Cách gấp chăn để giặt máy

Thông thường khi chọn mua máy giặt, chúng ta sẽ chọn máy có khối lượng giặt lớn hơn so với số lượng người sử dụng bởi sẽ dùng để giặt chăn. Hôm nay, Điện Máy Người Việt sẽ hướng dẫn bạn mẹo giặt chăn bằng máy giặt đúng cách nhé!

1. Lựa chọn loại chăn giặt được bằng máy giặt

Vệ sinh chăn là điều quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, nhằm đảm bảo vi khuẩn không gây hại sức khỏe cho bạn. Đa số gia đình đều dùng máy giặt để giặt, tiết kiệm thời gian, nhưng không phải chăn nào cũng giặt được bằng máy. Để phát huy tối đa công suất giặt, chăn nên có kích thước dưới 180 cm x 230 cm, trọng lượng dưới 4.7 kg và chất liệu làm từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo có đính nhãn giặt bằng tay thì mới phù hợp với giặt bằng máy.

Đặc biệt, bạn phải lưu ý những điều sau đây khi giặt chăn bằng máy:

  • Không được giặt những chăn bằng len hoặc chăn điện.
  • Chỉ được giặt mỗi lần một tấm chăn.
  • Những chăn quá khổ không cho vào được túi giặt thì tuyệt đối không giặt bằng máy.

2. Cách cuộn chăn cho vào máy giặt

Việc giặt chăn không đơn giản là bỏ vào máy như quần áo hoặc thậm chí nhồi nhét cho nó vào hết. Bạn cần phải biết cách cuộn chăn để cho vào lồng giặt để được giặt sạch hiệu quả.

Bước 1: Gở bỏ những vật bám trên chăn như chỉ, tóc, những vật cứng,... trước khi cho vào máy.

Bước 2: Gắp chăn thành một phần sáu theo chiều dài. Gấp lại theo cách tương tự.

Bước 3: Cuộn tròn chăn mền lại [như hình bên dưới]

Bước 4: Bây giờ đã có thể cho chăn mên vào trong lòng giặt, phải cho phần mép viền vào trước.

3. Sử dụng nước giặt để giặt chăn

Do chăn thường có kích cỡ to nên lồng giặt sẽ có ít khoảng trống để đánh tan bột giặt, có thể làm cặn bột giặt dính lại dễ gây ngứa hay dị ứng cho da, nhất là trẻ em. Chính vì vậy sử dụng nước giặt là biện pháp tốt nhất để giặt chăn bằng máy giặt, nước giặt sẽ giúp loại bỏ các vết bẩn có mùi hôi và khó chịu.

Khi dùng nước giặt sẽ dễ làm mềm sợi vải, cho bạn những chiếc chăn mền êm ái, vô cùng dễ chịu. 

Bạn có thể sử dụng kèm theo nước xả vải hoặc dùng nước giặt có chứa nước xả vải, sẽ giúp chăn của bạn thêm hương thơm, mềm mại, mang đến cho bạn những giấc ngủ ngon hơn.

4. Tham khảo một số model máy giặt tại Điện Máy Người Việt: 

- Máy giặt Panasonic NA-F100A4GRV 10 kg - Giá bán: 5.770.000đ

- Máy giặt Samsung 10 kg WA10J5710SW/SV - Giá bán: 6.130.000đ

- Máy giặt LG inverter 11.5 kg T2351VSAV - Giá bán: 9.020.000đ

Chăn mền có kích thước dưới 180 cm x 230 cm. Trọng lượng dưới 4.7 kg và làm từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo có đính nhãn giặt bằng tay. Chăn như thế sẽ phù hợp với việc giặt chăn bằng máy giặt. Khi ấy máy sẽ phát huy được tối đa công suất giặt.

Ngoài ra bạn cũng nên chú ý, tránh giăt chăn bằng máy giặt các loại chăn có chất liệu từ len, lụa hoặc chăn điện nhé.

Vì có chất liệu là bông, nên khi giặt bằng máy, chăn bông có thể bị xù và rụng bông do tác động của vòng xoáy máy giặt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể dùng máy giặt chăn bông. Bạn có thể giặt chăn bông bằng máy giặt LG, Electrolux. Toshiba… Chỉ cần máy có chế độ giặt nhẹ, giặt đồ bông.

Không phải loại chăn bông nào cũng có thể được giặt sạch bằng phương pháp giặt máy. Trước khi giặt bạn cần phân loại để chắc chắn chúng có thể được giặt sạch bằng phương pháp giặt này. 

Kích thước chăn và trọng lượng chăn là yếu tố đầu tiên và quan trọng mà bạn cần đặc biệt quan tâm trước khi cho máy giặt xử lý. Nếu kích thước thước và trọng lượng chăn quá lớn bạn cần cân nhắc việc đem giặt ngoài, hoặc giặt bằng các máy giặt công nghiệp trọng lượng lớn.

Còn nếu kích thước chăn nhỏ vừa phải, trọng lượng chăn từ khoảng 7-10kg bạn có thể giặt chúng ở nhà bởi chính máy giặt của gia đình mình. Tuy nhiên nhìn chung máy giặt ở nhà hiện nay đều có thể giặt được chăn bông - loại có kích thước phổ thông 180 x 230 cm. Trọng lượng chăn bông thế hệ mới cũng nhẹ hơn nhiều nên giặt máy không phải vấn đề quá lớn.

Tương tự, khi quyết định giặt chăn bông bằng máy giặt tại nhà bạn cũng nên tính toán lại trọng lượng của máy giặt sao cho phù hợp với trọng lượng chăn. Ngày nay có rất nhiều các loại máy giặt khác nhau: loại dưới 7kg, từ 7 đến kg, 9 đến 10 kg và cả loại trên 10kg,... gần như đáp ứng đủ các nhu cầu giặt giũ của mọi gia đình.

Bạn cũng nên kiểm tra qua chất liệu vải của chăn để chắc chắn không bị ảnh hưởng khi giặt bằng máy. Đối với các chất liệu vải như tencel, cotton, vải tổng hợp thì việc giặt với máy giặt là hoàn toàn đơn giản. Tuy nhiên với chất liệu nhạy cảm như lụa, len hay gấm bạn cần cân nhắc thật kỹ. Bạn có thể xem các ghi chú của nhà sản xuất trên nhãn mác của chăn để biết rõ hơn.

Ngoài ra, khi giặt chăn bằng máy giặt bạn cũng cần thiết lập chế độ giặt hợp lý. Có loại có thể giặt bằng nước nóng, có loại giặt mạnh, có loại chỉ nên giặt ngâm. Hãy cân nhắc chất liệu chăn, trọng lượng và các ghi chú từ nhà sản xuất để chọn chương trình giặt phù hợp nhất.

Để quá trình giặt được diễn ra suôn sẻ, hiệu quả bạn cần gấp chăn hợp lý trước khi cho chúng vào máy giặt. 

Đầu tiên bạn cần loại bỏ các vật bám trên chăn như chỉ, tóc, các vật cứng bị ghim trên chăn,... Tiếp đó gấp chăn thành ⅙ chiều dài rồi gấp lại theo cách tương tự. Tiếp đến cuộn chăn mền lại và cho máy giặt. Vậy là bạn đã hoàn toàn tất bước gấp gọn. Giờ chỉ việc cho nước giặt/bột giặt, nước xả và thiết lập chế độ giặt rồi khởi động máy là chăn của bạn đã có thể được làm sạch.

Giũ chăn để xem thử có vật dụng nào đang bị cuốn hoặc mắc kẹt trong chăn hay không. các vật dụng cứng có thể làm rách chăn và hư máy giặt. Với tóc, hãy nhặt bằng tay hoặc dùng băng dính để dính.

Chăn bông có thể nhẹ khi khô, nhưng rất nặng khi ướt. Trọng lượng của chăn phải phù hợp với số cân giặt mà máy giặt có thể giặt. Ví dụ, máy giặt có thể khổi lượng 7kg chỉ nên giặt chăn có trọng lượng dưới 5kg.

Ngoài ra, chăn phải được cho vừa vặn và có kẽ hở trong lồng giặt. Tuyệt đối không giặt chăn quá khổ bằng máy giặt bình thường ở nhà để tránh làm hư cả chăn và máy. Nếu chăn bông của bạn quá khổ, bạn có thể đem chăn ra ngoài các tiệm dịch vụ giặt là.

Thêm chất tẩy rửa rồi chọn chế độ giặt chăn mền, cụ thể là giặt nhẹ hoặc chế độ giặt đồ bông. Tiếp theo, nhấn khởi động giặt.

Trong lần giặt thứ 2, không cho dung dịch tẩy rửa. Mục đích của lần giặt thứ hai là để cho chăn được xả sạch xà bông tích tụ bên trong sợi bông.

Khi giặt lần 2, canh máy giặt bước vào giai đoạn sấy khô thì nhấn tạm dừng. Sau đó cho vài quả bóng tennis vào trong chăn. Chăn giặt chăn bông xong sẽ bị đùn bông. Bóng tennis có tác dụng đánh đều bông trong chăn, giúp bông phân bố lại thật đều

Đợi máy giặt chăn bằng máy giặt xong thì giũ chăn cho phẳng, rồi đem phơi khô dưới nắng vừa hoặc nơi thoáng gió.

  1. Không chà mạnh bằng bàn chải để tránh hư hỏng và xù lông chăn.

  2. Không ngâm chăn bông vải có họa tiết ra màu thời gian dài trong dung dịch tẩy rửa.

  3. Kích thước và trọng lượng của chăn màn phải phù hợp với trọng lượng giặt cho phép của máy giặt.

  4. Nên giặt riêng vỏ chăn và ruột chăn.

  5. Không cho quá nhiều xà phòng khi giặt. Xà phòng thấm vào bông chăn rất khó làm sạch.

  6. Một số loại chăn bông chất liệu đặc thù chỉ thích hợp giặt khô. Cần xem kỹ tem sản phẩm để biết điều này.

  7. Không áp dụng cách giặt chăn nỉ với chăn bông. Vì chăn bông dễ bị xù lông và rách hơn chăn nỉ.

  8. Chọn sản phẩm hóa chất giặt giũ phù hợp. Theo Cleanipedia, một trong những trợ thủ đắc lực nhất của bạn chính là bột giặt OMO.

Đây là dòng bột giặt thế hệ mới, với hệ bọt thông minh giúp xoáy bay vết bẩn cứng đầu chỉ sau một lần vò mà không cần phải qua nhiều công đoạn chà xát. Ngoài ra, công thức của OMO còn rất an toàn với da tay, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi giặt chăn bằng tay.

Bên cạnh đó, OMO còn có dòng sản phẩm OMO Matic chuyên dụng cho giặt chăn bằng máy để giúp bạn giảm bớt vất vả khi giặt giũ chăn màn, quần áo, dành thời gian chăm sóc những người thân yêu của mình tốt hơn. 

Ngoài việc giặt chăn bằng máy giặt, bạn cũng có thể làm sạch chiếc chăn bông bằng tay. Các công đoạn giặt chăn bằng tay để giúp chăn sạch và bền hơn:

  • Bước 1: Làm ướt chăn hoặc ruột chăn. Ép bớt nước trong chăn để tránh xảy ra hiện tượng loãng dung dịch tẩy rửa.

  • Bước 2: Hòa dung dịch tẩy rửa như xà bông, bột giăt, nước tẩy… với nước, đánh cho lên bọt rồi đem chăn ngâm trong xà bông trong khoảng một đến hai giờ đồng hồ.

  • Bước 3: Vò từng phần của chăn. Có thể dùng chân giẫm lên chăn để vải cọ xát với nhau làm bong các vết bẩn.

  • Bước 4: Xả sạch với nước. Có thể dùng nước xả vải để lưu hương cho chăn thơm lâu. 

  • Bước 5: Vắt khô chăn rồi phơi dưới nắng lớn.

Với các loại chăn mền nói riêng, chăn bông nói chung, việc chọn hợp chất tẩy rửa phù hợp rất cần thiết. Vì nước giặt hay bột giặt phù hợp quyết định rất lớn đến hiệu quả giặt tẩy với những ưu - nhược điểm riêng. Tuy nhiên chất lượng bột giặt hay nước giặt có khả năng làm sạch gần như tương đương nhau và bạn hoàn toàn có thể sử dụng bột giặt hoặc nước giặt để giặt chăn mền.

Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý về cách giặt đối với từng loại hợp chất tẩy rửa này. Đối với bột giặt bạn không nên đổ trực tiếp lên bề mặt chăn mà nên hòa tan trước với nước vì có thể gây tồn cặn. Trái lại nước giặt sử dụng khá dễ dàng, không cần lưu ý quá nhiều. Đặc biệt quá trình giặt cũng nhanh hơn, tiết kiệm nước hơn, không bị dính cặn, dịu nhẹ, an toàn. Do vậy nước giặt được khuyến khích sử dụng hơn khi giặt các vật có kích thước lớn, vải lâu khô như chăn, áo nệm, ga giường,..

Có rất nhiều các loại bột giặt/nước giặt có thể làm giặt chăn, mền hiệu quả và bạn có thể dễ dàng chọn mua trên thị trường. Một số các loại nước giặt, bột giặt bạn có thể tham khảo như: Nước giặt OMO Matic khử mùi thư thái, Nước giặt OMO Matic Bền Đẹp Cửa Trước, Bột giặt OMO Công nghệ giặt xanh, Nước Giặt Comfort Chống Lão Hóa Quần Áo, Nước giặt Seventh Generation,.... Mỗi loại sẽ có những ưu điểm riêng, bạn có thể tham khảo thông tin hướng dẫn từ các thương hiệu nước giặt/bột giặt để việc chọn lựa trở nên dễ dàng hơn.

Đặc biệt bạn nên chọn lựa loại hợp chất tẩy rửa nhẹ nhàng, dịu nhẹ và không gây kích ứng cho da, nhất là với các gia đình có trẻ nhỏ - nhóm đối tượng có làn da tương đối nhạy cảm. Chọn lựa nước giặt/bột giặt dịu nhẹ cũng giúp hạn chế tình trạng vải vóc bị ăn mòn, chăn bị bay màu sau khi giặt xong.

Khi tìm hiểu về dịch vụ, chúng ta quan tâm giá giặt chăn bông bao nhiêu tiền. Dưới đây là cơ sở giặt uy tín kèm theo giá dịch vụ.

  • Eco Green - giặt là Hà Nội.

  • Địa chỉ: Số 9 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội.

  • Website: Giatlaecogreen.com.

  • Giá giặt chăn bông: 80.000VNĐ/ ruột chăn và 20.000VNĐ - 30.000VNĐ/ vỏ chăn.

  • Công ty TNHH Vĩnh Tiến Phước.

  • Địa chỉ: 253/10 Nguyễn Trãi , Q.1, TP.HCM.

  • Website: //tienphuocteam.com/.

  • Giá dịch vụ giặt chăn bông: 80.000VNĐ - 150.000VNĐ/ chăn.

Thông qua bài viết này Cleanipedia hy vọng là bạn đã biết cách giặt chăn bông bằng máy giặt và giặt tay đúng cách, đảm bảo không bị rách vải xù lông. Từ đó, nâng cao thoải mái, dễ chịu và cải thiện chất lượng giấc ngủ cho chính mình và gia đình.

Tác giả: Team Cleanipedia.

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Nên sử dụng nước giặt, vì hạt bột giặt khó hòa tan hơn. Khi hạt bột giặt thấm vào bông, khó để xả sạch hơn nước giặt

Tùy thuộc vào việc bạn giặt tay hay giặt máy, cũng như điều kiện thời tiết phơi chăn. Nếu giặt tay, phơi khoảng 2 ngày dưới nắng gắt là chăn sẽ khô hoàn toàn. Nếu giặt máy, và vắt khô chăn trước khi phơi, chỉ cần một ngày nắng.

Để chăn không bị mốc, bốc mùi hôi, chúng ta có thể sử dụng gói hút ẩm hoặc các loại giấy thơm để ủ hương cho chăn bông. Nên chọn hương liệu thiên nhiên để đảm bảo an toàn khi lấy chăn ra sử dụng

Giặt chăn bằng máy giặt có thể sạch hơn giặt tay bởi vì: Giặt tay giúp xử lý các vết bẩn nhỏ khéo léo hơn. Nhưng để giặt chăn bông to, bạn sẽ phải thực hiện thao tác vò, vắt tay rất nhiều lần. Giặt máy với cơ chế các vòng xoay hoạt động xoay vòng liên tục đảo chiều. Từ đó giúp giặt tổng thể chiếc áo sạch sẽ hiệu quả.

Xuất bản lần đầu 23 tháng 12 năm 2020

Video liên quan

Chủ Đề