Cách làm cho cây quất ra quả đúng dịp Tết

bởi Heo Đá

Fri, 01 Apr 2016 15:11:00 GMT

Cây quất [tắc] thường được chọn làm cây cảnh trong những ngày Tết. Có cách chăm sóc cây quất tết đơn giản này, gia đình sẽ có có một cây quất trưng Tết trĩu quả, vàng óng, mang lại sự may mắn, sung túc cho cả một năm. Kỹ thuật chắm sóc quất cũng không quá khó đâu, thử tìm hiểu một chút nhé.

Cây quất [tắc] thường được chọn làm cây cảnh trong những ngày Tết. Do vậy, ngoài việc trồng bình thường thì phải biết xử lý để cây cho trái và chín vào đúng dịp Tết. Vừa để trưng Tết vừa bán được giá.

1. Thời vụ trồng

Quất được trồng quanh năm nhưng muốn trồng mới [chiết cành] tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa.

Lưu ý khi chăm sóc cây quất cảnh ngày Tết nhé!

2. Đất trồng

Thường trồng trên đất vườn, đất có pha cát, sét bảo đảm được độ thông thoáng và đủ độ ẩm. Độ pH thích hợp là 5-6.

3. Cách trồng

Có thể trồng quất trực tiếp trên đất nhưng cũng có thể trồng vào giỏ, chậu... Trước hết nên trồng quất ngoài đất vườn rồi sau đó mới đưa vào chậu.

Đất trồng cần lên liếp cao, thiết kế mương nước xung quanh, líp rộng 4-6m, mương khoảng 1-1,5m. Mặt líp phải cao hơn mương nước từ 20-30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và có thể chết.

Kỹ thuật chăm sóc quất

Quất cần nhiều ánh sáng, chịu ẩm ướt, nhiệt độ thích hợp từ 20-24 độ C. Vào mùa khô cần tưới nước đầy đủ, tránh để đất khô, quất sẽ không phát triển và bị vàng lá rồi rụng dần.

Quất không trồng bằng hạt vì dễ biến dị, cây chậm ra quả. Do vậy, trồng mới nên áp dụng phương pháp chiết cành.

Cách chăm quất trong chậu

4. Cách chiết

Cũng giống như cam, quýt, cần chọn cành khoẻ, mọc xiên, tiến hành khoanh vỏ, để khô 4-5 ngày, quấn rơm đã nhào với đất bùn ướt. Bên ngoài cần bao một lớp nilon có đục lỗ thoát nước. Nên tiến hành chiết vào tháng 3-4, những tháng đầu mùa mưa.

5. Bón phân

Cần bón phân cân đối cho quất, bón lót, bón thúc cho hợp lý cây mới phát triển tốt và cho bông quả nhiều.

Bón lót trung bình một gốc cần 20-25kg phân chuồng hoai, rác mục.

Bón thúc dùng phân NPK [16-16-8], trung bình 0,3-0,5kg/gốc/năm, chia 2 lần, bón cách nhau 40 ngày. Khi cây chuẩn bị ra hoa cần bón thêm phân KCl 100g/gốc để tăng cường đậu quả và quả ít bị rụng. Để cây phát triển mạnh, cành lá xanh mướt cần phun thêm phân bón lá, 15 ngày phun 1 lần.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Nên chọn cành chiết từ cây mẹ khoẻ mạnh, không có biểu hiện bệnh để đảm bảo cho cây con sau này khoẻ mạnh, khả năng phát triển tốt, đậu quả nhiều.

Nếu trồng quất cảnh phải phun ngừa bệnh theo định kỳ, cứ 7-15 ngày phun thuốc trừ bệnh Aliette, Benlate C, Sunfat đồng để ngừa các bệnh về nấm. Đối với các loại sâu, côn trùng phá hoại như vẽ bùa, rệp mềm, rệp sáp, sâu đục thân... cần sử dụng các loại thuốc Sevin, Padan, Tribon, Bi58... để phòng trị. Tuỳ vào mức độ phá hoại của côn trùng mà phun định kỳ từ 7-10 ngày/lần theo liều lượng ghi trên nhãn bao thuốc.

Cách chăm sóc cây quất Tết đơn giản

7. Xử lý cho quả chín đúng dịp Tết

Đến khoảng tháng 6-7 âm lịch bắt đầu thăm chừng thường xuyên vườn quất, phát hiện cây nào có quả phát triển mạnh thì đào bứng cây lên, rồi phơi nắng nhẹ độ 10 ngày, sau đó tỉa bỏ bớt cành lá cho cây gọn nhẹ rồi đem trồng lại [đảo quất, đánh quất]. Nếu trồng trong giỏ, chậu, chỉ cần vặt hết quả, giảm tưới nước tối đa.

Đến giữa hoặc cuối tháng 8 âm lịch, chuẩn bị cho cây ra hoa, kết quả và làm sao cho quả chín vàng vào dịp Tết Nguyên đán. Giai đoạn này cần cung cấp cho quất đầy đủ phân bón, nước, cây sẽ xanh tốt, cho quả nhiều và đảm bảo quả sẽ chín vàng vào đúng Tết.

Có thể bạn quan tâm:

Xem nội dung đầy đủ

Tết đến, cùng với mai đào, quất cảnh cũng được nhiều gia đình mua về chơi với hy vọng mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên, sau khi chơi xong ít người còn tận dụng được cây cảnh này để trồng chơi năm sau. Một số người vứt đi không có ý định tái sử dụng cho năm sau còn một số người trồng nhưng không ra quả hoặc quả không vàng óng, đều đẹp như khi mua.

Với cây quất cảnh mọi người thường mua về chưng Tết, nếu trồng lại được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, tạo tán cẩn thận thì cây có thể sinh trưởng tốt và ra quả phục vụ cho Tết năm sau, giúp bạn tiết kiệm tiền mua cây, vừa giữ cây ưng ý của mình.

Trồng lại quất cảnh sau Tết đúng kỹ thuật sẽ giúp mọi người có quất chơi Tết năm sau mà không tốn tiền. 

Các gia đình hãy thử tham khảo cách trồng quất cảnh hậu chơi Tết để năm sau quả ra đúng vụ, sai lúc lỉu như đi mua dưới đây:

Trồng lại và cách chăm sóc cây quất sau Tết

Sau Tết, mọi người để khoảng 10 ngày. Trong thời gian đó, sử dụng các sản phẩm như A-H502, Orgamin hay nước tăng trưởng vườn sinh thái… pha với nước sạch theo tỷ lệ hướng dẫn và tưới lên cả lá lẫn gốc cây. Cách này giúp quất cảnh nhanh chóng đâm thêm rễ mới.

Sau 10 ngày xử lý, bộ rễ cây quất đã được phát động, các rễ mới được hình thành. Dùng tay vặt 1/2 đến 2/3 số lá trên cây, tiến hành trồng, tưới ẩm như những cây quất giống bình thường. Quất nên trồng nơi đất thịt nhẹ, thịt trung bình để khi đánh bầu có độ liên kết tốt, không bị vỡ.

Khi trồng xong, mọi người tưới nước cho cây nhưng chăm sóc các loại cây cảnh bình thường khác.

Sau khi trồng lại được khoảng 5-7 ngày, mọi nguòi cần dùng xẻng để xới đất quang gốc cho tơi xốp. Lưu ý, xới cách gốc từ 30cm trở ra. Tiếp đến, tưới nước và bón phân [phân chuồng hoai mục, 0,5 kg NPK hoặc phân nước] vào những vùng đất đã xới để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây phát triển cành và lá, đồng thời giúp giảm sâu bệnh.

Ngoài ra, mọi người cũng cần bón phân đều cho cây theo chu kỳ 15-20 ngày bằng cách sử dụng phân vi lượng PTS9 cộng thêm dung dịch tăng trưởng vườn sinh thái với nồng độ 5ml/15 lít nước [dành cho cây nhiều lá non] hoặc nồng độ 5ml/10 lít nước [dành cho cây có nhiều lá giá].

Với cách chăm sóc cây quất sau Tết như vậy, lá cây sẽ xanh hơn, dày dặn hơn, quả thì to tròn và mập mạp.

Khi trồng xong, mọi người tưới nước cho cây nhưng chăm sóc các loại cây cảnh bình thường khác.

Tạo thế và tạo tán bonsai cho cây quất cảnh

Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc chuẩn bị cho năm sau, khi thấy cây quất đã phát triển tốt phần cành và lá, mọi người có thể thực hiện các kỹ thuật tạo thế, tạo tán để cây đẹp hơn. Còn nếu cành lá vẫn phát triển theo thế cũ đẹp rồi thì bạn chỉ cần tỉa bớt chúng đi.

Khi cắt tỉa tạo thế chú ý phải dùng dao, kéo sắc chuyên dùng, tiến hành công việc vào những ngày nắng ráo. Việc tạo thế cần làm định kỳ 7-10 ngày/lần.

Đánh cây vào chậu để chuẩn bị tái sử dụng

Thời điểm tháng 5 dương lịch là lúc mọi người có thể đánh quất vào chậu để chăm sóc tiếp chuẩn bị cho lần sử dụng tiếp theo. Trước khi đánh, mọi người phải tưới cho đất ẩm và mềm hơn, sau đó thực hiện theo các bước sau:

- Cài đầm gỗ hoặc đầm sắt ở xung quanh và cách gốc từ 20-30cm để liên kết các khối đất với nhau, tránh trường hợp bầu đất bị vỡ trong quá trình đánh cây vào chậu.

- Moi đất dần xung quanh gốc với khoảng cách 60-100cm bằng cuốc, thuổng. Sau đó, đào rãnh xung quanh cây, kích thước rãnh là rộng 20cm và sâu 40cm rồi tiến hành tỉa bớt đất đúng theo kích thước bầu đã định sẵn. Nếu bị vướng, mọi người hoàn toàn có thể cắt đứt những rễ quá to vì chúng cũng không thể quấn quanh bầu đất được.

- Mọi người để lại những sợi rễ dài, nhỏ và mềm để quấn tròn quanh bầu đất, cố định bằng dây nilon. Cuối cùng, mọi người nhấc cây quất cảnh của mình đặt vào chậu, thêm đất vào cho kín.

Khi cắt tỉa tạo thế chú ý phải dùng dao, kéo sắc chuyên dùng, tiến hành công việc vào những ngày nắng ráo. Việc tạo thế cần làm định kỳ 7-10 ngày/lần.

Cách chăm sóc cây quất cảnh sau Tết với khâu tạo quả lộc

- Nếu muốn cây chỉ có quả chín vàng vào dịp Tết: Để cây vừa đánh bầu vào nơi râm mát, tránh mưa to làm rã hỏng bầu, trong 10-20 ngày, khi nào các lá héo rụng gần hết [80-90% lá rụng] đem trồng lại và chăm sóc bình thường, cây sẽ ra hoa kết quả đồng loạt vào tháng 7-8, chín vào tháng 1-2 dịp Tết Nguyên đán.

- Nếu muốn cây có đủ cả quả chín, quả vừa, quả xanh, lộc non và hoa: Sau khi đánh bầu, mọi người cũng để cây vào chỗ râm từ 7-10 ngày cho đến khi lá héo rụng hết chỉ còn lại khoảng một nửa thì đem cây ra trồng lại. Tầm khoảng tháng 6-8, cây quất sẽ ra lứa quả đầu và lứa hoa thứ hai.

Lúc này, mọi người cần vặt bỏ đi một nửa số quả, một nửa số lá bánh tẻ, cắt bỏ ngọn non và bón thêm phân kali, phân đạm hay dung dịch tăng trưởng vườn sinh thái để thúc cây tiếp tục ra hoa, đậu quả mới. Cuối năm sẽ được cây trên tán vừa có quả chín, quả xanh, vừa có hoa và lộc non như ý muốn.

Theo Hồng Nhung [T/h] [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Video liên quan

Chủ Đề