Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng máy

Longpp , 19/05/2014 [8828 lượt xem]

Dụng cụ hút mũi dây KuKu được nhiều mẹ ưa chuộng

Mỗi khi thay đổi thời tiết, do sức đề kháng của trẻ còn kém nên bé rất hay mắc bệnh về mũi. Lượng chất nhầy có trong mũi nếu không được đưa ra ngoài thì sẽ làm cho bé cảm thấy khó thở, mệt mỏi. Do vậy, cùng với nước muối sinh lý, dụng cụ hút mũi sẽ là người bạn đồng hành hữu hiệu để mẹ đẩy lùi chứng nghẹt mũi, sổ mũi của bé.

Đầu tiên mẹ nên lựa chọn dụng cụ hút mũi thích hợp cho bé.

Hiện nay thị trường có rất nhiều loại dụng cụ hút mũi với nhiều kiểu dáng và mức giá khác nhau. Nó có thể là 1 ống bằng cao su hoặc 1 dụng cụ hút hình chữ u. Dụng cụ dạng cao su giúp lấy dịch mũi bằng hơi được hít vào đầy trong bóng cao su, còn dụng cụ hít chữ u được sử dụng bằng cách mẹ đặt 1 đầu ống vào mũi bé, đầu còn lại mẹ dùng miệng để hút. Cao cấp hơn, bạn cũng có thể chọn máy hút mũi chạy bằng pin, thiết kế hiện đại. Tùy vào túi tiền cũng như cách sử dụng và hiệu quả, bạn có thể chọn một trong các loại dụng cụ hút mũi sau:

Hút mũi dây silicone mềm của các hãng KUKU được các mẹ ưa chuộng, xuất xứ Đài Loan

Hút mũi bằng tay của Farlin, Nuk, KuKu...

Trong đó, hút mũi dây KUKU được các mẹ ưa chuộng hơn cả vì nó khá dễ dùng, an toàn cho bé, lại có chi phí khá hợp lý.

Mỗi dụng cụ hút mũi đều có cách sử dụng khác nhau do cấu tạo máy khác nhau. Do vậy bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bên cạnh đó, bạn cần biết quy trình hút mũi chung với sự hỗ trợ của nước muối sinh lý như sau:

- Đầu tiên bạn hãy nhỏ [hoặc xịt] nước muối sinh lý vào mũi con để làm ẩm và lỏng các chất nhầy trước khi hút chúng ra. Bạn có thể mua nước muối tại các hiệu thuốc hoặc dễ dàng pha tại nhà bằng cách hòa tan ¼ thìa muối trong 240ml nước. Mỗi ngày bạn pha 1 lần và giữ trong 1 chiếc chai sạch có nắp.

- Bạn để con nằm trên gối cao, hoặc để bé nằm nghiêng cho bé đỡ khó chịu, sau đó dùng chai nhỏ giọt hoặc bình xịt xịt trực tiếp dung dịch vào mũi bé rồi hút; lấy giấy lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên còn lại. Sau khi thao tác xong, bạn giữ con nằm nguyên tư thế đó khoảng 10 giây. Dòng nước muối sẽ sục đi tất cả mũi, đàm, nhớt trong mũi, sau đó sẽ chảy xuống họng và gây phản xạ nhợn ói một chút. Những lần đầu bạn cứ để bé ói ra hết mũi dịch, những lần sau bé sẽ quen với phản xạ nuốt và mũi dịch không còn nhiều, bé sẽ không ói nữa. Bạn nên hút mũi cho bé khi đói để hạn chế việc bé nôn ói ra khi dịch mũi chảy xuống cổ họng.

- Cuối cùng, bạn dùng tăm bông hoặc giấy khô mềm xoắn lại và nhẹ nhàng đưa vào lau khô mũi cho bé.

Lưu ý : Với bé lớn hơn 2 tuổi, bạn có thể dùng chai xịt dạng phun sương có bán tại các nhà thuốc, xịt mỗi bên 2 lần, giữ khoảng 10 giây thì cho bé “hỉ” sạch ra.

Nếu con bạn vẫn còn nghẹt mũi thì sau 5-10 phút, bạn có thể nhỏ cho bé thêm 1 ít nước muối nữa. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý là không hút mũi cho bé nhiều hơn 3 hoặc 4 lần / ngày, vì lực hút từ dụng cụ hút mũi sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi của bé. Và không sử dụng nước muối hơn 4 ngày liên tiếp, vì theo thời gian, chúng có thể làm khô bên trong mũi và làm cho tình trạng viêm mũi tồi tệ thêm.

Trong quá trình sử dụng, bạn luôn luôn phải chú ý không được hút mũi cho bé quá mạnh mà phải hút nhẹ nhàng vì khi hút quá mạnh, mô mũi có thể bị viêm [hoặc thậm chí chảy máu], có thể làm viêm mũi trở nên nặng hơn.

Việc vệ sinh dùng cụ hút mũi cho bé lại là điều vô cùng quan trọng, nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ, khi cho bé sử dụng bạn sẽ làm mũi bé tiếp xúc với vô số vi khuẩn, khiến bé khó khỏi bệnh thậm trí còn nặng hơn. Không chỉ máy hút mũi mà bất kì đồ dùng nào của bé bạn cũng phải vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.

Đối với máy hút mũi cho bé , trước và sau khi sử dụng bạn đều phải vệ sinh một cách cẩn thận bằng cách dùng xà phòng và nước ấm, bạn cho 1 ít nước có xà phòng vào trong ống hút, lắc, bóp, xả ra, sau đó làm đi làm lại nhiều lần, khi rửa xong thì đặt chúng ở nơi khô thoáng.
 

Hiện nay, không khí ô nhiễm và sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến cho trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Các tình trạng xảy ra phổ biến như sổ mũi, ngạt mũi, khó thở do có đờm, chất nhầy hoặc những dị vật trong khoang đường thở. Một giải pháp hữu ích hiện nay mà các bậc cha mẹ thường hay áp dụng đó chính là hút mũi.

1. Khi nào cha mẹ cần phải hút mũi cho bé?

Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp bởi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Đặc biệt là vào mùa đông - xuân hoặc khi thời tiết lạnh thay đổi đột ngột, trẻ dễ bị sổ mũi, ngạt mũi, khó thở rất khó chịu.

Hình 1: Khi thời tiết thay đổi trẻ thường bị sổ mũi, ngạt mũi.

Đa phần các triệu chứng này nguyên nhân là do có đờm, chất nhầy hoặc dị vật mắc ở khoang đường thở gây nghẹt mũi. Đờm thường xuất hiện trong cuống phổi, cây phế quản, xoang mũi,... khiến cho đường thở bị tắc nghẽn và khó lưu thông. Trẻ sẽ cảm thấy khó thở, thở khò khè và đôi khi nước mũi chảy nhiều.

Nếu không lấy dịch đờm ra khỏi khoang đường thở lâu dần khiến cho đờm nhiều hơn gây tắc nghẽn đường hô hấp, trẻ sẽ khó thở tăng lên và có thể gây ra suy hô hấp. Do vậy, việc hút đờm trong mũi cho trẻ là điều rất cần thiết giúp tạo sự thông thoáng cho đường thở và hô hấp dễ dàng hơn.

Những trẻ sơ sinh còn nhỏ sẽ không biết cách tự xì mũi, khạc đờm ra ngoài, do đó cha mẹ cần phải dùng dụng cụ để hút chất nhầy ra ngoài. Một số trường hợp cụ thể cha mẹ cần phải hút chất nhầy mũi cho bé đó là :

- Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bị nghẹt mũi, khó thở nhưng không có khả năng tự xì mũi ra ngoài.

- Trẻ có các vấn đề về đường hô hấp như ho có đờm xanh, đờm đặc khó lấy, viêm mũi dị ứng tăng tiết đờm, ngạt mũi, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

- Trẻ bị sốt cao 38 - 39 độ, khó thở.

- Trẻ được bác sĩ chỉ định hút đờm và chất nhầy từ trong mũi ra.

Những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường cần có sự hỗ trợ của các dụng cụ để lấy được đờm ra ngoài. Còn đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ sẽ hướng dẫn bé cách để xì mũi, khạc đờm ra ngoài. Kỹ thuật hút chất nhầy mũi ở trẻ lớn thường chỉ áp dụng đối với các trường hợp đặc biệt không thể tự ý thức được như hôn mê, co giật,...

2. Hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ

Kỹ thuật hút lấy đờm, chất nhầy mũi có thể thực hiện tại bệnh viện hoặc tại nhà. Nếu tại bệnh viện, thông thường người thực hiện phải là nhân viên y tế với máy hút đờm chuyên dụng trong những trường hợp viêm phổi, viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản nặng.

Nếu trẻ được chăm sóc tại nhà và bác sĩ có chỉ định hút chất nhầy mũi hằng ngày, cha mẹ sẽ được hướng dẫn cách hút đờm cho bé bằng các dụng cụ chuyên dụng. Phổ biến nhất hiện nay đó là sử dụng ống bơm và dụng cụ hình chữ U.

Hút mũi bằng ống bơm

Bước 1: Đặt bé nằm và giữ đầu nghiêng về một bên, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý đã pha loãng sẵn khoảng 1 - 2 giọt vào trong mũi để làm loãng chất nhầy. Cố gắng giữ dung dịch đó trong mũi bé khoảng 10 giây.

Hình 2: Đặt đầu bé nằm nghiêng.

Bước 2: Đợi khoảng 2 - 3 phút để chất nhầy được hòa loãng nhất, sau đó giữ đầu bé thấp hơn chân để dung dịch có thể đi sâu vào mũi. Khi đó bé sẽ đỡ ngạt mũi và bắt đầu thở dễ dàng hơn. Chú ý nếu tình trạng thở vẫn khò khè cần nhỏ thêm nước muối sinh lý.

Bước 3: Ống bơm cần được đẩy hết không khí ra ngoài trước khi đặt vào mũi bé. Khi đặt chú ý đầu ống bơm và mũi phải bịt kín sau đó nhẹ nhàng hút chất nhầy ra.

Chú ý không nên đưa ống bơm quá sâu vào trong nếu không sẽ dễ gây tổn thương cho mũi. Trong trường hợp nếu bé cử động mạnh hoặc phản kháng thì phải dừng việc hút lại ngay. Có thể làm lại sau đó để tránh gây tổn thương.

Sau khi hút chất nhầy ra cần phải loại bỏ và làm sạch ống bơm để tiếp tục hút bên mũi còn lại. Thao tác hút tương tự như vừa nãy.

Cha mẹ có thể tiến hành hút chất nhầy 2 - 3 lần cho đến khi bé hết ngạt mũi và thở một cách dễ dàng.

Hút mũi bằng dụng cụ hình chữ U

Bước 1: Phải có người lớn giữ chặt trẻ không cho cử động, để đầu vòi lớn của dụng cụ vào trước mũi của trẻ, đầu thon sẽ được nối với ống để đựng chất nhầy.

Bước 2: Đặt đầu thon vào miệng của mình và hút để tạo lực đẩy chất nhầy trong mũi bé ra ngoài. Lực hút càng mạnh thì sẽ càng lấy được lượng chất nhầy nhiều và sâu. Bạn cũng không phải lo lắng sẽ hút phải chất nhầy vào miệng bởi thiết kế của dụng cụ sẽ đảm bảo việc đó.

Hình 3: Một đầu lớn đặt vào mũi trẻ.

Bước 3: Tiến hành hút tương tự với mũi bên còn lại. Sau khi hút xong loại bỏ chất nhầy và làm sạch dụng cụ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.

3. Một số lưu ý cho cha mẹ khi hút mũi cho trẻ

Niêm mạc vùng mũi của trẻ sơ sinh còn rất mỏng và dễ tổn thương, do đó các thao tác hút đờm trong mũi cần phải nhẹ nhàng và đúng để tránh những xây xát. Cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

- Các dụng cụ hút lấy đờm phải được vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi hút chất nhầy.

- Các thao tác hút đờm, chất nhầy cần phải nhẹ nhàng tránh gây tổn thương, xây xát vùng niêm mạc cánh mũi dẫn đến chảy máu.

- Sau khi hút đờm xong cần phải vệ sinh mũi họng cho bé nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý.

Hình 4: Cần vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý sau khi hút đờm xong.

- Không nên hút đờm chất nhầy mũi quá 3 lần/ ngày sẽ khiến cho niêm mạc mũi bị mỏng đi, dễ bị tổn thương và vi khuẩn xâm nhập.

- Người lớn tuyệt đối không hút mũi cho trẻ bằng miệng của mình bởi rất dễ lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ.

- Nếu trẻ bị hắt hơi khi đang rửa mũi bằng nước muối sinh lý, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi dung dịch vệ sinh vẫn đi vào mũi bé, đồng thời việc hắt hơi cũng giúp đẩy những chất nhầy còn sót lại đi ra ngoài. Chỉ khi nào trẻ phản ứng mạnh thì bắt buộc phải dừng việc hút lại để bé ổn định hơn.

Nếu cha mẹ rửa hút lấy đờm mũi thường xuyên trong vòng 3 ngày mà không đỡ, trẻ vẫn bị khó thở, ngạt mũi, sổ mũi thì lúc này bạn cần đưa bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Rất có thể bé bị mắc những bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm phổi, viêm tiểu phế quản,... và cần phải có biện pháp điều trị.

Hút mũi là một phương pháp hiệu quả giúp lấy hết đờm, chất nhầy của trẻ ra bên ngoài, khiến cho đường thở được thông thoáng và dễ thở hơn. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều có thể sẽ gây những tổn thương niêm mạc mũi và ảnh hưởng đến chức năng của vùng mũi - miệng.

Do đó bạn cần phải được sự tư vấn và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc về kỹ thuật hút mũi bạn đọc có thể liên hệ đến tổng đài 1900 565656 của MEDLATEC để được các bác sĩ tư vấn kịp thời

Video liên quan

Chủ Đề