Cách trừ rêu hại

THUỐC DIỆT RÊU :

Nguyên nhân gây bùng phát rêu hại trong hồ thủy sinh.

Vậy nguyên nhân gốc rễ của rêu hại là gì? nói chính xác nhất là có 1 tác nhân nào đó gây nên SỰ MẤT CÂN BẰNG, và những nguyên nhân đó có thể là:

Đầu tiên là ánh sáng: như mình vừa phân tích ở trên, ánh sáng là gốc rễ chủ yếu của sự phát sinh rêu hại. Khi bạn trồng 1 loại cây thủy sinh nào cũng nên để ý đến nhu cầu ánh sáng của chúng, đừng ham bật quá nhiều đèn để phục vụ mắt mình, để rồi phải trị rêu hại hoài.
Nguyên nhân thứ 2 chính là hệ vi sinh chưa ổn định, nếu các bạn để ý thì sẽ thấy đa số các hồ mới làm được 1 vài tuần thường rất dễ bùng phát rêu hại. Mọi người thường nghĩ là do nền mới còn nhiều dinh dưỡng là nguyên nhân gây rêu hại, nhưng thật ra dinh dưỡng này chỉ góp 1 phần nhỏ. Nếu hồ bạn vừa làm, dùng lại phân nền cũ đã hết dinh dưỡng thì thời gian đầu vẫn có nhiều khả năng bị rêu hại tấn công. Đa số các chất dinh dưỡng trong nước phải được vi sinh chuyển hóa rồi cây cối mới hấp thụ tốt được, và khi thiếu hệ vi sinh làm việc hiệu quả thì các chất này sẽ được rêu hại hấp thu tốt hơn.

Nguyên nhân quan trọng thứ 3 chính là tạp chất hữu cơ trong nước, tạp chất hữu cơ này có trong nền, phân cá tép, thức ăn thừa, xác cá tép, lá cây chết phân hủy, kim loại nặng, nh3 Đa số những chât hữu cơ này đều được cây hấp thụ rất nhanh, nhưng trong 1 số trường hợp lượng hữu cơ quá nhiều, hoặc hồ trồng ít cây hoặc những cây hấp thụ dinh dưỡng ít và chậm như rêu, ráy, dương xỉ, bucep.. cộng thêm hệ vi sinh quá tải không phân hủy hết lượng hữu cơ này hoặc hồ bạn ít thay nước thì tất nhiên rêu hại sẽ bùng phát ngay.

Nguyên nhân tiếp theo là do mất cân bằng dinh dưỡng,mất cân bằng ở đây có thể là hồ thiếu Carbon, Oxi, Đa lượng, vi lượng hoặc chất gì làm cây không đủ dinh dưỡng và yếu dần. Khi cây yếu thì lá dễ bị tổn thương và làm giá thể tốt cho rêu hại, ngoài ra khi cây thiếu 1 chất nào đó quan trọng, nó sẽ ngừng hấp thụ những chất còn lại trong nước, và tất nhiên lượng thức ăn miễn phí này sẽ được rêu hại tiêu thụ. Mất cân bằng dinh dưỡng cũng có thể là do dư dinh dưỡng khi hồ bạn ít cây phát triển nhanh mà lại châm quá nhiều phân nước, đặc biệt là sắt và vi lượng.

Nhiệt độ cũng là một nguyên nhân gây rêu hại, ở những khu vực nhiệt đới như VN thì vào mùa nóng, nhiệt độ lên quá cao [trên 30 độ C] thì lượng oxi sẽ xuống thấp, gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh, cây cũng sẽ bị yếu và hút dinh dưỡng ít đi, gây mất cân bằng như điều mình đề cập.

Khi đã thấu hiểu rõ nguyên nhân gây rêu hại, các bạn sẽ có hướng giải quyết rõ ràng hơn, ngoài việc dùng chất hóa học diệt rêu, các bạn nên xem lại những yếu tố vừa nêu trên để tạo cân bằng cho hồ để phòng và trị rêu hại 1 cách triệt để. Những yếu tố cần đặc biệt quan tâm. [kiến thức sưu tầm].

Với nhiều năm kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế tại XANH CAFE C9 Thanh xuân bắc.

Chúng tôi đưa ra sản phẩm trị rêu hại cho bể thủy sinh và hướng dẫn sử dụng chi tiết

sản phẩm thực tế 500ml

1- Công dụng thuốc diệt rêu hại: Diệt rêu trùm đen và đa số các loại rêu hại trong bể thủy sinh bao gồm rêu tóc, tảo nâu, rêu trùm đen. .

2-Liều lượng: 5ml cho 10 lít nước.

3- Cách sử dụng:

Ngày 1:

Cách 1: Tắt máy lọc trong bể để nước tĩnh, pha thuốc với nước sạch theo tỷ lệ tương đương 1-1, dùng xi lanh bơm thẳng vào khu vực bị rêu nặng nhất. sau 1-2 giờ chúng ta mở máy lọc lại như bình thường. Rêu hại sẽ đổi màu sang màu tím hoặc trắng.,

Cách 2 : rút nước của bể thủy sinh quá mực nước bị rêu hại, pha thuốc với tỷ lệ 1/10 phun sương trực tiếp vào bể bị rêu. Sau 15 phút dâng nước trở lại như ban đầu

Ngày 2:

lặp lại liều lượng như ngày thứ 1, quan sát các vị trí rêu hại chưa đổi màu để phun thuốc vào đó.sau 2 giờ chạy máy lọc bình thường.

Các ngày tiếp theo: rêu hại sẽ chết tự phân hủy. để thúc đẩy quá trình này chúng ta nên thả cá hoặc tép để xử lý triệt để xác rêu hại đã chết. và để rêu không nhanh chóng bùng phát trở lại chúng ta nên tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến việc bể bị rêu hại để loại trừ từ đầu. Chúc các bạn thành công trên thú chơi của mình.

Video liên quan

Chủ Đề