Cách khuyên người đang chán nản

Chán công việc không phải là tình trạng hiếm gặp, hầu như ai cũng đều từng rơi vào trạng thái chán nản, mệt mỏi và không hề hào hứng với công việc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bạn cũng như tiến độ công việc chung. Bài viết này, Chefjob sẽ gửi đến bạn 10 lời khuyên để đánh tan sự chán nản, lấy lại cảm giác vui vẻ, thoải mái trong công việc.

Được làm công việc phù hợp với đam mê, sở thích, trình độ của mình là một điều hạnh phúc. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa trong suốt quá trình làm việc, bạn không hề cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Bất kỳ ai đều đã hoặc đang rơi vào tình trạng chán công việc, không vui vẻ, thoải mái khi đến chỗ làm, thậm chí muốn bỏ việc. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, khiến bạn stress, mệt mỏi, đồng thời, ảnh hưởng đến đồng nghiệp xung quanh và tiến độ công việc chung. Vậy làm gì khi chán việc? Dưới đây là 10 lời khuyên dành cho bạn.

Chán công việc là tình trạng hầu như ai cũng từng gặp phải – Ảnh: Internet

10 lời khuyên để vượt qua giai đoạn chán công việc:

1. Xác định nguyên nhân

Muốn vượt qua cảm giác chán công việc, trước hết, bạn cần xác định được nguyên nhân khiến bạn chán nản. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, hoặc là do chính bản thân bạn hoặc do người khác. Nếu bạn quyết định thay đổi công việc vì muốn thoát khỏi những căng thẳng và áp lực, bạn có thể vẫn phải đối đầu với chúng ở công việc mới. Còn nếu bạn chán nản vì những người xung quanh, hãy thử nói chuyện lại với họ để tìm hướng giải quyết.

2. Xác định lại mục tiêu nghề nghiệp của mình

Mục tiêu của bạn trong 2 năm tới, 5 năm tới là gì? Công việc hiện tại có khiến bạn đạt được điều đó? Khi chán công việc, hãy xem xét và xác định lại mục tiêu nghề nghiệp của mình để có động lực làm việc, hướng đến hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.


Xác định lại mục tiêu nghề nghiệp của mình để có động lực làm việc, hướng đến hoàn thành mục tiêu đã đặt ra
– Ảnh: Internet

3. Làm mới bản thân

Khi đã chán công việc mà bạn vẫn cắn răng chịu đựng, cứ ngồi mãi một chỗ và thực hiện các công việc lặp đi lặp lại thì sự chán nản sẽ càng tăng cao. Hãy làm mới bản thân bằng cách giao tiếp với đồng nghiệp nhiều hơn, trò chuyện với cấp Quản lý, tích cực tham gia các hoạt động do đơn vị tổ chức, nhận những nhiệm vụ mới, những thách thức mới để thay đổi môi trường làm việc sẽ khiến bạn cảm thấy hào hứng hơn.

4. Thay đổi thái độ làm việc

Nếu bạn chỉ làm việc để hoàn thành trách nhiệm được giao và không quan tâm kết quả, không hứng thú với công việc thì sẽ rất dễ bị chán công việc. Thay vào đó, bạn nên thay đổi thái độ với công việc, làm việc hăng say, nhiệt huyết để cảm thấy công việc của mình thú vị và ý nghĩa hơn.

5. Thay đổi vị trí làm việc

Bạn đã thử nhiều cách trên nhưng vẫn cảm thấy chán công việc? Vậy thì hãy thử thay đổi vị trí làm việc vì có thể, công việc, vị trí hiện tại không phù hợp với kinh nghiệm, trình độ của bạn. Chuyển sang vị trí mới với những cơ hội mới, thách thức mới sẽ là giải pháp để bạn tìm lại cảm hứng trong công việc.

6. Tiếp tục trau dồi bản thân

Kinh nghiệm non kém, trình độ chuyên môn chưa vững… khiến bạn không thể hoàn thành tốt công việc, cấp trên phàn nàn, khiển trách cũng là lí do làm bạn chán công việc. Lúc này, bạn nên tạm thời hoãn công việc, ước mơ lại và tập trung cho việc trau dồi kiến thức, kỹ năng. Nếu bạn muốn theo nghề Đầu bếp, hãy đăng ký tham gia các khóa học nấu ăn hoặc nếu bạn muốn nâng cao tay nghề làm bánh, các khóa học làm bánh sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân. Chỉ khi nào có sự chuẩn bị và tự tin nhất, bạn mới có thể làm việc tốt và sẵn sàng đương đầu với những thử thách trong công việc.


Tiếp tục trau dồi bản thân, nâng cao trình độ, kỹ năng sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn, sẵn sàng cho những thử thách mới
– Ảnh: Internet

7. Cho bản thân nghỉ ngơi

Nếu bạn đã làm việc liên tục trong suốt thời gian dài mà chưa được nghỉ ngơi, hãy tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ, một chuyến du lịch dài ngày hoặc ngắn ngày. Đây là dịp để bạn thư giãn, xua tan sự mệt mỏi, nạp lại năng lượng cho tinh thần và cơ thể.

8. Đừng quá quan trọng vị trí hay tiền bạc

Vị trí, tiền bạc là hai mục tiêu quan trọng để bạn cố gắng trong công việc nhưng đôi khi, cũng chính hai yếu tố này khiến bạn mệt mỏi, chán nản. Đặt ra mục tiêu quá cao về lương thưởng, cấp bậc, bạn sẽ bị cuốn vào nó, làm việc hết sức để đạt được và nếu thất bại, bạn cảm thấy hụt hẫng, chán nản từ đó dẫn đến không còn hứng thú, nhiệt tình nữa bởi bạn cho rằng, có cố gắng bao nhiêu thì cuối cùng mọi thứ cũng vẫn trở về số không.

9. Cân bằng công việc và cuộc sống

Chán công việc không chỉ do bạn thiếu kinh nghiệm hay trình độ chuyên môn mà còn có thể do bạn không biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống khiến cơ thể, tinh thần lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Lời khuyên dành cho bạn đó chính là dù có bận rộn đến đâu cũng đừng quên dành thời gian cho gia đình và để bản thân được nghỉ ngơi, thư giãn…

10. Thay đổi góc độ, suy nghĩ đa chiều

Học cách biết hài lòng với những gì mình có, đối đãi tốt với chính mình cũng là cách để bạn luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Khi gặp khó khăn, chán nản, bạn nên suy nghĩ nó theo hướng tích cực hơn, tốt đẹp hơn như một cách xoa dịu chính mình lúc tinh thần xuống dốc cực độ. Sự phủ định bản thân cực đoan sẽ khiến cho ý chí theo đuổi công việc bị suy giảm.

Đó là 10 lời khuyên để phá tan cảm giác chán công việc mà bạn có thể tham khảo, áp dụng cho mình. Chúng ta chỉ có thể làm việc tốt, đạt kết quả cao và được ghi nhận khi chúng ta làm việc bằng sự say mê, nhiệt huyết và sẵn sàng chấp nhận thử thách.

Tin liên quan:

Kỹ năng giải quyết vấn đề – Chìa khóa để thành công

Bạn đang chán đời? Những lời khuyên sau đây có thể sẽ giúp bạn loại bỏ ngay lập tức cảm giác tiêu cực đó đấy!

1. Hãy tiến lên phía trước và hướng tới những ước mơ của mình.

2. Cuối cùng chúng ta sẽ chỉ hối hận về những cơ hội đã không nắm lấy và những khoảng thời gian mà chúng ta đã chần chừ.

3. Bạn có thể đạt được kết quả mong muốn hoặc là sẽ cố gắng bào chữa cho sự thất bại. Đơn giản thôi, tha thứ cho lời bào chữa đi.

4. Hãy vui vẻ sống trong khoảnh khắc này, vì khoảnh khắc này là cuộc sống của bạn [Trừ khi bạn không hiểu được một định nghĩa cơ bản như vậy].

5. Ý nghĩa của cuộc sống là khám phá ra món quà dành riêng cho mình nên hãy cảm thấy may mắn vì điều đó.

6. Đừng căng thẳng vì những điều mà bạn không thể kiểm soát nổi trừ khi nó thực sự là một vấn đề lớn.

7. Bạn có thể ước muốn thôi hoặc biến nó thành sự thật. Và ước muốn rõ ràng là một lựa chọn thoải mái hơn nhiều.

8. Bắt đầu một ngày mới bằng việc nằm dài trên giường bất chấp tiếng chuông báo thức khó chịu cho đến khi bạn thực sự muộn.

Vào những lúc quá mệt mỏi hay chán nản thì lười biếng một chút sẽ giúp bạn cân bằng tâm trí hơn và lấy lại sức sống. Và bạn biết gì không, có câu nói: “Hãy theo đuổi giấc mơ của mình, chỉ cần nhớ là phải tắt chuông báo thức đi!”

9. Tôi có thể nhưng tôi sẽ không làm!

Ý nghĩ nổi loạn này dành cho những ai thực sự đang bị sức ép phải làm theo ý người khác hoặc phải làm những gì mình không muốn. Nổi dậy đấu tranh đôi khi sẽ mang lại sự thay đổi mới trong cuộc sống của chúng ta.

10. Hãy dành thời gian để làm những khiến tâm hồn vui vẻ thanh thản sau một tuần 40 tiếng làm việc và bị bó buộc bởi rất nhiều quy định. Như đi ăn kem chẳng hạn.

11. Không ai phải chịu trách nhiệm về hạnh phúc của bạn nhưng bạn có thực sự phải chịu trách nhiệm về điều gì đó?

Khi cảm thấy trên vai quá nhiều trọng trách,trách nhiệm và áp lực thì hãy nghĩ như vậy nhé. Bạn có thể sẽ xác định được lại những gì cần làm và lấy lại sức lực.

12. Hãy tiếp tục làm những điều tốt đẹp ngay cả khi chẳng có ai quan tâm!

Theo: 9pm.vn

4,504 người xem

Tìm ra nguyên nhân, đặt ra mục tiêu tương lai, tìm kiếm nguồn cảm hứng khi đến công ty chính lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc. Dù công việc có bận rộn thế nào bạn cũng nên cố gắng dành cho bản thân một khoảng thời gian nho nhỏ để nghỉ ngơi thư giãn, tự thưởng cho chính mình sẽ tiếp thêm năng lượng cho khoảng thời gian làm việc sắp tới.

7 Lời khuyên cho người mệt mỏi chán nản vì áp lực công việc

Chắc hẳn trong chúng ta, khi đã đi làm, khi đã thực sự là một người trưởng thành phải đối mặt với vấn đề “cơm, áo, gạo, tiền” không ai có thể tránh khỏi những thời điểm cảm thấy stress mệt mỏi vì áp lực công việc. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc không tìm được cảm hứng trong công việc, quá nhiều việc vượt ngoài khả năng, không hòa đồng được với môi trường làm việc..

Một lời khuyên hợp lý sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn, gia tăng thêm sự thoải mái mỗi khi đi làm

Dù với bất kỳ nguyên nhân nào, stress từ áp lực công việc luôn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, không còn năng lượng, uể oải, sợ khi phải nghĩ đến việc phải đi làm. Thậm chí cũng không ít người nghĩ đến việc nghỉ việc khi cảm thấy công việc này quá sức chịu đựng của bản thân, kể cả khi điều này có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Vậy đâu là lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc?

Liệt kê những lý do khiến bạn yêu thích và không thích công việc này

Khi chúng ta cảm thấy chán ghét một thứ gì đó thì sẽ chỉ luôn nhìn vào mặt tiêu cực của vấn đề và điều này sẽ càng làm bạn cảm thấy ám ảnh bởi nó hơn. Tất nhiên việc bạn cảm thấy mệt mỏi áp lực khi nghĩ về công việc đó chắc chắn thường xuất phát từ nhiều vấn đề không tốt, tuy nhiên việc bạn xác định được chính xác nguyên nhân và hiểu rõ về nó sẽ giúp hướng giải quyết phù hợp hơn.

Hãy thử bình tĩnh và tìm một nơi thật yên ắng, hít thật sâu và liệt kê ra những lý do khiến bạn nên tiếp tục làm công việc này và những lý do khiến công việc này thật nhàm chán. Đặc biệt nếu bạn đang có ý định nghỉ làm thì lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc này sẽ thực sự đưa ra một kết quả để biết nếu nghỉ việc có thực sự đúng đắn không.

Hãy bắt đầu với mục tiêu là liệt kê ra 10 lý do tích cực và 10 lý do tiêu cực của công việc này. Chẳng hạn mặt tiêu cực cực là quá nhiều công việc khiến bạn không có thời gian nghỉ ngơi nhưng tích cực lại là đem đến cho bạn khoản thù lao lớn. Hay tiêu cực là công việc vượt quá năng lực nhưng tích cực là cho bạn cơ hội thăng tiến rất lớn nếu vượt qua thử thách này.

Rõ ràng trong bất cứ vấn đề nào cũng luôn có hai mặt, nếu bạn chỉ nhìn vào những điều xấu xí sẽ thấy nó thực sự tiêu cực và không còn muốn đi làm. Trong khi đó việc nhìn nhận những mặt tích cực lại giúp bạn dễ dàng chấp nhận hơn hay chính xác là tạo một điểm tựa vững chắc để vẫn tiếp tục với công việc hiện tại.

Thay đổi cách nhìn và lên kế hoạch cho tương lai

Một lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc chính là hãy thử thay đổi góc nhìn của bạn, từ góc nhìn đó lên cho bản thân một hoạch định cho tương lai. Mục tiêu chính là ánh sáng hy vọng để chúng ta bước tiếp dù con đường đấy có khó khăn hay đen tối thế nào. Và để làm được điều này trước tiên bạn cần phải thực hiện bước ở trên, tức là liệt kê ra các ưu/ nhược điểm của công việc hiện tại.

Thay đổi một chút góc nhìn cũng đủ để bạn nhận ra rằng “hóa ra công việc này không quá chán như mình nghĩ”

Chẳng hạn bạn đang vô cùng mệt mỏi với công việc, nghĩ đến đi làm là căng thẳng nhưng nguồn thu nhập lại rất ổn định, có thể giúp bạn nuôi bản thân và gửi cả về cho cha mẹ. Nếu bạn nghỉ việc đột ngột thì cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn rất, bạn sẽ thất nghiệp và chưa chắc thời điểm nào có thể tìm được việc nếu năng lực chưa quá ổn định.

Cách giải quyết ở đây chính là đặt mục tiêu làm trong 3 tháng nữa, tích đủ tiền tiết kiệm có thể nuôi bản thân trong 1- 2 tháng, như vậy trong thời gian chưa có việc bạn vẫn có thể tự chăm sóc cho mình. Hay nếu thấy công việc ở đây quá ít không có định hướng phát triển lâu dài thì bạn có thể nhân cơ hội rảnh để học thêm nhiều kiến thức mới trước khi nghỉ làm và tìm một công việc khác.

Chỉ cần thay đổi một chút góc nhìn, cách suy nghĩ vấn đề bạn sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái hơn rất nhiều. Đây không chỉ là lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc hiệu quả mà còn áp dụng được cho nhiều trường hợp, tình huống khác trong cuộc sống.

Lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc – Ngưng than vãn

Dự án này không phù hợp với bản thân, công việc này quá sức với năng lực hiện tại của bản thân, đồng nghiệp đều không ai chịu giúp đỡ.. đã bao giờ bạn cảm thấy như thế? Lời than vãn không hề giúp bạn giải quyết được áp lực  mà chỉ khiến bạn trở nên tiêu cực, chán ngán với công việc này hơn mà thôi. Do đó lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc hiện tại chính là hãy ngưng than vãn.

Than vãn chỉ làm bạn mất thêm thời gian thay vào đó hãy dành khoảng thời gian đó để tìm được một điểm mới lạ giúp bạn hứng thú hơn trong công việc hoặc trau dồi kỹ năng đó một cách xuất sắc nhất. Chẳng hạn làm xong việc của mình bạn có thể nghiên cứu các phần khác, đóng góp ý kiến. Biết đâu sếp có thể để ý và cân nhắc xét duyệt bạn với các chức vụ cao hơn nhờ tinh thần ham học hỏi này.

Hãy nhớ học chưa bao giờ là đủ, kể cả khi bạn cho rằng việc đánh máy quá tẻ nhạt, bạn có thể đánh máy xong văn bản 1000 chữ chỉ trong 1 tiếng nhưng có những người có thể hoàn thành phần đó chỉ trong 45 phút. Tìm kiếm những điều mới trong công việc, chẳng hạn như tìm ra cách để đánh máy nhanh hơn cũng sẽ tạo cho bạn sự hứng thú hơn rất nhiều đó.

Trao đổi với cấp trên và đồng nghiệp

Áp lực công việc thường xuất phát từ việc bạn chưa phân bổ thời gian làm việc hợp lý, khối công việc quá lớn hay tính chất công việc vượt ngoài so với năng lực bản thân. Lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc để giải quyết vấn đề này chính là hãy thẳng thắn trao đổi và tìm sự giúp đỡ từ những người đã có kinh nghiệm hay chính là sếp và đồng nghiệp của bạn.

Hãy thẳng thắn chia sẻ với cấp trên thay vì cứ cố gắng dấu giếm sự khó khăn của bản thân

Chẳng hạn nếu thấy dự án hiện tại quá với năng lực bản thân, bạn hãy thẳng thắn trao đổi với sếp để đưa ra phương án phù hợp. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu kỹ về dự án đó, đưa ra các kế hoạch, phân tích về ưu/ nhược điểm của bản thân để cấp trên có thể nhìn nhận rõ sự cố gắng của bạn, tránh trường hợp nhìn nhận bạn là người yếu kém.

Hay tương tự với đồng nghiệp, chắc chắn trong một môi trường làm việc tốt sẽ vẫn luôn có những người sẵn sàng hỗ trợ bạn trong công việc để mọi người cùng nhau phát triển. Thực tế làm việc trong một môi trường tốt dù có áp lực nhưng thường cũng rất vui vẻ và thú vị nên có thể xua tan phần nào cảm giác chán nản.

Lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc – cân bằng công việc và cuộc sống

Với nhiều tính chất công việc hiện nay, việc phải làm việc 8 tiếng ở văn phòng, linh hoạt di chuyển khắp nơi gặp khách hàng hay ôm việc về nhà làm là tình trạng cực kỳ phổ biến, đặc biệt với những người làm nghề dịch vụ như bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, báo chí.. Việc nửa đêm còn dậy làm việc là hết sức bình thường với các đối tượng này.

Lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc chính là hãy luôn phân biệt rạch ròi giữa cuộc sống và công việc thường ngày. Nếu không phải là người chịu áp lực giỏi, bạn không nên cố sức, hãy cố gắng cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không nên ôm đồm quá nhiều công việc về bản thân đến nỗi không còn chút không gian dành cho riêng mình.

Để làm được điều này tốt nhất, bạn nên dành sự tập trung tuyệt đối khi làm việc tại văn phòng để hoàn thành đủ công việc được giao. Để tránh làm ảnh hưởng đến không gian riêng vào buổi tối, bạn có thể chọn cách tắt thông báo từ công ty. Tất nhiên nếu bạn làm các công việc cần giao tiếp với khách nhiều điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc nên cũng cần lưu ý.

Trong 1 tuần, bạn nên dành ít nhất cho bản thân một ngày để xả hơi thư giãn. Tắt hết điện thoại và thông báo từ công ty để ngủ một giấc đến tận trưa, lượn lờ cà phê vào một ngày đẹp trời, gặp gỡ bạn bè thân thiết chính là cách để nạp lại năng lượng tích cực, nhờ đó xua tan được mọi căng thẳng, chán nản để bắt đầu công việc trong tuần mới.

Hãy tận hưởng những thành quả lao động

Một công việc dù là đam mê hay là gì thì vẫn mang mục đích lớn nhất chính là tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân, chăm sóc gia đình, tạo dựng một giá trị cuộc sống, tương lai tốt đẹp hơn. Tập trung vào việc kiếm tiền sẽ giúp bạn tạo dựng một cuộc sống hạnh phúc ở tương lai, nhưng cũng đừng quên bản thân vẫn cần sống cho hiện tại.

Thưởng cho bản thân những món quà xứng đáng với công sức đã bỏ ra sẽ khiến bạn thấy rằng những áp lực mà bạn cần chịu trong thời gian qua không còn đáng sợ

Một cách xả stress hiệu quả luôn được rất nhiều người áp dụng chính là mua sắm. Việc tự thưởng cho bản thân một món quà sau một thời gian dài nỗ lực đến quên ăn quên ngủ chắc chắn sẽ đem đến cho bạn sự vui sướng ngập tràn. Hãy dùng chính những món quà này làm đích đến cho những nỗ lực hằng tháng, tạo mục tiêu để cho dù có áp lực thế nào nhưng nhận được thành quả cuối cùng là những món đồ yêu thích bạn cũng sẽ cảm thấy cực kỳ hạnh phúc.

Tiết kiệm là một điều tốt nhưng đừng quá khắt khe với bản thân mình. Đôi khi chỉ cần một ly trà sữa, một món ăn ngon cũng xua tan được mọi điều tiêu cực, căng thẳng trong suốt cả ngày. Vì thế lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc chính là dù ít hay nhiều hãy luôn dành cho bản thân những món quà xứng đáng với bản thân và dùng chính điều đó làm mục tiêu cho tương lai.

Tìm một công việc mới, tại sao không?

Thực tế không ai là không từng có suy nghĩ rằng có nên nghỉ việc không bởi áp lực công việc quá lớn nhưng vì cuộc sống, vì mưu sinh mà mọi người thường rất đắn đo không dám thực hiện. Tuy nhiên khi tinh thần thực sự mỏi mệt, khi bạn không còn hứng thú trong công việc dù đã làm mọi cách thì nếu vẫn tiếp tục sẽ chỉ khiến cho tinh thần bạn ngày càng trì trệ, u uất, dễ cáu gắt tức giận hơn hẳn.

Hiện nay có không ít người bị trầm cảm vì công việc do thường xuyên phải chịu áp lực, sống trong căng thẳng stress đến nỗi trong mơ cũng thấy bị sếp mắng, thấy không hoàn thành chỉ tiêu. Thực trạng này xảy ra rất nhiều ở những người trưởng thành, đặc biệt những người đã có gia đình phải kiếm tiền để chăm sóc cho người thân, con cái.

Nếu thực sự quá sức với bản thân, ảnh hưởng đến cả cuộc sống, sức khỏe và tinh thần hãy cứ tự tin nghỉ việc

Lời khuyên cho người đang muốn nghỉ việc vì mệt mỏi từ áp lực công việc chính là hãy nộp đơn thôi việc nếu bạn đang ở trong các hoàn cảnh sau

  • Công việc có mức lương không ổn định, bấp bênh, không có lộ trình thăng tiến trong tương lai
  • Khi bạn luôn cảm thấy bị ám ảnh, sợ hãi về công việc, chỉ cần nghĩ đến đi làm cũng cảm thấy khó thở
  • Môi trường làm việc quá độc hại, đồng nghiệp không giúp đỡ nhau, sếp thiếu công bằng văn minh
  • Công việc làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, chẳng hạnh như thường xuyên phải thức khuya, rối loạn giấc ngủ, thiếu ngủ hay làm trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi.
  • Bạn thực sự không phù hợp với tính chất công việc, không có niềm đam mê và hứng thú với công việc này dù đã làm mọi cách.

Kể cả khi một công việc có thể giúp bạn có nguồn thu nhập ổn định nhưng tinh thần và sức khỏe lại luôn trong thái thái kiệt quệ, ám ảnh, lo sợ, không còn cảm nhận được niềm vui thì bao nhiêu tiền cũng không xứng đáng. Sức khỏe và hạnh phúc của bản thân luôn là điều cần đặt lên hàng đầu, tiền thì có thể kiếm lại được nhưng sức khỏe để hồi phục lại sẽ là cả chặng đường dài.

Tất nhiên việc nghỉ việc vì chán nản hay áp lực công việc quá lớn vẫn là rất phổ biến. Lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc chính là bạn nên nhìn nhận rằng công việc hiện tại có thể đem đến cho bạn những lợi ích gì. Khi thực sự tự tin với năng lực của bản thân, cảm thấy tài chính có thể ổn định kể cả khi thất nghiệp 1-2 tháng bạn hãy cứ thoải mái “nhảy việc” mà thôi. Khi chúng ta còn trẻ cơ hội còn nhiều, phải thay đổi để thực sự biết mình đang tìm kiếm điều gì, phù hợp với điều gì.

Không có một lời khuyên cho người mệt mỏi vì áp lực công việc có thể đem lại hiệu quả ngay lập tức bởi nó còn tùy thuộc vào cách nhìn nhận và áp dụng của từng người. Tuy nhiên học cách nhìn nhận mặt tích cực của vấn đề, dành thời gian thư giãn cho bản thân thực sự sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái, lạc quan, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực dù áp lực công việc quá lớn.

Có thể bạn quan tâm:

Video liên quan

Chủ Đề