Cách tính thuế trong kinh tế vi mô

Giả sử có hàm cầu và cung của hàng hóa X như sau:

 QD = - 2P+206, QS= 3P – 69

[Đơn vị tính của giá là nghìn đồng/kg, đơn vị tính của lượng là nghìn tấn]

 Yêu cầu:

1. Xác định lượng và giá cân bằng và tổng doanh thu của NSX?

2. Giả sử chính phủ đánh thuế 20.000 đồng/kg, xác định lượng cân bằng, giá người tiêu dùng trả [PD] và giá người sản xuất nhận [PS]

3. Chính phủ thu được bao nhiêu tiền thuế? Ai là người chịu thuế nhiều hơn, cụ thể là bao nhiêu?

4. Chính sách thuế làm thay đổi PS,CS như thế nào? Chính sách  thuế gây ra tổn thất bao nhiêu?

5. Giả sử chính phủ muốn giảm lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường xuống còn 60 nghìn tấn bằng công cụ thuế, mức thuế cần đánh là bao nhiêu? Dự tính số tiền chính phủ thu được là bao nhiêu?

XEM NHỮNG BÀI TƯƠNG TỰ Ở ĐÂY: //mr-men.top/bai-tap-kinh-te-vi-mo/ 

Lời giải

Câu 1:

Thị trường cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu, hay

         QS = QD

ó      3P – 69= - 2P + 206

ó             5P  = 275

ó              P = 55, thế vào PT đường cung, hoặc cầu

ð                Q = 96

  Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P=55.000 đồng/kg và mức sản lượng Q=96 [nghìn tấn]

Doanh thu của người sản xuất = P*Q  = 55*96 = 5280 [tỷ đồng]

[Đơn vị tính của giá là 1*103 và đvt của lượng là 1*106, => đvt của doanh thu là 109]

Câu 2:

Từ phương trình đường cung và đường cầu ban đầu, có thể viết lại được cung và cầu theo dạng P=f[Q] như sau:

PD = - ½*Q+103 và PS = 1/3*Q +23 [chuyển vế 2 phương trình Q=f[P]]

Khi chính phủ định đánh thuế 20.000 đồng/kg, số tiền này chính là chênh lệch giữa giá người tiêu dùng trả và giá người sản xuất nhận, hay

     PD – PS = 20    [do đvt của giá là nghìn đồng]

ó -1/2*Q+103 – [1/3*Q +23] = 20

 ó 5/6*Q = 60

ó Q = 60*6/5 = 72

Tại mức sản lượng Q =72,

PS = 47

PD = 67

Vậy khi chính phủ đánh thuế 20.000đ/kg, lượng cân bằng sau thuế là 72 nghìn tấn, giá người tiêu dùng trả là 67.000đ/kg và giá người sản xuất nhận là 47.000đ/kg.

Câu 3:

Số tiền chính phủ thu được được tính bằng mức thuế/đvsp* sản lượng

T = t*Q

   = 20*72 = 1440  [diện tích hình b và e]

Mức chịu thuế của người tiêu dùng

TD = td*Q

     = [67-55]*72 = 864 [diện tích hình b]

Mức chịu thuế của người sản xuất

TS = tS*Q

     = [55-47]*72 = 576 [diện tích hình e]

Vậy chính phủ thu được 1440 tỷ đồng tiền thuế, trong đó người tiêu dùng chịu 864 tỷ đồng và người sản xuất chịu 576 tỷ đồng. Người tiêu dùng chịu thuế nhiều hơn, đúng quy luật “Co giãn ít thì chịu thuế nhiều và ngược lại”

Câu 4

Tác động của chính sách thuế vào thặng dư của người sản xuất [PS]

Thặng dư sản xuất [PS] trong đồ thị là phần diện tích dưới đường giá và trên đường cung.

Trong trường hợp không có thuế: PS0 = Sdef

Trong trường hợp có thuế: PS1 = Sf

Do vậy, thuế làm giảm PS một lượng bằng Sde [∆PS]

∆PS  = Sde = [96+72]*8/2 = 672   

Vậy, thuế làm thặng dư người sản xuất giảm 672 tỷ đồng

Tác động của chính sách thuế vào thặng dư của người tiêu dùng [CS]

Thặng dư người tiêu dùng [CS] trong đồ thị là phần diện tích dưới đường cầu và trên đường giá.

Trong trường hợp không có thuế: CS0 = Sabc

Trong trường hợp có thuế: CS1 = Sa

Do vậy, thuế làm giảm CS một lượng bằng Sbc [∆CS]

∆CS  = Sab = [96+72]*12/2 = 1008   

Vậy, thuế làm  thặng dư người tiêu dùng giảm 1008 tỷ đồng

Tác động gây tổn thất xã hội của chính sách thuế

Khi chính phủ đánh thuế, sản lượng giảm từ 96 xuống còn 72, tổn thất vô ích [DWL] từ việc giảm sản lượng này là diện tích hình c và d

DWL = Scd = 20*[96-72]/2 = 240

Vậy, chính sách thuế gây tổn thất xã hội một khoản tiền là 240 tỷ đồng

 Câu 5:

Mức thuế cần đánh là mức chênh lệch giữa giá người tiêu dùng chịu [PD] và giá người sản xuất nhận [PS].

Tại mức sản lượng 60,

PD = -1/2*60+103 = 73

PS = 1/3*60+23 = 43

ð      t = PD – PS = 73 – 43 = 30

=> T = t*Q = 30*60 = 1800

Vậy mức thuế cần đánh là 30.000đồng/kg, và số tiền chính phủ dự tính thu được là 1800 tỷ đồng 

XEM NHỮNG BÀI TƯƠNG TỰ Ở ĐÂY: //mr-men.top/bai-tap-kinh-te-vi-mo/ 

Hình minh họa câu 1 - 4

 

Hình minh họa câu 5

 

Sau đây Lawkey xin được chia sẻ quy định về công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tới quý khách hàng:

Văn bản pháp luật điều chỉnh quy định về công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công

  • Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Nội dung chi tiết quy định về công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công

Thuế thu nhập cá nhân

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế

=

Tổng thu nhập

Các khoản thu nhập được miễn thuế

Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng [trđ]5%0 trđ + 5% TNTT5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ10%0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ10% TNTT – 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ15%0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ15% TNTT – 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ20%1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ20% TNTT – 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ25%4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ25% TNTT – 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ30%9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ30 % TNTT – 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ35%18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ35% TNTT – 9,85 trđ
Ví dụ:

Bà A ký hợp đồng lao động không thời hạn với Công ty B có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng 01/2017 như sau:

– Lương thực tế: 30 triệu

– Bà đóng bảo hiểm [BHXH 8%, BHYT 1,5%, BHTN 1%] trên mức lương 20 triệu

– Bà không có người phụ thuộc

Thuế thu nhập cá nhân của bà A trong tháng 01/2017 được tính như sau:

– Thu nhập chịu thuế = 30 triệu [không có các khoản thu nhập được miễn thuế]

+ Bà A được giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu

+ Bà đóng bảo hiểm bắt buộc = 20 triệu * [8% + 1,5% + 1%] = 2,1 triệu

– Tổng các khoản giảm trừ = 9 triệu + 2,1 triệu = 11,1 triệu

– Thu nhập tính thuế = 30 triệu – 11,1 triệu = 18,9 triệu

– Thuế thu nhập cá nhân = 1.95 triệu + [20% * [18,9 triệu – 18 triệu]] = 2,13 triệu

Hoặc Thuế thu nhập cá nhân = 20% * 18,9 triệu – 1,65 triệu = 2,13 triệu.

Vậy tháng 1/2017 bà A phải đóng thuế thu nhập cá nhân là 2,13 triệu đồng.

– Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm doanh nghiệp trả thu nhập cho người nộp thuế.

Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.

2. Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba [03] tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu [2.000.000] đồng/lần trở lên:

Thuế thu nhập cá nhân

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất 10%

II. Đối với cá nhân không cư trú

Thuế thu nhập cá nhân

=

Thu nhập chịu thuếxThuế suất 20%

Thu nhập chịu thuế được xác định tại công việcNhững khoản thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân hiện nay”

– Trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được xác định như sau:

Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

=

Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam

x

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu [trước thuế]

+

Thu nhập chịu thuế khác [trước thuế] phát sinh tại Việt Nam

Tổng số ngày làm việc trong năm

Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

=

Số ngày có mặt ở Việt Nam

x

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu [trước thuế]

+

Thu nhập chịu thuế khác [trước thuế] phát sinh tại Việt Nam

365 ngày

Trong đó:

– Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.

– Thu nhập chịu thuế khác [trước thuế] phát sinh tại Việt Nam nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

Trên đây là những thông tin cơ bản về công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey. Lawkey tự hào là  đơn vị tư vấn thành lập công ty, dịch vụ kế toán, tư vấn hợp đồng… chuyên nghiệp nhất. Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:

Điện thoại: [024] 665.65.366     Hotline: 0967.59.1128

Email:         Facebook: LawKey

>> Xem thêm: Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành

Những khoản thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân hiện nay

Video liên quan

Chủ Đề