Cách đầu camera

Chào các bạn, đây là bài viết hướng dẫn cách lắp camera có dây nhằm mục đích giúp các bạn mới có thể tự lắp hoàn chỉnh hệ thống camera tại nhà, cho văn phòng hoặc cửa hàng để theo dõi an ninh.

Bài viết cũng được chúng tôi viết theo dạng tài liệu kỹ thuật, mô tả thực tế nhất có thể nhằm giúp các bạn có thể làm tài liệu để tự thực hành, tra cứu những vướng mắc trong quá trình tự tìm hiểu cách lắp 1 bộ camera cho mình.

Quá trình thi công lắp đặt camera đôi lúc tuỳ hãng sản xuất sẽ có một số điểm khác nhau, bài viết chỉ đại diện cho một số hãng camera thông dụng.

  • Bài liên quan: Hướng dẫn cách lắp camera wifi không dây.

Ghi chú:

Đây là bài viết hướng dẫn cách lắp camera có dây toàn tập, vì vậy bài viết này sẽ khá dài và chi tiết nhằm có thể giúp người mới có thể nắm rõ cách tự biết phương pháp lắp đặt 1 hệ thống camera hoàn chỉnh.

* Cách xem nhanh: nếu bạn cần tìm nhanh một nội dung nào đó, bạn có thể kéo lên phần mục lục ở trên cùng, click vào mục cần tìm và sẽ di chuyển nhanh đến nội dung của bạn!

Và dĩ nhiên, bạn có thể lưu lại bài viết này để xem lại về sau [bạn có thể bookmark hoặc share lên tường Facebook để lưu lại].

Tìm hiểu về hệ thống camera là gì?

Hệ thống camera bao gồm những thành phần chính như sau:

  • Camera: đặt tại các điểm cần kiểm soát an ninh, kết nối về đầu ghi.
  • Đầu ghi hình: thiết bị có chức năng cho phép ghi lại toàn bộ hình ảnh, theo dõi hình ảnh hoặc video thời gian thực. Đồng thời đầu ghi cho phép truy xuất lại dữ liệu hình ảnh trước đó [thời gian tuỳ thuộc vào dung lượng ổ cứng lưu được bao nhiêu ngày].
  • Ổ cứng: thiết bị chuyên dùng lưu trữ video [hình ảnh & âm thanh]. Ổ cứng camera khác với các loại ổ cứng máy tính thông thường vì có tốc độ ghi & đọc rất cao.
  • Thẻ nhớ: chỉ sử dụng khi dùng camera wifi không đi dây và hệ thống không sử dụng đầu ghi. Thẻ nhớ là loại chuyên dụng tốc độ cao, gắn vào bên trong camera.
  • Hệ thống dây tín hiệu & dây nguồn: kết nối tín hiệu từ các camera về đầu ghi. Dây nguồn dùng để cấp nguồn 12V cho camera. Ngoài ra còn có các đầu Jack kết nối tín hiệu [đầu jack BNC hoặc đầu jack RJ45].
  • Màn hình: dùng để xem video thời gian thực tại chỗ, thường đặt vị trí gần đầu ghi.
  • Phần mềm xem camera: là phần mềm cài đặt trên máy tính hoặc điện thoại. Dùng để xem hình ảnh và âm thanh thời gian thực [nếu camera có hỗ trợ ghi âm] .

Ngoài ra, để có thể xem camera từ bên ngoài thì hệ thống camera cần được kết nối internet thông qua 1 thiết bị gọi là router [bộ định tuyến]. Router là thiết bị mà nhà mạng cung cấp khi bạn đăng ký dịch vụ internet. Có 2 dạng router phổ biến đó là router thường [không có wifi] và router có wifi [thường có ăng-ten].

Sơ đồ kết nối hệ thống camera

Nắm vững mô hình kết nối hệ thống camera sẽ giúp quý khách hiểu cách thiết lập và kết nối giữa đầu ghi, camera và các thiết bị trong hệ thống mạng.

Để nắm rõ phần hướng dẫn tự lắp camera tại nhà này, các bạn cần tìm hiểu thật kỹ sơ đồ kết nối camera có dây như sau:

Sơ đồ kết nối tổng thể 1 hệ thống cameraThiết kế sơ đồ camera có dây cần đảm bảo:
  • Các thiết bị trong hệ thống tương thích về mặt kỹ thuật. Ví dụ: camera có độ phân giải Full HD phải sử dụng đầu ghi tương thích có khả năng xử lý hình ảnh Full HD hoặc cao hơn. Camera có ngõ âm thanh hoặc chức năng báo động cần phải thiết kế trên đầu ghi hỗ trợ âm thanh, báo động…
  • Các chuẩn kết nối giữa camera – đầu ghi và các thiết bị phải đồng bộ. Ví dụ: camera analog phải kết nối với đầu ghi analog.
  • Phương án triển khai thi công phải khả thi. Dựa trên việc khảo sát địa hình trước khi thiết kế sơ đồ hướng dẫn lắp camera có dây và biện pháp thi công…
  • Tối ưu giá thành. Sơ đồ, bản vẽ chi tiết cách lắp camera cần được xem xét tối ưu về giá thành các thiết bị như camera, đầu ghi, loại dây tín hiệu camera… nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng tốt mục đích sử dụng hệ thống camera, độ bền và chất lượng.

Những điều bạn cần biết khi tìm hiểu cách lắp camera có dây

Khái niệm cách lắp camera [có dây] không đơn giản chỉ là việc thi công, cài đặt camera. Tuỳ từng mục đích & đối tượng sử dụng [chẳng hạn như bạn là người dùng gia đình, văn phòng, cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường học, bệnh viện, khách sạn, resort, nhà hàng… hay cửa hàng, shop, quán ăn, quán cafe] mà cách tự lắp camera có dây sẽ thay đổi theo từng phương án thiết kế và thi công camera sẽ rất khác nhau.

Vì vậy, trừ khi bạn chỉ gắn 1-2 camera và không cần đầu ghi, không cần set up hệ thống, phạm trù “hướng dẫn lắp camera” cần được hiểu rộng hơn. Nó bao gồm những công đoạn như sau:

  • #1. Công tác khảo sát, chọn lựa thiết bị [*]: khảo sát chọn lựa loại camera, đầu ghi, ổ cứng, màn hình nào phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng.
  • #2. Thiết kế phương án kỹ thuật [*]: sơ đồ hoặc mô hình kết nối của hệ thống camera; Chọn hệ thống kết nối không dây hay có dây; Cách thức thiết lập cấu hình kỹ thuật trên đầu ghi, camera, phần mềm điều khiển. Vị trí của từng camera, vị trí đặt để đầu ghi, màn hình, vị trí và khoảng cách chiều dài kéo dây có phù hợp hay không.. [bao gồm cả dây tín hiệu và dây nguồn].
  • #3. Công tác triển khai và thi công: là các công đoạn thiên về hướng dẫn thi công, hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống camera. [Đây là nội dung chính của bài viết này]

Lưu ý về cách lắp camera có dây:

[*] Nếu như ở phần #1 và phần #2 [khảo sát, chọn lựa & sơ đồ hệ thống camera] không được chuẩn bị tốt thì công tác thi công thực tế sẽ không phát huy hết công dụng của nó.

Chẳng hạn hệ thống camera không đáp ứng tốt nhu cầu, thừa hoặc thiếu chức năng, không đảm bảo nhu cầu sử dụng. Hoặc có thể hệ thống về sau khó nâng cấp, dữ liệu không lưu trữ đúng, khi sự cố xảy ra thì truy xuất lại không được…

Vì vậy nếu bạn là người mới muốn tự tìm hiểu hướng dẫn lắp đặt 1 hệ thống camera cho mình, sẽ tốt hơn nếu bạn nhờ đến sự tư vấn & hỗ trợ của người bán – Trước khi quyết định chọn loại camera nào phù hợp với nhu cầu của mình.

Trong phạm vi bài viết này chúng tôi tập trung chủ yếu vào phần #3 [việc triển khai thi công & hướng dẫn tự lắp camera tại nhà].

Những nội dung tiếp theo được trình bày trong ngữ cảnh xem như chúng ta đã làm tốt khâu số #1&2 rồi nhé các bạn.

.>> Xem thêm: Tư vấn chọn mua camera loại nào tốt?

Hướng dẫn cách lắp camera có dây [chi tiết]

Trình tự các bước & cách lắp đặt hệ thống camera [có dây]

Trước khi đi vào phần chi tiết, dưới đây là các bước tóm tắt cách lắp đặt 1 hệ thống camera mà các bạn cần nắm qua trước:

>>> TÓM TẮT CÁC BƯỚC TỰ LẮP CAMERA TẠI NHÀ Xem hình ở bước 3 phía trên để sắp đúng thứ tự màu. Lưu ý: các loại cáp mạng chất lượng kém sẽ không thể phân biệt màu rõ ràng, vì vậy bạn nên chọn mua loại cáp mạng có chất lượng tốt.
=> Sau khi sắp đúng thứ tự, bạn dùng kéo cắt bỏ đi 1 đoạn khoảng 1mm cho bẹ dây ngay ngắn và thẳng hàng, chuẩn bị đưa vào jack RJ45 ở bước tiếp theo.
  • Bước 4: Cẩn thận và từ từ đưa bẹ dây vào Jack RJ45. Và cài luôn phần vỏ dây vào sâu trong phần Jack RJ45 [như hình bước 4 ở trên]
    Chú ý: sau khi đưa vào bạn hãy kiểm tra lại, đảm bảo thứ tự màu của 08 sợi dây không bị đảo lộn.
  • Bước 5: Dùng kềm bấm chuyên dụng và bấm lại đầu Jack RJ45 sao cho thật chắc chắc. Đảm bảo phần vỏ dây được ngậm vào phần ngàm của Jack RJ45 [xem hình dưới].
  • Kiểm tra đầu Jack RJ45 sau khi bấm xong

    2. Cách đấu Jack nguồn cho camera

    Trường hợp 1: Khi đấu nguồn 220V gần vị trí camera

    Nếu vị trí camera thuận lợi gần nguồn điện 220V, bạn có thể lấy nguồn và dẫn vào 1 thiết bị gọi là hộp nguồn kỹ thuật camera.

    Hộp nguồn kỹ thuật là gì?

    Hộp nguồn kỹ thuật còn gọi là hộp liền nguồn camera. Hộp kỹ thuật có cấu tạo là 1 chiếc hộp nhựa hình vuông khoảng 15cm để bạn có thể đặt trọn bộ nguồn và các đầu jack nối vào đó. Chúng giúp chống bụi, chống ẩm cho nguồn, bảo vệ nguồn và chống gỉ sét cho các đầu jack kết nối. Đôi khi một số hộp nguồn kỹ thuật được bán sẵn kèm với nguồn adaptor ở bên trong.

    Cách lắp đặt hộp nguồn kỹ thuật [hộp liền nguồn] cho camera
    Chọn hộp nguồn kỹ thuật camera loại nào tốt?

    Bạn nên chọn loại có thương hiệu tốt để đảm bảo hộp có độ kín và chống nước, chống ẩm tốt. Về công suất, nên chọn loại có nguồn sẵn từ 1,5A trở lên để giúp camera vận hành ổn định và tăng tuổi thọ cho camera.

    Nguồn công suất kém là nguyên nhân của các hiện tượng như: camera bị nhiễu, tín hiệu chập chờn, mất nét… do camera bị sụt áp khi hoạt động. Về lâu dài sẽ làm camera rất mau hỏng.

    Trường hợp 2: Khi đấu nguồn 220V xa vị trí camera

    Nếu camera đặt tại vị trí không gần nguồn 220V, lúc này bạn phải lấy nguồn từ xa. Do vậy trường hợp này bạn cần một đoạn dây nối [sử dụng loại dây đỏ – đen] và có thể đi cặp chung với dây tín hiệu.

    Các bước nối Jack nguồn 12V cho camera:
    • Bước 1: Cắt đôi phần hộp nguồn và phần chuôi cắm nguồn 12V [xem hình minh họa bên dưới].
    • Bước 2: Đấu nguồn 220V đầu vào [tại vị trí khảo sát thuận lợi để lấy nguồn].
    • Bước 3: Đấu nguồn 12V đầu ra cho camera.
    Cách đấu Jack cắm nguồn 12V cho camera
    Lưu ý khi nối Jack nguồn 12V:

    Trong mọi trường hợp, bạn cần phải nối đúng màu [đỏ nối với đỏ, trắng nối với trắng] và kiểm tra kỹ không được nhầm.
    Nếu lộn cực âm thành cực dương, có khả năng camera sẽ bị cháy ngay khi cắm điện.

    Khi đấu nguồn 220V: nên tắt CB tổng khi đấu nguồn 220V để đảm bảo an toàn cho bạn.

    Như vậy là các bước hướng dẫn lắp đặt phần cứng, đi dây xem như xong. Bước tiếp theo chúng ta sẽ cắm điện và đưa hệ thống camera vào hoạt động.

    Bước 6. Vận hành hệ thống camera & Kiểm tra lần cuối

    Trước khi cắm điện vận hành:
    • Kiểm tra đảm bảo hệ thống camera đã đấu nối đúng với thiết kế sơ đồ kết nối ban đầu [quan trọng].
    • Đảm bảo các mối nối điện đã được quấn băng keo cách điện kỹ càng [quan trọng].
    • Kiểm tra và đảm bảo các đầu jack BNC/RJ45 đã đấu hết vào các camera.
    • Kiểm tra các jack nguồn 12V đã đã cắm hết vào camera.
    • Đảm bảo đầu ghi đã gắn ổ cứng HDD bên trong.
    • Đảm bảo đã cắm cáp HDMI nối giữa đầu ghi và màn hình. Màn hình phải đang bật chế độ nhận tín hiệu từ cổng HDMI [HDM input].

    1. Cắm điện và vận hành hệ thống camera

    Hãy bật điện và cấp nguồn cho tất cả các thiết bị như: đầu ghi, màn hình và các camera.

    Đầu ghi sẽ khởi động khoảng 30 giây, cứ để mọi thiết lập của đầu ghi ở trạng thái mặc định của nhà sản xuất.

    2. Kiểm tra & các thiết lập cơ bản trên đầu ghi

    Kiểm tra xem tín hiệu video trên màn hình xem mọi thứ đã ok chưa, hình ảnh có rõ nét không, tín hiệu có bị nhiễu không. Nếu hình ảnh không lên hay có gì bất thường hãy xem lại phần “Mẹo khắc phục nhanh một số sự cố nhỏ của đầu ghi” mà chúng tôi đã đề cập ở bước 2 trên.

    Dùng chuột quang [mouse] để thiết lập lại số khung video sẽ hiển thị trên màn hình LCD: Click phải và chọn lại số khung hiển thị tương ứng với tổng số camera mà bạn đã lắp đặt vào hệ thống.

    Các thiết lập nâng cao trên đầu ghi camera

    Để thiết lập các tùy chọn nâng cao trên đầu ghi, bạn nên đọc sách hướng dẫn sử dụng [kèm trong đầu ghi]. Bạn sẽ tùy chỉnh thêm được một số tùy chọn như sau:

    • Thiết lập password cho đầu ghi [không cho người khác truy cập trái phép]
    • Thiết lập chất lượng video lưu trữ trong HDD. Lưu ý rằng khi chọn độ phân giải càng cao thì ổ cứng HDD sẽ càng mau đầy.
    • Thiết lập khung thời gian nào sẽ lưu trữ video [mặc định đầu ghi sẽ lưu video 24/24].
    • Thiết lập các chế độ nâng cao khác như: báo trộm, báo động, còi hú, tin nhắn, phân vùng báo động… Các tùy chọn này sẽ khác nhau tùy mỗi loại đầu ghi.

    Bước 7. Cố định lại các đường cáp, kiểm tra & vệ sinh rác

    Sau khi đảm bảo hệ thống camera đã được đấu nối đúng kỹ thuật, vận hành tốt, các thiết lập đúng, hệ thống đã hoàn chỉnh… thì giờ là bước các bạn cần kiểm tra và vệ sinh toàn bộ hệ thống.

    Các công việc cần thực hiện:
    • Kiểm tra và cố định các bó dây cáp, cho vào nẹp điện hoặc cố định chắc chắc bằng dây gút [lạc nhựa] thật kỹ càng.
    • Đậy tất cả các nắp đậy mà bạn mở ra lúc thi công như: nắp trần thạch cao, hộp điện, hộp nguồn kỹ thuật camera [hộp liền nguồn]
    • Cố định lại nẹp điện hoặc các bộ phận còn lỏng lẻo.
    • Kiểm tra và quấn băng keo các phần dây tiếp xúc ngoài trời. Đảm bảo nước mưa không thấm vào các mối nối dây cáp tín hiệu hoặc dây nguồn…
    • Kiểm tra tính thẩm mỹ của toàn bộ công trình lần cuối.
    • Thu gom rác, vệ sinh và dọn dẹp đồ nghề.

    Bước 8. Cách cài đặt đầu ghi để xem camera qua internet [không cần tên miền]

    Ghi chú quan trọng:

    Cách thiết lập này sẽ rất khác nhau tùy từng hãng sản xuất đầu ghi và tùy mỗi model đầu ghi cũng sẽ rất khác nhau. Vì vậy những phần chúng tôi hướng dẫn bên dưới thuộc dạng “nguyên tắc chung”, tức có thể giao diện màn hình mỗi đầu ghi có thể khác nhau, tuy nhiên các bước về cơ bản vẫn sẽ giống nhau.

    Hãy thao khảo thêm “sách hướng dẫn sử dụng đầu ghi” để có hướng dẫn chính xác nhất có thể nhé các bạn.

    Các loại đầu ghi đời mới khoảng vài năm gần đây đều có hỗ trợ công nghệ P2P [point to point]. Với công nghệ này bạn có thể thiết lập cho đầu ghi kết nối internet mà không cần nhiều công đoạn phức tạp như mở port cho moderm, cấu hình tên miền động…

    Phần dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn kết nối đầu ghi xem qua điện thoại [từ môi trường internet bên ngoài].

    Trong ví dụ dưới đây, chúng tôi sẽ minh họa bằng cấu hình trên đầu ghi hãng KBVision kết nối với màn hình Tivi, các loại đầu ghi khác có nguyên lý cũng tương tự.

    Các bước cài đặt đầu trên đầu ghi:

    Đầu tiên, đảm bảo bạn đã kết nối cáp mạng từ đầu ghi đến modem [thông qua 2 đầu Jack RJ45]. Dung chuột để tiến hành các bước cài đặt trên đầu ghi như sau:

    Bước 1: Vào phần main menu trên đầu ghi

    Tại màn hình đầu ghi [hiển thị trên Tivi LCD], bạn click chuột phải vào giữa màn hình. Sau đó chọn mục “Main Menu

    Cách cài đặt đầu ghi xem camera không cần tên miềnBước 2: Thông tin đăng nhập đầu ghi

    Nhập username: admin; và password mặc định là: 123456, sau đó chọn OK.

    Đăng nhập vào đầu ghi [thông thường mặc định username là admin, password là 123456]Bước 3: Cài đặt

    Tại màn hình tiếp theo, chọn mục “Setting”

    Cách cấu hình đầu ghi camera xem qua internet [không cần tên miền]Bước 4: Cài đặt Network

    Chọn tiếp mục “Network”

    Cách set up đầu ghi xem camera từ xaBước 5: Bật DHCP

    Đảm bảo mục DHCP đã được bật [dấu tick màu xanh].

    Cài đặt DHCP auto [đầu ghi sẽ nhận địa chỉ IP tự động từ modem cung cấp]

    Điều này có nghĩa rằng camera sẽ được cấp địa chỉ IP tự động từ modem.

    Bước 6: Cấu hình P2P [xem camera không cần tên miền DNS]

    Chọn tiếp mục “P2P”, kích hoạt lựa chọn “Enable P2P”.

    Một màn hình QR Code sẽ hiện lên như sau:

    Hướng dẫn cấu hình QR code trên đầu ghi camera

    OK, như vậy là xong phần thiết lập cài đặt trên đầu ghi. Bạn cứ để màn hình như vậy, chờ 1 lát nữa ta sẽ dùng điện thoại để scan QR Code này.

    => Bây giờ ta chuyển qua phần cài đặt ứng dụng xem camera trên điện thoại để tiến hành quét QR Code này nhé!

    Bước 9. Cách cài đặt trên điện thoại để xem camera từ xa qua internet

    Các bước cài đặt phần mềm xem camera trên điện thoại

    Bước 1: Tải phần mềm về điện thoại

    Trên điện thoại, bạn vào CHPlay [hoặc AppStore] để tải ứng dụng xem camera tương ứng với hãng camera đó về máy.

    Trong phần hướng dẫn dưới đây, chúng tôi sẽ minh họa trên phần mềm KBView Lite chuyên dành cho camera hãng KBVision [Link tải: CHPlay | Appstore]

    Cài đặt phần mềm KBView Lite xem camera qua điện thoạiBước 2: Mở phần mềm lên, chọn mục “Camera”
    Chọn mục camera để thiết lập thông số cho phần mềmBước 3: Vào tiếp mục “Quản lý thiết bị”

    Tại màn hình Xem trực tiếp chọn nút Menu [hình 3 dấu gạch bên góc trái]. Trong menu xổ ra bạn chọn tiếp mục “Quản lý thiết bị”.

    Chọn tiếp phần quản lý thiết bị để add đầu ghi vào phần mềmBước 4: Vào mục “P2P”

    Tại trang Quản lý thiết bị, bấm vào dấu cộng [góc phải] và chọn tiếp mục “P2P”

    Chọn giao thức kết nối với đầu ghi là P2P [point to point]Bước 5: Thiết lập các thông số P2P

    Tại giao diện trang P2P, bạn thiết lập các thông số như sau:

    Hướng dẫn cài đặt tại trang QR Code trên phần mềm
    • Tên: bạn đặt tên bất kỳ [có thể lấy tên bạn hoặc tên công ty cũng được].
    • SN: viết tắt của chữ “serial number”. Bạn không cần nhập số serial của đầu ghi mà hãy click vào biểu tượng bên phải để scan QR code. Tiếp theo, giao diện QR code sẽ hiện ra như sau:
    Màn hình chuẩn bị quét QR Code

    => Lúc này bạn đưa điện thoại vào màn hình Tivi [đang chờ khi nãy ở bước 6] để quét mã QR code :

    Hướng dẫn cách quét mã QR Code bằng phần mềm điện thoại

    Sau khi quét QR code thì tự động mục “SN” sẽ tự động hiển thị một dãy số [là số serial number của đầu ghi].

    • Tên đăng nhập: nhập username của đầu ghi [mặc định là admin]. Giống như bước 2 tại phần cài đặt đầu ghi.
    • Mật khẩu: nhập password của đầu ghi [mặc định là 123456].
    • => Click tiếp nút “BẮT ĐẦU XEM TRỰC TIẾP”.

    » Nếu mọi việc suông sẻ, kết quả cài đặt camera xem trên điện thoại sẽ như sau:

    Hoàn thành cài đặt phần mềm xem camera từ xa

    Bạn có thể bấm các nút tùy chọn hiển thị ở góc dưới màn hình điện thoại như: số khung hình hiển thị, chụp ảnh, ghi hình, cài đặt thời gian ghi hình, zoom, xoay [nếu camera có hỗ trợ]…

    Chúc mừng bạn, như vậy phần hướng dẫn cách lắp camera có dây chi tiết tới đây là kết thúc!

    Lời kết

    Hy vọng qua nội dung bài viết khá dài về Hướng dẫn cách lắp camera có dây toàn tập, Khôi Ngô Security hy vọng đã giúp các bạn nắm vững các bước cơ bản để các bạn có thể tự lắp camera tại nhà cho mình rồi phải không nào? Chúc các bạn thành công!

    Khôi Ngô Security

    Mọi thắc mắc các bạn vui lòng để lại comment bên dưới để được chúng tôi giải đáp. Thân mến!

    Kiến thức kỹ thuật:
    • Camera ip wifi không dây loại nào tốt?
    • Camera quan sát loại nào tốt nhất hiện nay?
    • So sánh các loại Chipset của camera
    • Tiêu cự và mối liên hệ giữa tiêu cự và góc nhìn camera
    • Ống kính Motorized Lens và Manual Varifocal Lens là gì?
    • So sánh sự khác nhau giữa các loại camera
    • So sánh công nghệ giảm nhiễu 2D-DNR và 3D-DNR
    • Ý nghĩa của các thông số kỹ thuật của camera
    • So sánh cáp đồng trục RG-11, RG-6 và RG-59
    • Chuẩn nén hình ảnh AHD, HD-TVI, HD-CVI là gì?
    • Hướng dẫn lắp camera wifi chi tiết từ A-Z
    • Hướng dẫn lắp camera có dây chi tiết từ A-Z
    • Camera quan sát là gì?
    • Công nghệ Clarity Plus của hãng Aptina chipset là gì?

    Chủ Đề