thông thường thì không cần lưu ý gì đặc biệt nhưng nếu là hàng hóa phải công bố hợp chuẩn hợp quy, doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng được đưa về cảng…

Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá

Trong quá trình làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ, cơ bản gồm các giấy tờ sau:

- Hợp đồng thương mại [Sale Contract].

- Vận đơn lô hàng [Bill of Landing].

- Phiếu đóng gói hàng hoá [Packing List].

- Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng [C/O].

- Hoá đơn thương mại [Commercial Invoice].

Bước 3: Khai và truyền tờ khai hải quan

Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan và điền đầy đủ thông tin trên tờ khai. Khi tờ khai hoàn tất và được truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ.

Bước 4: Lấy lệnh giao hàng

Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau và mang đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng:

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân bản sao.

- Vận đơn bản sao.

- Vận đơn bản gốc có dấu.

Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan

Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ phân luồng hàng hoá thành luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ.

- Luồng xanh: Doanh nghiệp in tờ khai và đóng thuế.

- Luồng vàng: Đơn vị Hải quan kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng.

- Luồng đỏ: Hàng bị kiểm hoá.

Bước 6: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan

Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính, đó là:

- Thuế nhập khẩu.

- VAT.

Ngoài ra, tuỳ vào một số loại hàng, có thể phải nộp thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bước 7: Chuyển hàng hoá về kho bảo quản

Trên đây là giải đáp thủ tục hải quan là gì và một số quy trình cơ bản làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu. Nếu còn thắc mắc về thủ tục hải quan, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các hoạt động kinh doanh đang diễn ra sôi động hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Do đó, việc cấp phép xuất nhập khẩu cần được thực hiện nhanh chóng và đúng thời hạn để đảm bảo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp. Để giúp bạn có thêm thông tin, bài viết dưới đây của Mison Trans chia sẽ cho công việc kinh doanh.

Giấy tờ bắt buộc

Đây là những chứng từ xuất nhập khẩu gần như bắt buộc đối với bất cứ lô hàng nào.

Cần chuẩn bị các giấy tờ phù hợp để việc xuất – nhập khẩu của bạn trở nên thuận tiện hơn

1. Hợp đồng thương mại [Sales Contract]

Là một văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán cùng các bên liên quan để thiết lập, điều chỉnh hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Trong hợp đồng này, sẽ bao gồm các thông tin về người mua, người bán, hàng hóa, điều kiện giao hàng, thanh toán…

2. Hóa đơn thương mại [Commercial Invoice]

Là giấy tờ do người xuất khẩu phát hành nhằm thu tiền người mua cho lô hàng bán theo thỏa thuận hợp đồng. Về cơ bản, hóa đơn sẽ có nội dung chính là: Số và ngày lập hóa đơn; tên, địa chỉ người bán và người mua; thông tin hàng hóa như mô tả, số lượng, đơn giá, số tiền; điều kiện giao hàng; điều kiện thanh toán; cảng xếp, dỡ; tên tàu, số chuyến.

3. Phiếu chi tiết hàng hóa [Packing List]

Là loại giấy tờ thể hiện cách thức đóng gói của một lô hàng. Nó thể hiện lô hàng có bao nhiêu kiện, trọng lượng và dung tích bao nhiêu…

4. Vận đơn [Bill of Lading]

Bill of Lading là giấy tờ chuyên chở hàng hóa do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng. Trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người nhận với đúng cam kết.

5. Tờ khai hải quan [Customs Declaration]

Là văn bản mà nhà xuất nhập khẩu cần khai báo chi tiết về thông tin, số lượng, quy cách của hàng hóa cần xuất hay nhập khẩu. Đây là chứng từ cần thiết để kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu với các cơ quan hải quan để hàng đủ điều kiện xuất – nhập khẩu vào một quốc gia.

Có thế bạn quan tâm: Tổng hợp các loại chứng từ trong Xuất – Nhập khẩu

Giấy tờ không bắt buộc

Những giấy tờ này tùy theo hợp đồng thương mại mà có thể có hoặc không.

Giấy tờ cần thiết cho một lô hàng xuất nhập khẩu

1. Hóa đơn chiếu lệ [Proforma Invoice]

Là chứng từ thể hiện sự xác nhận về phía người bán về lô hàng và số tiền cần thanh toán cho người mua ở mức giá cụ thể.

2. Thư tín dụng [Letter of Credit]

Là thư do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoảng tiền nhất định, trong một khoản thời gian nhất định, nếu người xuất khẩu xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ.

3. Chứng từ bảo hiểm [Insurance Certificate]

Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và dùng để điều tiết quan hệ giữa hai bên. Trong đó, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường nếu có tổn thất xảy ra vì những rủi ro hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Bên cạnh đó, người được bảo hiểm phải phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm.

4. Giấy chứng nhận xuất xứ [Certificate of Origin]

Là giấy tờ xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất ở vùng lãnh thổ hay quốc gia nào. Loại chứng từ này cũng khá quan trọng vì giúp chủ hàng được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt hay được giảm thuế.

5. Chứng từ kiểm dịch [Phytosanitary Certificate]

Là chứng nhận do cơ quan kiểm dịch cấp để xác nhận lô hàng xuất nhập khẩu đã được kiểm dịch. Công tác kiểm dịch nhằm giúp ngăn ngừa không cho mầm bệnh theo hàng hóa truyền từ quốc gia này đến quốc gia khác.

Có thế bạn quan tâm: 8 bước hoàn tất tờ khai hải quan nhập khẩu

Một số loại giấy tờ khác

Cần tìm hiểu các giấy tờ xuất nhập khẩu hàng hóa cần thiết để công việc thuận tiện hơn

Giấy chứng nhận chất lượng [Certificate of Quality]

Là giấy chứng nhận về chất lượng của hàng hóa. Thông thường, giấy này được cấp bởi một tổ chức độc lập và có uy tín để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng nhất định.

Giấy chứng nhận kiểm định [Certificate of Analysis]

Là giấy chứng nhận về kết quả kiểm định của sản phẩm. Giấy này thường được cấp bởi các phòng thí nghiệm hoặc tổ chức kiểm định độc lập để xác định các thông số kỹ thuật của sản phẩm, như thành phần hóa học, tính chất vật lý, độ ẩm…

Giấy chứng nhận vệ sinh [Sanitary Certificate]

Là giấy chứng nhận về tính an toàn vệ sinh của sản phẩm. Giấy này thường được yêu cầu cho các sản phẩm thực phẩm hoặc thủy sản, để đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và vận chuyển theo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.

Giấy chứng nhận hun trùng [Fumigation Certificate]

Là giấy chứng nhận về việc tiêu diệt côn trùng và sâu bệnh hại trên hàng hóa. Giấy này thường được yêu cầu cho các sản phẩm nông sản hoặc gỗ, để đảm bảo rằng sản phẩm không mang theo các loại côn trùng hoặc sâu bệnh hại khi xuất khẩu sang các quốc gia khác.

Việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ này là rất quan trọng để đảm bảo quá trình xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi và tránh được các rủi ro phát sinh.

Chủ Đề