Cách sử dụng tế bào gốc máu

Tế bào gốc được sử dụng như một nguyên liệu quý góp phần củng cố nền y học phát triển hơn. Vậy thực chất thì tế bào gốc là gì, được lấy từ đâu, có vai trò như thế nào trong việc chữa bệnh cũng như vấn đề làm đẹp? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

1. Khái niệm về tế bào gốc?

Tế bào gốc là các loại tế bào được lấy từ cơ thể con người. Cụ thể, các tế bào nguyên sinh nhất trong cơ thể được gọi là tế bào gốc, chúng có thể tiến hóa thành nhiều dạng tế bào khác nhau nhằm mục đích thay thế hoặc làm lành các tế bào đã bị hư hại của cơ thể. Hiện nay, với sự phát triển rất nhanh của ngành y tế thì người ta còn có thể điều trị các căn bệnh nguy hiểm như ung thư bằng tế bào gốc.

Loại nguyên liệu quý giá này được nghiên cứu và phát triển từ những năm 1945, và đặc biệt phát triển mạnh ở các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Hàn,... Đến ngày nay thì tế bào gốc đã được ứng dụng rộng rãi trên mọi quốc gia, tất nhiên chúng cũng đã xuất hiện ở Việt Nam. Mặc dù tế bào gốc đã là một liều thuốc rất phổ biến thế nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc và phương pháp lấy tế bào gốc như thế nào. Dựa theo tính năng của tế bào gốc, ta có thể chia tế bào gốc ra làm 2 loại chính là:

Tế bào gốc phôi thai:

Đây là loại tế bào gốc được lấy từ những phôi thai mới được vài ngày tuổi [khoảng 3 - 5 ngày tuổi]. Giai đoạn này có khoảng 150 tế bào và phôi được gọi là blastocyst. Loại tế bào gốc này còn được gọi với cái tên tế bào gốc toàn năng bởi khả năng biệt hóa thành các dạng tế bào khác nhau là rất cao.

Những tế bào phôi thai có thể được lấy từ những phôi thai mấy ngày tuổi, nhau thai, mô bào thai, máu dây rốn hay màng dây rốn. Mặc dù mỗi lần chiết xuất tế bào gốc từ phôi thai chỉ nhận được một lượng nhỏ các tế bào, thế nhưng khả năng phân chia để sản sinh ra các tế bào gốc phôi hệ con cháu là rất lớn.

Tế bào gốc trưởng thành:

Loại tế bào gốc này được trích xuất từ cơ thể người và được thực hiện những nghiên cứu khoa học để tạo ra những tế bào hệ tiếp theo. Khả năng biệt hóa thành các dạng tế bào khác nhau từ loại tế bào gốc trưởng thành hầu như là không thể, chúng chỉ có thể sản sinh ra các tế bào cùng dạng.

Bên cạnh đó, tế bào gốc trưởng thành chỉ có thể được lấy từ một số cơ quan trong cơ thể người như là phần tủy xương, các mô mỡ và máu. Chính vì vậy, lượng tế bào gốc được sinh ra cũng rất hạn chế, không đa dạng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, bên cạnh các tế bào gốc dây rốn thì tế bào gốc cũng có thể được tìm thấy trong nước ối, chúng có khả năng biệt hoá thành các tế bào chuyên biệt. Mặc dù vậy, để hiểu rõ hơn về tế bào này thì cần tiến hành nhiều nghiên cứu sâu hơn.

Tế bào gốc có thể được lấy từ phôi thai

2. Tế bào gốc trong việc điều trị bệnh?

Tế bào gốc trong việc điều trị các bệnh lý về não: Bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson là 2 bệnh lý rất khó điều trị tận gốc thế nhưng nhờ vào các liệu pháp tế bào gốc để thay thế các phần mô tế bào đã bị hư hại trong não.

Điều trị tim mạch bằng tế bào gốc: Mặc dù việc điều trị các bệnh lý về tim mạch mới đang được thử nghiệm nhưng đã cho thấy những hiệu quá đáng chú ý, vì vậy khả năng các bệnh nhân bị mắc các căn bệnh về tim mạch nghiêm trọng sẽ sớm được chữa trị bằng phương pháp này.

Điều trị các bệnh lý về máu: Tất cả các loại tế bào gốc được lấy từ tủy xương và máu hầu hết đều có thể tạo ra các loại tế bào máu từ phổ biến cho tới hiếm có. Bệnh nhân bị mắc các chứng bệnh về máu nguy hiểm nhất như thiếu hồng cầu, thiếu bạch cầu hay bệnh suy giảm miễn dịch đều có thể được điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc.

Tế bào gốc cũng có thể được hiến tặng cho người thân đang mắc phải những căn bệnh nguy hiểm cần được điều trị sớm để giảm chi phí điều trị và tăng khả năng tương thích. Tế bào gốc thậm chí còn có thể được trích xuất ra từ cơ thể người và lưu trữ trong phòng thí nghiệm để đề phòng những rủi ro trong tương lai chính họ sẽ cần dùng đến. Trong trường hợp này, các tế bào gốc thường được lấy từ tủy xương, máu cuống rốn và các tế bào gốc ngoại vi.

Ngoài ra, cũng có một số căn bệnh phổ biến hiện nay có thể sử dụng tế bào gốc để điều trị như: bệnh đái tháo đường, viêm xương khớp, khuyết tật bẩm sinh, điều trị ung thư, thay thế răng bị mất, giải quyết các vấn đề về thị lực hay thính giác, hỗ trợ điều trị tình trạng vô sinh,...

Có thể sử dụng tế bào gốc để điều trị bệnh thiếu máu

3. Ứng dụng tế bào gốc trong thẩm mỹ?

Từ những năm đầu tiên phát hiện và nghiên cứu ra tế bào gốc thì công dụng mà chúng mang lại cho nền y học không chỉ là việc chữa bệnh mà cả vấn đề thẩm mỹ cũng được quan tâm nhiều, đặc biệt là vấn đề về da liễu. Đến ngày nay, việc sử dụng các vấn đề về da bằng tế bào gốc được thực hiện rất rộng rãi. Một số công dụng của tế bào gốc trong việc thẩm mỹ da phải kể đến:

  • Trị liệu các vấn đề về sẹo rỗ, sẹo lõm.

  • Điều trị thâm da, nám da.

  • Trị các loại mụn bằng tế bào gốc.

  • Chăm sóc da, dưỡng da, hay giúp hồi phục da bị hư tổn.

  • Giúp giảm nguy cơ lão hóa da.

Các tế bào gốc được sử dụng trong thẩm mỹ da liễu có thể lấy từ các loại động vật, phổ biến nhất là tế bào gốc nhau thai cừu.

Tế bào gốc trong thẩm mỹ da liễu có thể được lấy từ nhau thai cừu

Việc điều trị thẩm mỹ da bằng tế bào gốc mang hiệu quả cao nhất khi được thực hiện bằng phương pháp bôi trực tiếp lên bề mặt da. Chính vì vậy, tế bào gốc trong thẩm mỹ thường được điều chế dưới dạng serum để giúp người bệnh sử dụng được một cách thuận tiện nhất.

Mặc dù các dòng sản phẩm dưỡng da hoặc điều trị da được đưa ra thị trường rất phổ biến thế nhưng không phải loại sản phẩm nào cũng mang đến tính hiệu quả cao cho người dùng [đặc biệt là khi không có sự trợ giúp từ các chuyên gia về da liễu]. Đã có không ít trường hợp người bệnh tự mua các sản phẩm tế bào gốc về nhà để điều trị da liễu nhưng không có tiến triển tốt mà còn mắc phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Quý bạn đọc hãy liên hệ ngay tới các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ tốt nhất về việc điều trị bệnh cũng như việc thẩm mỹ da bằng tế bào gốc. Bệnh viện MEDLATEC sẽ là nơi bạn có thể tin tưởng. Điện thoại liên hệ của bệnh viện là 1900 56 56 56.

Máu dây rốn chứa các tế bào máu bình thường và một lượng tế bào gốc rất đa dạng như: tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc phôi thai, tế bào gốc trung mô, các loại tế bào gốc đa năng khác. Vì vậy, tế bào gốc máu dây rốn có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực huyết học và các lĩnh vực khác. Bạn đang có kế hoạch sinh con, bạn đang mang thai hay người thân của bạn đang có nhu cầu lưu giữ máu dây rốn, mời các bạn tìm hiểu những thông tin về lưu giữ máu dây rốn trong bài viết dưới đây nhé.

Sau khi được xử lý, sản phẩm tế bào gốc từ máu dây rốn được chuyển vào túi 2 ngăn để lưu trữ [ảnh: Công Thắng].

Hiểu biết thú vị về tế bào gốc máu dây rốn

Là hình thức lưu giữ máu dây rốn theo yêu cầu của sản phụ và gia đình. Máu dây rốn sẽ được lưu giữ cho chính bản thân đứa trẻ hoặc người thân trong gia đình của đứa trẻ tùy theo chỉ định của cơ sở y tế. Sản phụ và gia đình phải trả chi phí cho việc thu thập, xử lý và lưu giữ đơn vị máu dây rốn này.

Tế bào gốc từ máu dây rốn sau khi xử lý được trộn với dung dịch bảo quản, hạ nhiệt độ theo chương trình đạt dưới -80°C, sau đó được bảo quản đông lạnh trong ni tơ lỏng ở nhiệt độ -150 đến -196°C [ảnh: Công Thắng0.

Tất cả các trường hợp sản phụ và thai nhi khỏe mạnh có nhu cầu lưu giữ máu dây rốn dịch vụ đều có thể đăng ký để thu thập và lưu giữ máu dây rốn. Đặc biệt, các trường hợp muốn lưu giữ máu dây rốn để chữa bệnh cho đứa con trước [bệnh về máu, ung thư…] sẽ được ưu tiên tối đa.

Về cơ bản máu dây rốn dịch vụ sẽ sử dụng cho chính đứa trẻ hoặc cho người trong gia đình của đứa trẻ tùy theo mức độ hòa hợp và chỉ định của bác sĩ nên tiêu chuẩn không quá ngặt nghèo.

Người mẹ mắc một số bệnh truyền nhiễm [HBV, HCV, CMV], bệnh chuyển hóa [đái tháo đường], bệnh mạn tính [tim mạch, tiêu hóa,…], bệnh bẩm sinh [mang gen thalassemia] vẫn có thể lưu giữ máu dây rốn cho con mình.

Trường hợp người mẹ mắc bệnh lý liên quan đến ung thư và đã điều trị ổn định [ung thư hạch, ung thư máu, ung thư tuyến giáp…], nếu việc điều trị hoặc bệnh tật không ảnh hưởng đến chất lượng tế bào gốc trong máu dây rốn của đứa trẻ thì cũng có thể cân nhắc lưu giữ máu dây rốn.

Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc, khi người mẹ đã hoặc đang có bất kỳ bệnh lý khi mang thai, Ngân hàng Tế bào gốc không thể đảm bảo chắc chắn bệnh lý đó về tương lai lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến tế bào gốc của trẻ hay không.

Nếu gia đình vẫn quyết tâm lưu giữ máu dây rốn, gia đình sẽ được tư vấn kỹ và phải cam kết chấp nhận những nguy cơ nếu đơn vị máu dây rốn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố trên trước khi quyết định lưu giữ.

Đối với tiền sử bệnh lý của bố, khuyến cáo cơ bản tương tự như đối với mẹ nhưng mức độ ảnh hưởng trực tiếp sẽ thấp hơn, gia đình sẽ được tư vấn cụ thể tùy từng trường hợp.

Khi xét nghiệm trước sinh nghi ngờ có những bệnh lý bẩm sinh liên quan đến tế bào gốc tạo máu thì không nên lưu giữ vì nhiều khả năng không sử dụng được về sau.

Ví dụ như: mắc bệnh tan máu bẩm sinh [xác định bằng xét nghiệm gen], hội chứng Down [vì có nguy cơ tiến triển thành ung thư máu], rối loạn gen/nhiễm sắc thể phức tạp khác…

Nếu trong quá trình sinh nở có dấu hiệu nhiễm trùng [dịch ối đục, lẫn phân su, suy thai] thì cũng không nên lưu vì có thể nhiễm khuẩn cho máu dây rốn.

Trường hợp trẻ chỉ có các dị tật về mặt hình thái, không liên quan đến di truyền [tim bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch…] thì vẫn có thể lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn.

Có thể lưu được nếu trẻ chỉ mang 1 gen lặn và 1 gen bình thường. Những người mang gen nhưng không mắc bệnh hầu như tạo máu bình thường và không có thiếu máu nên tế bào gốc của họ cũng sẽ sinh máu tương đối bình thường trong cơ thể bệnh nhân sau khi ghép.

Viện Huyết học – Truyền máu TW đã ghép tế bào gốc cho bệnh nhân thalassemia từ máu dây rốn của trẻ mang gen và cho kết quả thành công, bệnh nhân không còn phải truyền máu và có cuộc sống bình thường.

Sản phụ và gia đình sẽ được thông báo về kết quả thu thập, xử lý và lưu trữ cũng như một số kết quả xét nghiệm đối với đơn vị máu dây rốn [nhóm máu, xét nghiệm virus, bệnh bẩm sinh…], được nhận giấy chứng nhận và được Ngân hàng Tế bào gốc điều tra tình hình sức khỏe của trẻ sau khi sinh 6 tháng.

Khi đến thời hạn đóng kinh phí lưu giữ [sau năm đầu tiên], Ngân hàng Tế bào gốc sẽ liên hệ với gia đình sản phụ để báo về kinh phí cần đóng nhằm duy trì đơn vị tế bào gốc. Gia đình sản phụ sẽ lựa chọn khung thời gian đóng theo từng mức [hằng năm, 2 năm, 3 năm..].

Các mức phí cơ bản để tham khảo tại thời điểm hiện tại như sau:

  • Chi phí dành cho việc tư vấn + thu thập + vận chuyển mẫu sau thu thập: khoảng 3,3 triệu VNĐ.
  • Chi phí dành cho việc xử lý và lưu trữ trong năm đầu tiên: khoảng 21 triệu VNĐ.
  • Chi phí dành cho việc bảo quản từ năm thứ 2 trở đi: 2,6 triệu VNĐ/năm.

Chi phí này có thể thay đổi tùy theo từng tình huống cụ thể [loại kit xử lý gia đình lựa chọn, sinh đôi, nơi thu thập tại địa bàn xa trung tâm Hà Nội, hay quy định về chi phí dịch vụ y tế của Nhà nước qua các năm…].

Các trường hợp thu thập nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn lưu giữ, gia đình đồng thuận không lưu giữ thì gia đình sẽ được hoàn lại những chi phí chưa sử dụng đến.

Hiện nay, Viện Huyết học-Truyền máu TW đã triển khai việc thu phí lưu giữ máu dây rốn dịch vụ bằng hình thức nộp trực tiếp tại Viện hoặc chuyển khoản.

Sản phụ hoàn toàn có thể liên hệ với nhân viên của Ngân hàng Tế bào gốc để được tư vấn về hình thức thu phí này, đảm bảo sự thuận tiện trong việc thu phí ban đầu, thu phí duy trì hàng năm.

Ngân hàng Tế bào gốc của Viện Huyết học – Truyền máu TW sẵn sàng phục vụ những trường hợp sản phụ dự kiến sinh tại những cơ sở sản khoa ở những địa bàn xa trung tâm Hà Nội.

Tuy nhiên, để đảm bảo thu thập thành công, gia đình sản phụ cần liên hệ sớm với Ngân hàng Tế bào gốc trước khi dự kiến đẻ tối thiểu 24 – 48 giờ tùy theo khoảng cách địa lý để có thể kịp thời bố trí nhân viên thu thập di chuyển.

Ở các địa bàn xa, Ngân hàng Tế bào gốc hiện mới chỉ nhận các trường hợp sinh mổ [để đảm bảo thời gian di chuyển của nhân viên thu thập].

Ngoài ra, những trường hợp thu thập ở xa sẽ phải nộp một khoản chi phí hỗ trợ về việc di chuyển, lưu trú phát sinh.

Một số trường hợp sau buộc phải hủy, không thể lưu giữ máu dây rốn dịch vụ:

  • Sản phụ đăng ký lưu giữ máu dây rốn quá gấp, quá sát thời gian đẻ [thường cần tối thiểu 48h] mà chưa kịp làm các loại thủ tục, không chuẩn bị kịp nhân lực và trang thiết bị để lấy được máu dây rốn thì buộc phải hủy.
  • Sản phụ đăng ký đẻ ở cơ sở sản khoa không hợp tác với Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu TW và không cho phép nhân viên thu thập vào lấy máu dây rốn.
  • Sản phụ chuyển dạ đẻ nhưng không thông báo với nhân viên thu thập hoặc thông báo quá sát thời gian, khiến nhân viên không kịp di chuyển và không thể thu thập máu dây rốn.
  • Mẫu máu dây rốn thu được có số lượng tế bào có nhân quá thấp [thường gặp ở những mẫu có thể tích < 40ml] thì số lượng tế bào gốc cũng thấp, hiệu quả sử dụng thực tế sẽ giảm, đặc biệt khi đứa trẻ càng lớn, cân nặng càng tăng thì liều tế bào tính trên cân nặng cũng càng thấp hơn.
  • Gia đình sản phụ và trẻ sơ sinh không đồng ý tiếp tục lưu giữ, không tiếp tục đóng kinh phí lưu giữ cho Ngân hàng Tế bào gốc. Việc này sẽ được Ngân hàng Tế bào gốc xác nhận rõ ràng trước khi quyết định hủy.

Nếu gia đình sản phụ đã đóng đầy đủ các chi phí lưu giữ ban đầu và phí bảo quản hằng năm đến đúng thời điểm cần sử dụng thì không cần phải mất thêm chi phí gì nữa, trừ khi cần làm thêm các xét nghiệm bổ sung cho mẫu máu dây rốn mà bác sĩ điều trị yêu cầu.

Để tế bào gốc không bị tổn hại sau khi bảo quản đông lạnh, gia đình sản phụ và cơ sở y tế nơi có chỉ định sử dụng phải liên hệ rất rõ ràng, cụ thể về mục đích, thời gian, địa điểm sử dụng với Ngân hàng Tế bào gốc. Việc vận chuyển có thể như sau:

  • Nếu mẫu tế bào gốc được ứng dụng tại Viện Huyết học – Truyền máu TW hoặc khu vực lân cận, Ngân hàng Tế bào gốc có thể hỗ trợ vận chuyển đơn vị tế bào gốc đến đúng địa điểm yêu cầu, đúng khung thời gian dự kiến, giúp bảo tồn chất lượng tế bào gốc được tối đa khi ứng dụng.
  • Nếu mẫu tế bào gốc được ứng dụng ở các bệnh viện ở xa Hà Nội hay ở nước ngoài, gia đình sẽ phải chuẩn bị thủ tục và chịu các chi phí phục vụ cho việc vận chuyển đi xa theo yêu cầu.

Trên thực tế, máu dây rốn được lưu giữ đông lạnh ở nhiệt độ rất sâu [dưới âm 150°C].

Trên thế giới hiện nay, chưa có nghiên cứu nào nói về giới hạn cuối cùng khi lưu giữ ở nhiệt độ này. Các nghiên cứu tại Viện Huyết học – Truyền máu TW cho thấy không có sự khác biệt ở những mẫu lưu mới hay đã lưu từ lâu.

Vì vậy, gia đình có thể lưu giữ bao nhiêu lâu cũng không ảnh hưởng đến chất lượng chung của mẫu máu dây rốn.

Mặc dù vậy, thời gian lưu giữ máu dây rốn dịch vụ mặc định trong hợp đồng là 18 năm. Đây là khoảng thời gian đứa trẻ sở hữu máu dây rốn đến tuổi trưởng thành. Đến thời điểm này, nếu bản thân đứa trẻ có nguyện vọng thì có thể tiếp tục ký hợp đồng mới để tiếp tục lưu giữ máu dây rốn tại Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu TW.

Việc sử dụng đơn vị máu dây rốn tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng và các tiêu chuẩn liên quan.

Đối với trường hợp sử dụng máu dây rốn để ghép tế bào gốc tạo máu, nếu liều tế bào gốc tính trên mỗi kg cân nặng của người sử dụng vẫn đạt yêu cầu [tối thiểu 2 x 107 tế bào có nhân/kg và 0,8 x 105 tế bào CD34/kg] thì hoàn toàn có thể sử dụng bất kể lứa tuổi hay cân nặng.

Nếu không đủ liều tế bào gốc nói trên, có thể kết hợp đơn vị máu dây rốn với một đơn vị máu dây rốn từ cộng đồng, tế bào gốc từ đứa trẻ và tế bào gốc từ người hiến trưởng thành khác… để đảm bảo thành công. Việc này sẽ cần sự tư vấn cụ thể của bác sĩ ghép.

Đối với trường hợp sử dụng máu dây rốn để điều trị những bệnh lý khác như bệnh mô liên kết, tim mạch, hô hấp, nội tiết…, đơn vị máu dây rốn có thể được xử lý để tăng sinh, biệt hóa thành loại tế bào gốc mong muốn trước khi ứng dụng với số lượng và chất lượng đúng tiêu chuẩn. Lĩnh vực này cũng đang có tiềm năng rất lớn và đang được nghiên cứu rộng rãi.

Trong trường hợp gia đình sản phụ do bận rộn dẫn đến quên chưa kịp đóng các phí ban đầu hoặc phí duy trì bảo quản hằng năm, Ngân hàng Tế bào gốc sẽ gửi thông báo qua nhiều hình thức như tin nhắn SMS, thư điện tử, gửi văn bản qua đường bưu điện…

Trong trường hợp gia đình sản phụ không phản hồi dù đã nhận được thông báo, Ngân hàng Tế bào gốc sẽ thực hiện quy trình hủy mẫu hoặc chuyển mục đích sử dụng của mẫu nói trên khi quá thời gian ghi trên hợp đồng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ: Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà T, Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Điện thoại: [024] 37824267, 0963892551

Email: 

Ngân hàng Tế bào gốc, Viện HH-TM TW

Video liên quan

Chủ Đề