Cách hóa vàng mùng 1

Lễ hóa vàng 2022

Lễ hóa vàng được tiến hành khi kết thúc Tết Nguyên đán 2022, thường diễn ra vào ngày mùng 3 đến mùng 10 Tết. Tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình mà cách chuẩn bị lễ cúng hóa vàng khác nhau.

Lễ hóa vàng Tết chính là hóa hương vàng, quần áo, vàng mã tiễn ông bà tổ tiên về với âm cảnh sau 3 ngày Tết sum họp với gia đình. Lễ hóa vàng Tết 2022 cũng thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu, cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ độ trì một năm mới vạn sự tốt lành.

Cách làm lễ hóa vàng Tết 2022 đầy đủ

  • Lễ vật cúng hóa vàng ngày Tết 2022
  • Cách làm lễ hóa vàng Tết 2022

Tùy theo điều kiện của từng gia đình mà lễ hóa vàng có thể khác nhau. Tuy nhiên cần đảm bảo những món lễ dưới đây:

  • Một mâm cỗ mặn gồm: Rượu, thịt, bánh chưng…
  • Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít
  • Mâm ngũ quả
  • Hoa tươi
  • Hương
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau, thuốc lá
  • 2 cây mía [theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời].

Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng [hoặc bánh tét]. Bạn có thể cúng hóa vàng ngày Tết với cỗ mặn hoặc cỗ chay đều được, nếu cúng mặn không thể thiếu con gà trống. Cỗ với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm để cúng hóa vàng tiễn tổ tiên sau 3 ngày Tết.

Bước 1: Sau khi dâng mâm cúng, gia chủ tiến hành thắp hương và đọc bài văn khấn hóa vàng.

Nam mô A Di Đà Phật [3 lần]

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày........ tháng..........năm .................

Chúng con là: .................................tuổi..................

Hiện cư ngụ tại .......................................................

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật [3 lần]

Bước 2: Đợi hương cháy hết hoặc qua một tuần hương thì gia chủ chắp tay vái ba vái xin phép thần linh và tổ tiên vàng mã đi hóa.

Khi hạ lễ thì phải hạ lễ từ bậc thần trước, sau đó mới đến tổ tiên.

Hóa vàng phải tiến hành ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, có đồ hóa riêng.

Hóa vàng mã của gia thần trước rồi mới đến phần vàng mã của tổ tiên, cuối cùng là phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm.

Bước 3: Khi tiền vàng, sớ trạng đã cháy hết thì gia chủ vẩy vào thêm chút rượu vào. Theo quan niệm xưa, phải làm như vậy thì các cụ mới nhận và tiêu được số tiền đó.

Lưu ý: Khi hóa không dùng que gẩy tiền vàng liên tục, vì sẽ làm rách tiền, các cụ không tiêu được.

Cập nhật: 26/01/2022

Người xưa cho rằng, mùng một là thời điểm khởi đầu của tháng. Thắp hương vào ngày này là tập quán quen thuộc của người Việt. Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu thêm về việc cúng gia tiên mùng 1 qua bài viết sau.

1.Ý nghĩa việc cúng gia tiên ngày mùng 1 đầu tháng.

Người Việt thường quan niệm, những việc làm, cử chỉ trong ngày mùng một thường có tác động lớn đến sự may mắn, tài lộc của gia chủ trong tháng đó. Theo đó, việc thắp hương tổ tiên trong những ngày này là rất quan trọng. Nghi lễ giúp gia chủ bày tỏ lòng thành với cha ông. Để mong cho gia tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu, cầu mong xua tan đi vận hạn và mang lại may mắn.

2.Cúng gia tiên ngày mùng 1 đầu tháng cần chuẩn bị những gì?

Chuẩn bị lễ vật không cần quá cầu kỳ. Bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện của gia chủ. Lễ vật vật cần chuẩn bị bao gồm: 

  • Hoa quả tươi.
  • Lọ hoa tươi
  • Vàng mã
  • Trầu cau.
  • Nước [không dùng nước lã]
  • Bánh kẹo ngọt.
  • Hương, nhan, đèn 
  • Đồ chay hoặc mặn tùy gia đình [không bắt buộc ]

Ngoài việc chuẩn vị vật lễ thì việc chuẩn bị văn khấn là điều vô cùng quan trọng. Người khấn nên học thuộc các bài văn khấn rằm mùng 1. Nếu bài văn khấn quá dài, các bạn có thể chép ra giấy và rồi đọc. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn phải là sự thành tâm.

3.Văn khấn gia tiên ngày mùng 1.

Nam mô A Di Đà Phật!  [3 lần kèm 3 lạy]

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh [nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ]

Tín chủ [chúng] con là:…… Ngụ tại:……

Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. [ngày rằm, mồng một], tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!  [3 lần kèm 3 lạy].

4.Cúng gia tiên có cần thiết đốt vàng mã không?

Từ quan niệm “trần sao âm vậy”, nhiều gia đình sắm sửa cho gia tiên từ nhà lầu, xe hơi, tivi, điện thoại đời mới nhất cho đến áo quần, đồ trang sức bằng vàng mã. Nhiều người cho rằng, càng đốt nhiều vàng mã thì càng thể hiện lòng thành, càng thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ tiên. 

Thực tế, hành động trên chỉ dẫn đến sự lãng phí tiền của một cách không cần thiết. Điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm tưởng nhớ. Không nên quá mê tín gây tiêu tốn tiền của. Ngoài ra, việc hóa vàng quá nhiều còn gây ảnh hưởng đến không khí cũng như môi trường sống xung quanh. Trầm trọng hơn, có nhiều vụ cháy có nguyên nhân từ việc đốt vàng mã đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng con người.

T.S Đinh Đức Tiến – tiến sĩ sử học khẳng định: “Chỉ cần hóa vàng một ít và hương khói, mâm cỗ đầy đủ trong những ngày quan trọng là đã đủ và đúng với truyền thống văn hóa nước ta. Việc đốt vàng mã số lượng lớn, đốt một cách bừa bãi chính là hủy hoại môi trường. Việc làm này không mang ý nghĩa tỏ lòng thành kính để tổ tiên chứng giám. Hóa vàng càng nhiều càng tốt là một quan niệm sai lầm.”

>>> Xem thêm: Sao phải thắp hương vào ngày mùng 1? Nếu lỡ không thắp hương có sao không ?

Mong rằng với những kiến thức do Thăng Long đạo quán tổng hợp ở trên sẽ giúp ích cho của quý vị. Nếu muốn cập nhật thêm nhiều kiến thức phong thủy, phong tục Việt Nam khác thì bạn đừng bỏ qua ứng dụng Thăng Long Đạo Quán. Ứng dụng ngoài hỗ trợ tin tức hàng ngày còn cho phép người dùng tra cứu miễn phí thông qua các công cụ như: xem ngày tốt xấu, xem tuổi, lập lá số Bát tự hay Tử vi, xem phong thủy nhà cửa,… và còn được tư vấn giải đáp vấn đề từ các chuyên gia phong thủy.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hay iOS tại đây:

Minh Phương

Một ngày có thể là may hoặc rủi, kết quả khác đi phụ thuộc vào việc ta làm gì và hành động như thế nào. Cái rủi dạy ta bài học, cái may khiến ta lười biếng.

Video liên quan

Chủ Đề