Cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo

Bánh rau được hình thành từ rất sớm cùng với sự phát triển của thai nhi. Nó giống như một đĩa có đường kính khoảng 20-25 cm, dày khoảng 2,5-3 cm, mỏng dần về phía bìa và có cân nặng khoảng 500-600 g. Hệ thống mạch máu của bánh rau được tập trung thành hai động mạch và một tĩnh mạch rốn nối liền với thai nhi, được gọi là dây rau hay dây rốn, có chiều dài 35-60 cm.

Rau tiền đạo dễ dẫn đến băng huyết sau sinh, gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và bé

Tình trạng rau bám thấp trong tử cung có thể dẫn đến băng huyết khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ và thai nhi. Vì vậy cần được chẩn đoán sớm để có phương án xử lý để đảm bảo tính mạng cho mẹ và bé.

Chẩn đoán

Trong ba tháng cuối

– Cơ năng: Chảy máu là triệu chứng chính với tính chất đặc biệt đột ngột, không đau bụng, máu đỏ loãng, có máu cục. Không cần điều trị, tự cầm, có tính chất tái diễn.

– Toàn thân bệnh nhân phụ thuộc vào lượng máu mất nhẹ

– Thực thể:

  • Thường ngôi bất thường đầu cao lỏng ngôi ngang hoặc ngôi ngược.
  • Nếu ra máu nhiều tim thai có biểu hiện suy.
  • Thăm âm đạo thấy ngôi cao qua cổ tử cung có thể sờ được bánh rau
  • Siêu âm: là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất và vô hại.

– Tiến triển:

Thường máu tự cầm đôi khi máu chảy nhiều mang tính tái phát không ảnh hưởng tới toàn thân. Có tới 75 % đẻ non dưới 8 tháng hiếm thấy các trường hợp ra máu ba tháng cuối giữ được đến đủ tháng trường hợp hay gặp vỡ ối non, nhiễm khuẩn ối.

Khi chuyển dạ

– Cơ năng: Máu chảy đỏ tươi nhiều hay gặp trong rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn các loại khác chảy ít hơn

– Toàn thân: Thể trạng chung tuỳ thuộc vào lượng máu mất nếu mất máu nhiều da xanh niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt có khi trụy tim mạch.

– Thực thể:

  • Sờ nắn thấy ngôi ở rất cao hoặc ngôi bất thường
  • Nghe tim thai có thể không rõ
  • Thăm âm đạo khi chuyển dạ là phương pháp lâm sàng chính xác nhất để xác định các thể rau tiền đạo và hướng xử trí thích hợp. Nếu chảy máu nhiều, nhanh chóng mổ lấy thai để an toàn cho cả mẹ và con .Nếu chảy máu ít theo dõi sát để đẻ thường.

– Cận lâm sàng: Có nhiều phương pháp để chẩn đoán

  • Siêu âm: Ngày nay siêu âm là phương tiện sử dụng nhiều nhất có thể xác định vị trí chính xác của bánh rau còn xác định được nhịp tim thai
  • Chụp X quang không chuẩn bị để xác định vị trí của bánh rau nằm vị trí đoạn dưới tử cung. Ngoài ra có phương pháp bơm thuốc cản quang vào động mạch đùi để tìm vị trí bám của bánh rau tuy nhiên ít làm vì nguy hiểm cho thai nhi .
  • Dùng đồng vị phóng xạ [ I125 , I131. I132 …] xác định vị trí bánh rau

Chẩn đoán phân biệt

– Rau bong non

Thường có hội chứng tiền sản giật – sản giật. Máu âm đạo đen loãng, không đông, sản phụ đau bụng nhiều, tử cung co cứng, thai suy nhanh chóng.

– Vỡ tử cung

Thường có dấu hiệu dọa vỡ, thai suy hoặc chết, sản phụ choáng nặng, có dấu hiệu xuất huyết nội.

– Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân chảy máu từ cổ tử cung [viêm lộ tuyến, polyp, ung thư…], chảy máu âm đạo. Trong khi chuyển dạ chẩn đoán phân biệt với đứt mạch máu của dây rau, máu chảy ra đỏ tươi, thai suy rất nhanh.

Các phương pháp điều trị

Khi thai chưa được 32 tuần

– Điều trị nội khoa:

  • Bất động
  • Thuốc giảm co bóp tử cung như Spasmaverin, Salbutamol, Magné Sulfate.
  • Các thuốc cầm máu, các thuốc bổ thai theo dõi cho đến khi thai đủ tháng nếu ra máu nhiều khó giữ thai cần phải cấp cứu mẹ, bấm ối [trừ loaị trung tâm] cầm máu và gây chuyển dạ

Khi thai đủ 32 tuần

– Thai có thể sống độc lập ngoài tử cung nếu chảy máu tái diễn nhiều lần tốt nhất mổ lấy thai không nên chờ đợi đến chuyển dạ

– Khi chuyển dạ:

Rau tiền đạo không trung tâm

  • Đa số các trường hợp này có thể đẻ thường. Khi chuyển dạ nên bấm ối để hạn chế chảy máu. Nếu sau bấm ối máu vẫn tiếp tục chảy nên mổ lấy thai.
  • Khi có quyết định cho đẻ thường cần phải theo dõi sát toàn trạng và các dấu hiệu sinh tồn của sản phụ, số lượng máu mất và tình trạng thai. Nếu toàn trạng mẹ xấu đi do mất máu nhiều, hoặc phát sinh thêm các yếu tố nguy cư khác thì phải mổ lấy thai cấp cứu.
  • Sau khi thai sổ, bánh rau thường bong sớm vì một phần đã bị bong trước sinh. Chỗ rau bám có thể chảy máu, cần dùng các thuốc co hồi tử cung. Nếu không kết quả phải cắt tử cung bán phần thấp.

Rau tiền đạo trung tâm

  • Chỉ định mổ lấy thai tuyệt đối.
  • Trường hợp chảy máu nhiều không kiểm soát được thì có thể buộc động mạch tử cung hoặc động mạch hạ vị để cầm máu. Nếu không có kết quả thì phải cắt tử cung bán phần thấp để cầm máu.

Thời kỳ hậu sản

Về phía mẹ

– Theo dõi sát để đề phòng chảy máu thứ phát sau sinh và nhiễm khuẩn.

– Trong thời kỳ hậu sản nếu mẹ thiếu máu nhiều phải truyền máu để bù lại số lượng máu đã mất và uống thêm viên sắt.

Về phía thai

– Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt vì phần lớn là trẻ non tháng do mẹ mất máu mãn tính nên thai nhi thiếu oxy từ trong bụng mẹ thai dễ suy và dễ tử vong do non tháng và do chảy máu.

Benh.vn

Trong thời gian mang thai, các bà mẹ không mong gì hơn là có một sức khỏe tốt, con phát triển bình thường và cuộc sinh nở được diễn ra suôn sẻ, an toàn. Tuy nhiên, đôi khi một vài sự cố vẫn xảy ra ngoài dự tính.

Nhau tiền đạo là tình trạng nhau thai không bám hoàn toàn ở mặt trước và sau đáy tử cung như bình thường mà một phần, hoặc toàn bộ bánh nhau bám vào đoạn dưới tử cung.

Nhau tiền đạo có thể gây chảy máu trong ba tháng cuối của thai kỳ, trong chuyển dạ và sau sinh, đồng thời gây nên tình trạng đẻ khó hoặc ngôi thai bình chỉnh không tốt, tình trạng này làm ảnh

hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và con.

Phân loại bệnh

Tuỳ theo vị trí mép nhau so với lỗ trong cổ tử cung mà có nhiều hình thái nhau tiền đạo khác nhau:

Phần lớn bánh nhau bám vào thân tử cung, chỉ có một phần bánh nhau bám vào đoạn dưới tử cung, nhưng mép nhau chưa ăn lan đến lỗ trong cổ tử cung. Loại này ít có biểu hiện ra ngoài, ít gây chảy máu hoặc chỉ gây chảy máu nhẹ, thường gây vỡ ối sớm.

Phần lớn bánh nhau bám vào đoạn dưới, nhưng bờ của bánh nhau chưa tới lỗ trong cổ tử cung, loại này chảy máu nhẹ, tái phát trong quá trình có thai. Từ mép bánh nhau đến chỗ rách màng ối để thai ra nhỏ hơn 10cm.

Còn gọi là nhau bám bờ, bờ của bánh nhau nằm sát mép lỗ trong cổ tử cung, loại này chảy máu nhiều. Khi chuyển dạ, cổ tử cung mở có thể sờ thấy mép bánh nhau.

Nhau tiền đạo bán trung tâm hay nhau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn:

Khi cổ tử cung mở hết, một phần nhau che lỗ trong cổ tử cung, có thể sờ thấy màng ối và sờ thấy múi nhau. Loại này gây chảy máu rất nhiều và cản trở đường thai ra.

  • Nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn

Bánh nhau che kín toàn bộ lỗ trong cổ tử cung. Thăm khám âm đạo chỉ thấy tổ chức nhau, không thấy được màng nhau. Loại này chảy máu dữ dội, cần phẫu thuật kể cả phải bỏ con để cứu tính mạng của mẹ.

Nhau tiền đạo là tình trạng nhau thai không bám hoàn toàn ở mặt trước và sau đáy tử cung 

Có thể bạn quan tâm:

Nhau thai là gì? Các vấn đề về nhau thai

Cẩn trọng với biến chứng phù rau thai

Các xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác gây nên nhau tiền đạo chưa rõ. Tuy nhiên, thường gặp nhau tiền đạo ở những sản phụ:

  • Lớn tuổi: 1% đối với sản phụ trên 35 tuổi.
  • Đa sản: 1/179 [0,56%] trường hợp bị nhau tiền đạo đối với sản phụ sinh 3 lần; 2,2% bị nhau tiền đạo đối với sản phụ sinh trên 5 lần.
  • Tiền sử nạo phá thai, sảy thai.
  • Tử cung có vết sẹo mổ cũ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có sự liên quan mật thiết giữa số lần mổ lấy thai và bệnh lý nhau tiền đạo: nguy cơ nhau tiền đạo trên những tử cung không có vết mổ lấy thai là 0,26%, nhưng tỷ lệ này có thể tăng đến 10% nếu có mổ lấy thai.
  • Tiền sử viêm nhiễm tử cung.
  • Do thai phụ sử dụng thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá trong thời kì mang thai.
  • Tử cung dị dạng.
  • Nhau tiền đạo có thể kết hợp với nhau cài răng lược. Tần suất nhau tiền đạo kết hợp với nhau cài răng lược tăng theo số lần mổ lấy thai.

Ở sản phụ không có vết mổ cũ, nhau tiền đạo kết hợp nhau cài răng lược chiếm 9,4%, nhưng ở người có một lần mổ lấy thai tần suất là 21,1%, nếu có hai lần mổ lấy thai tỉ lệ này là 47,6%.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp con so không có tiền căn bệnh lý phụ khoa bất thường cũng bị nhau tiền đạo. Những trường hợp này, người ta cho rằng, vì trứng thụ tinh làm tổ ở thấp, gần đoạn eo, do đó sẽ phát triển ở đoạn dưới tử cung.

Giải phẫu bệnh

Trong nhau tiền đạo:

  • Bánh nhau thường trải rộng và mỏng hơn bình thường, do đó dễ có biến chứng nhau bong không hoàn toàn, gây chảy máu trong thời kỳ sổ nhau.
  • Phần màng nhau ở gần mép nhau thường dày và kém đàn hồi, vì vậy dễ bị vỡ ối sớm.
  • Dây rốn có thể không bám ở trung tâm bánh nhau mà thường bám ở gần bờ nhau phía lổ trong cổ tử cung. Do đó, khi vỡ ối dễ bị sa dây rốn.
  • Đoạn dưới tử cung mỏng, không có mạng cơ lưới nên dễ bị chảy máu sau khi sổ nhau.
  • Ngôi thai thường bình chỉnh không tốt do bị cản trở bởi bánh nhau. Thường gặp ngôi đầu cao lỏng. Tỷ lệ ngôi bất thường như ngôi ngang, ngôi mông cũng rất cao.

Triệu chứng

Xuất huyết âm đạo là triệu chứng chính, thường diễn ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ, với đặc tính là xảy ra một cách đột ngột, không nguyên nhân, không triệu chứng báo trước, không kèm theo

đau bụng, máu chảy ra đỏ tươi sau khi ra ngoài có đông thành cục máu.

Lượng máu thường ít trong lần đầu và ngưng tự nhiên, nhưng sau đó lại tái phát nhiều lần và ở những lần sau khuynh hướng máu mất càng ngày càng nhiều hơn. Trong một số trường hợp đặc biệt, bánh nhau bám gần lỗ trong cổ tử cung không chảy máu cho mãi đến khi nào chuyển dạ mới chảy máu từ ít đến ồ ạt.

Nguồn gốc máu chảy trong nhau tiền đạo là máu của người mẹ, từ những xoang tĩnh mạch [hồ máu] ở bánh nhau.

Nhau tiền đạo là tình trạng nhau thai không bám hoàn toàn ở mặt trước và sau đáy tử cung 

Biến chứng 

Đối với mẹ

Nguy cơ của nhau tiền đạo là: Xuất huyết âm đạo, có thể rất nặng, gây choáng mất máu và tử vong ở mẹ [tại Việt Nam tỷ lệ tử vong mẹ khoảng 1,16%]; rối loạn đông máu, có thể xảy ra, nhưng

ít gặp ở nhau tiền đạo, ngay cả khi nhau bong theo diện rộng.

Có thể phỏng đoán rằng Thromboplastin – yếu tố thúc đẩy đông máu nội mạch – trong nhau tiền đạo đã được thoát ra ngoài kênh cổ tử cung chứ không đi vào tuần hoàn của người mẹ.

Đối với con

Thai dễ bị suy do thiếu máu; sinh non tháng, vì khả năng phải chấm dứt thai kỳ sớm. Nếu tình trạng xuất huyết âm đạo trầm trọng, xảy ra trước khi thai trưởng thành thì bác sĩ cũng quyết

định cho sản phụ sinh sớm để cứu mẹ, vì thế thai non tháng là một lý do chính làm cho tỷ lệ tử vong của con còn khá cao. Tỷ lệ tử vong của con trong nhau tiền đạo kể cả non tháng và đủ tháng

chiếm tỉ lệ là 30 – 40%.

Cách xử trí

Những sản phụ có nhau tiền đạo thường phải được theo dõi sát, được hẹn nhập viện sớm trước khi có chuyển dạ và có khả năng phải mổ cấp cứu để cứu mẹ và con.

Hướng xử trí tuỳ thuộc vào tuổi thai, mức độ chảy máu nhiều hay ít, đã có chuyển dạ hay chưa.

Biện pháp cụ thể tuỳ thuộc vào mức độ xoá mở cổ tử cung và mức độ chảy máu:

  • Nếu cổ tử cung đã mở 6 – 7cm, đầu xuống thấp, ra máu ít và không có bất xứng đầu chậu hoặc không có nguyên nhân gây đẻ khó khác, có thể sản phụ sẽ cần được bác sĩ theo dõi một cách chặt chẽ.
  • Nếu cổ tử cung chưa thuận lợi, tiên lượng thời gian của cuộc chuyển dạ còn kéo dài mà sản phụ đang ra máu nhiều thì bác sĩ sẽ phải quyết định mổ để đưa bé ra ngoài sớm, tránh những nguy hiểm cho mẹ và bé.
  • Nếu các phương pháp bảo tồn trên thất bại, máu vẫn chảy nhiều hoặc với sản phụ có nhau tiền đạo bám mặt trước tại vị trí đường rạch lấy thai lần trước, rất có khả năng kèm theo nhau cài răng lược thì phải cắt tử cung.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề