Cách hỏi lịch sự trong tiếng Việt

Ngoài “请” là một trong những động từ có ý nghĩa “xin”, “mời” dùng để biểu thị lời đề nghị hay thỉnh cẩu còn rất nhiều mẫu câu khác cũng mang ý nghĩa này.

Tiếng Trung

Phiên âm

Tiếng Việt

..., 怎 么 样

..., zěnme yàng

... thế nào?

你 介 意… 吗?

Nǐ jièyì……ma?

Bạn có để bụng nếu… không?

你 愿 意... 吗

Nǐ yuànyì ...ma

Bạn có muốn/ bằng lòng...không?

打 扫 房 间 你 介意 吗?

Dǎsǎo fángjiān nǐ jièyì ma?

Bạn vui lòng giúp tôi dọn dẹp phòng nhé?

需 要...吗?

Xūyào ...ma?

Cần… không?

我 们 做... 吧

wǒmen zuò… ba

Chúng ta cùng làm… nhé

让 我 们 做...

Ràng wǒmen zuò…

Để chúng tôi làm…

介 意

jièyì

Để tâm, để bụng

可 以, 请 问 吧. 

Kěyǐ, qǐngwèn ba.

Được, bạn hỏi đi

当 然 可以.

Dāngrán kěyǐ.

Đương nhiên là được

恐 怕 不 能.

Kǒngpà bùnéng.

E là không được

请 你… 可 以 吗?

Qǐng nǐ...kěyǐ ma?

Mời bạn...được không?

我 可 以 问 你 的一 个 问 题 吗?

Wǒ kěyǐ wèn nǐ de yīgè wèntí ma?

Tôi có thể hỏi bạn một câu không?

我 能 坐 这 个 座位 吗?

Wǒ néng zuò zhège zuòwèi ma?

Tôi có thể ngồi ở đây không?

我 可 以 与… 谈话 吗?

Wǒ kěyǐ yǔ … tánhuà ma?

Tôi có thể nói chuyện với … không?

你 最 好 做…

nǐ zuì hǎo zuò… 

Tốt nhất bạn làm…

好, 我 将 穿... 

Hǎo, wǒ jiāng chuān ...

Vâng, tôi sẽ thay… 

请 把 你 单 车 挪动 一 下 好 不好?

qǐng bǎ nǐ dānchē nuódòng yīxià hǎobù hǎo?

Xin bạn di chuyển xe một chút được không?

请 不 要 在 这 儿踢 足 球 好 吗?

Qǐng bùyào zài zhè'er tī zúqiú hǎo ma?

Xin đừng đá bóng ở đây được không?

请 不 要...好 吗

Qǐng bùyào...hǎo ma

Xin đừng… được không?

对 不 起, 我 马 上就 去 做。

Duìbùqǐ, wǒ mǎshàng jiù qù zuò.

Xin lỗi, tôi sẽ đi làm ngay

>>> Xem thêm : Cách hỏi thăm sức khỏe bằng tiếng Trung

1. 要不然... [Yào bùrán…]: Nếu không thì…, hay là… 

- Dùng trong trường hợp phương án A không được thực hiện thì đề nghị sang phương án B.

Ví dụ:

  • 要 不 然 去 中 国 旅 行 [Yào bùrán qù zhōngguó lǚxíng]: Nếu không thì đi du lịch Trung Quốc. 

2. 你 看, … 好 不 好? [Nǐ kàn, … hǎobù hǎo?]: Bạn xem [bạn thấy] … được không?

  • Vừa được sử dụng để diễn đạt, biểu thị đề xuất vừa diễn tả lời thương lượng, đề nghị

Ví dụ:

  • 你 看, 这 样 写 好 不 好?[Nǐ kàn, zhèyàng xiě hǎobù hǎo?]: Bạn thấy, viết như thế này có đẹp không? 

3. 叫 我 看 [/依 我 看/照 我 看/ 我 觉 得/ 按 照 我 的 看 法], 你 还 是 [/最好]... [Jiào wǒ kàn [/yī wǒ kàn/zhào wǒ kàn/ wǒ juédé/ ànzhào wǒ de kànfǎ], nǐ háishì [/zuì hǎo]

  • Dùng để đề nghị, đề xuất đối phương nên làm theo điều họ nói

Ví dụ: 

  • 叫 我 看, 你 应 该 去 医 院 身 体 检 查 [Jiào wǒ kàn, nǐ yīnggāi qù yīyuàn shēntǐ jiǎnchá]: Theo tôi, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. 

4. 要 不 这 样 吧 [/这 么 着 吧]: [Yào bù zhèyàng ba [/zhèmezhe ba]]

  • Dùng để đề xuất đối phương nếu như phương án A không được hãy thử phương án khác. 

Ví dụ:

  • 要 不 这 样 吧, 你 先 回 家 明 天 我 们 一 起 去 超 市. [Yào bù zhèyàng ba, nǐ xiān huí jiā ránhòu wǒmen yīqǐ qù chāoshì]: Hay là thế này, bạn về nhà trước sau đó ngày mai chúng ta cùng đi siêu thị. 

5. 你 何 不 [Nǐ hébù]... : Tại sao bạn không… 

  • Dùng để phản đối ý kiến đối phương sao không làm theo cách kia, cách này. Mang ngữ khí phản đối. 

Ví dụ:

  • 你 何 不 听 老 师 的 话 [Nǐ hébù tīng lǎoshī dehuà]: Tại sao bạn không nghe lời thầy giáo. 

6. 我 建 议... [Wǒ jiànyì…]: Tớ khuyên bạn…, tớ có ý kiến… 

  • Dùng để đưa ra lời đề xuất trực tiếp của bản thân

Ví dụ:

  • 我 建 议 明 天 我 们 举 行 一 个 晚 宴. [Wǒ jiànyì míngtiān wǒmen jǔxíng yīgè wǎnyàn.]: Tớ có ý kiến ngày mai chúng mình tổ chức một buổi liên hoan nhé. 

Cùng SOFL học tiếng Trung giao tiếp theo các chủ đề để vận dụng tốt trong giao tiếp hằng ngày nhé.

Hành động ngôn ngữ đề nghị/mời là một trong những hành động ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu một số cách diễn đạt lời đề nghị/lời mời trong tiếng Anh và một số điểm giống và khác nhau khi người Việt diễn tả lời đề nghị/lời mời trong tiếng Việt nhằm đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của người Việt khi học tiếng Anh.

Việc lựa chọn các cách diễn đạt sự lịch sự thích hợp trong những tình huống cụ thể phụ thuộc vào một số yếu tố mà Brown và Levinson đã tập hợp thành một công thức chung gồm ba biến tố độc lập với nhau là khoảng cách xã hội giữa người nói và người nghe, quyền lực tương đối giữa người nói và người nghe, và sự áp đặt của người nói đối với người nghe trong những nền văn hóa cụ thể. Cũng theo các tác giả Brown và Levinson, ba yếu tố này có những hiệu lực độc lập đối với việc lựa chọn các chiến lược lịch sự trong ngôn ngữ. Khi hành động ngôn ngữ càng mang tính thăm dò nhiều thì hành động ngôn ngữ càng có tính lịch sự cao.

Từ các sách thực hành tiếng Anh phổ biến ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi đã tập hợp các mẫu câu để diễn tả lời đề nghị/lời mời trong tiếng Anh và sắp xếp thành 7 loại câu thường được dùng để diễn tả lời đề nghị/lời mời trong tiếng Anh như sau:

Loại 1: Lời đề nghị/lời mời dưới dạng câu hỏi thăm dò

VD: Cậu có muốn mình sửa xe giúp cậu không? [Do you want me to repair the car for you?]

Loại 2: Lời đề nghị/lời mời dưới dạng câu hỏi xin phép

VD: Tôi có thể giúp gì cho bạn không? [Can I help you?]

Loại 3: Lời đề nghị/lời mời dưới dạng câu hỏi tỉnh lược

VD: Cà phê nhé? [Coffee?]

Loại 4: Lời đề nghị/lời mời dưới dạng câu hỏi có từ để hỏi

VD: Chị thích loại tiền nào? [Which bank notes would you like?]

Loại 5: Lời đề nghị/lời mời dưới dạng câu hỏi đuôi

VD: Để mình trả lời điện thoại được không? [I’ll answer the phone, shall I?]

Loại 6: Lời đề nghị/lời mời dưới dạng câu trần thuật

VD: Mình sẽ giúp cậu làm bài tập này. [I’ll help you do this exercise.]

Loại 7: Lời đề nghị/lời mời dưới dạng câu cầu khiến

VD: Uống thêm chút rượu nữa đi. [Have some more wine?]

Chúng tôi đã dựa vào lý thuyết về sự lịch sự của Brown và Levinson để xây dựng các tình huống ngôn ngữ trong hai phiếu điều tra đối với hai nhóm đối tượng nghiên cứu là người Anh và người Việt nhằm tìm ra các dạng câu mà người Anh và người Việt thường sử dụng để đưa ra lời đề nghị/lời mời trong cuộc sống hàng ngày. Kết quả của điều tra như sau:

Trong những tình huống ngôn ngữ mà người nói có quyền lực tương đối cao hơn so với người nghe, sự lựa chọn các dạng câu đề nghị/mời của người Anh và người Việt hoàn toàn khác nhau. Người Anh có xu hướng sử dụng dạng câu hỏi thăm dò như: “Cậu có muốn uống trà không?” [Would you like some tea?] và dạng câu trần thuật như: “Mình có thể cho cậu vay một ít tiền” [I’ll lend you some money]. Trong khi đó, người Việt lại có xu hướng sử dụng dạng câu cầu khiến như: “Mời anh dùng trà” và “Cứ lấy tiền của mình mà mua xe rồi trả mình sau.” Sự lựa chọn dạng câu hỏi thăm dò của người Anh chứng tỏ người Anh thích thể hiện sự lịch sự khi người nói có quyền lực cao hơn người nghe. Sự lựa chọn dạng câu cầu khiến của người Việt chứng tỏ người Việt thích dùng lối nói trực tiếp khi đưa ra lời đề nghị/lời mời khi người nói có quyền lực cao hơn người nghe.

Trong những tình huống ngôn ngữ mà người nói có quyền lực tương đối ngang bằng nhau, sự lựa chọn các dạng câu đề nghị/mời của người Anh và người Việt hoàn toàn khác nhau. Người Anh có xu hướng chọn dạng câu cầu khiến như: “Xin mời ngồi” [Sit down please!] và dạng câu hỏi thăm dò như “Cậu có muốn tới dùng bữa tối với gia đình mình không?” [Would you like to have dinner with our family?] trong khi người Việt có xu hướng chọn dạng câu trần thuật như: “Cô ơi cô ngồi ghế của cháu đây này” và “Tối nay cậu đến ăn tối cùng gia đình mình cho vui”. Việc lựa chọn câu hỏi thăm dò của người Anh khi đưa ra lời đề nghị/lời mời chứng tỏ rằng người Anh thích thể hiện sự lịch sự hơn và sự lựa chọn dạng câu cầu khiến của người Việt chứng tỏ người Việt thích dùng lối nói trực tiếp khi đưa ra lời đề nghị/lời mời khi người nói có quyền lực ngang bằng với người nghe.

Trong những tình huống ngôn ngữ mà người nói có quyền lực thấp hơn người nghe, sự lựa chọn các dạng câu đề nghị/mời của người Anh và người Việt có sự trùng hợp. Cả người Anh và người Việt đều có xu hướng sử dụng dạng câu hỏi thăm dò như: “Anh/Chị có muốn dùng món tráng miệng gì không?” [Would you like some dessert?] [người Anh] và “Nhà hàng chúng tôi có một số món tráng miệng rất ngon. Anh/Chị có muốn thử không ạ?” [người Việt] khi người nói có quyền lực tương đối thấp hơn so với người nghe. Sự trùng hợp này có thể là do cả người Anh và người Việt có cùng điểm số trung bình khi đánh giá quyền lực tương đối giữa người nói và người nghe. Sự trùng hợp này cũng có thể do nhóm người Việt tham gia trong điều tra của chúng tôi thường xuyên tiếp xúc với người nước ngoài và thường xuyên sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp với người nước ngoài, do vậy họ bị ảnh hưởng bởi cách sử dụng ngôn ngữ của người nước ngoài.

Trong những tình huống mà người nói và người nghe có quan hệ mật thiết với nhau, người Anh có xu hướng sử dụng dạng câu hỏi thăm dò như: “Liệu con gửi giúp bố bức thư này có được không?” [Would you like me to send a letter for you?] trong khi người Việt có xu hướng sử dụng dạng câu cầu khiến và câu trần thuật như: “Con ra bưu điện đây. Bố đưa thư đây con gửi luôn cho” khi đưa ra lời đề nghị/lời mời. Việc sử dụng câu hỏi thăm dò chứng tỏ người Anh thích thể hiện sự lịch sự hơn khi đưa ra lời đề nghị/lời mời; việc sử dụng dạng câu cầu khiến của người Việt chứng tỏ rằng người Việt thích lối nói trực tiếp khi đưa ra lời đề nghị/lời mời trong những tình huống mà người nói và người nghe có quan hệ mật thiết với nhau.

Trong những tình huống mà người nói và người nghe là những người xa lạ, người Anh và người Việt cũng có những sự lựa chọn khác nhau khi đưa ra lời đề nghị/lời mời. Người Anh có xu hướng thích chọn dạng câu hỏi thăm dò như: “Anh/Chị có muốn một chỗ ngồi cạnh cửa sổ không?” [Would you like a seat near the window?] trong khi người Việt có xu hướng chọn dạng câu cầu khiến như: “Bác ngồi đi ạ” [Nhường ghế ngồi cho người lớn tuổi hơn trên xe buýt]. Sự lựa chọn các dạng câu khác nhau khi đưa ra lời đề nghị/lời mời của người Anh và người Việt trong những tình huống mà người nói và người nghe là những người xa lạ có thể là do người Anh và người Việt có những đánh giá khác nhau về quyền lực tương đối giữa người nói và người nghe.

Tóm lại, khi đưa ra lời đề nghị/lời mời, người Anh thường thể hiện sự thăm dò và họ có xu hướng thích lựa chọn các dạng câu hỏi thăm dò và dùng cách nói gián tiếp trong khi người Việt lại thường thích lựa chọn các câu trần thuật, câu cầu khiến và thường dùng cách nói trực tiếp. Người Việt học tiếng Anh nên tìm các câu càng có tính thăm dò càng tốt để diễn đạt lời đề nghị/lời mời và cần lưu ý rằng câu hỏi thăm dò là dạng câu được sử dụng khá phổ biến để diễn đạt lời đề nghị/lời mời trong tiếng Anh. Khi học bất cứ một ngôn ngữ nào, người học cũng nên học các cấu trúc ngôn ngữ của ngôn ngữ đó thì mới có thể diễn đạt các hành động ngôn ngữ nói chung và lời đề nghị/lời mời nói riêng một cách tự nhiên nhất, thành công nhất./.

ThS HOÀNG THỊ THU LAN

Theo Nội san Ngoại ngữ Quân sự số 6 - 4/2011

Video liên quan

Chủ Đề