Cách xây be phốt 2 ngăn

Bạn đang muốn xây bể phốt nhưng không biết xây bể phốt như thế nào đúng kỹ thuật, tiện dụng và tiết kiệm nhất? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để được hướng dẫn xây bể phốt 2 ngăn, 3 ngăn tiêu chuẩn đúng cách nhất nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn cách đặt ống bể phốt CHI TIẾT NHẤT

Chọn vị trí xây bể phốt phù hợp

Về phong thuỷ:

  • Nên lựa chọn vị trí đặt bể phốt hợp phong thuỷ. Không đặt bể phốt dưới bếp, phòng ăn, phòng thờ, phòng khách.
  • Bể phốt xây cạnh các vị trí quan trọng trong nhà sẽ ảnh hưởng tới tài vận, tinh thần và sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.

Về địa chất:

  • Bể phốt không nên đặt ở nơi có nền đất yếu, dễ sụt lún, không ổn định.
  • Nếu không chọn được vị trí nào tôt hơn thì bạn cần làm lưới thép bảo vệ trước khi đổ móng để tạo độ vững chắc cho công trình.

Hình dạng mảnh đất:

  • Thông thường khi xây bể phốt thì người ta sẽ lựa chọn mảnh đất có dạng hình chữ nhật
  • Tuy nhiên hình dạng cũng có thể thay đổi sao cho phù hợp với mảnh đất sẵn có.

Nên xây bể phốt bao nhiêu khối

Ngoài việc lựa chọn vị trí đặt bể phốt thì kích thước của bể phốt cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng cần tính toàn kỹ lưỡng để đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Tuỳ thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng ta sẽ xây dựng kích thước bể phốt khác nhau. Thông thường bể phốt gia đình chỉ từ 3 – 5 khối. Đối với khách sạn, nhà hàng, chung cư thì bể phốt từ 30 – 50 khối.

Lựa chọn loại thiết kế bể phốt phù hợp với nhu cầu

Theo quy định trong văn bản TCVN 10334:2014, tiêu chuẩn xây bể phốt bao gồm: tổng dung tích bể tự hoại, dung tích ướt, dung tích phần lưu không trên mặt nước, thời gian lưu nước tiểu, kích thước bể theo số lượng người, dung tích vùng phân huỷ cặn, vùng tích luỹ váng, vùng chứa,…

Mỗi tiêu chuẩn lại yêu cầu đáp ứng những tiêu chí, các tính và quy cách xây dựng khác nhau. Bạn có thể dựa vào tiêu chuẩn đó để lựa chọn bể phốt phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Hiện nay có 2 loại bể phốt thông dụng nhất là bể phốt 2 ngăn và 3 ngăn.

Chuẩn bị vật liệu:

  • Gạch đặc: 800 viên
  • Thép phi 8: 30kg
  • Xi măng: 13 bao
  • Đá răm 1×2: 0,5 m3
  • Cát vàng: 1,3 khối
  • Ống nhựa PVC

Cách xây dựng:

Bước 1: Đào hố

  • Chiều sâu lòng bể 1,6 m [không tính bê tông đáy và tấm đan nắp bể]
  • Chiều rộng: 1,4m
  • Chiều dài: tối thiểu 2,7m

Bước 2: Thi công nền

  • Sử dụng thép phi 8 đan lưới, bản sắt đan A150 dùng để gia cố nền bể phốt.
  • Đổ 1 lớp vữa bê [1 xi măng, 2 cát vàng, 3 đá dăm] dày khoảng 10cm lên trên.

Bước 3: xây tường, chia ngăn bể phốt tự hoại

  • Bạn có thể xây tường 10 bằng gạch đặc, sử dụng vữa trộn theo tỉ lệ 1 xi, 4 cát.
  • Khi xây cần chừa lại lỗ kỹ thuật để đặt đường ống dẫn theo bản vẽ thiết kế
  • Bên trong bể xây tường phụ chia 2 ngăn là ngăn chứa và ngăn lắng. Ngăn chứa chiếm 2/3 diện tích bể.
  • Trộn vữa tỉ lệ 1 xi măng, 3 cát để trát tường. Khi lớp trát khô thì quét thêm 1 lớp nước xi măng nguyên chất để chống thấm.

Bước 4: Đổ nắp bể hầm cầu

Nắp bể hầm cầu được đổ bằng bê tông cốt thép với chiều dày không được nhỏ hơn 7cm

Bước 5: Lắp đặt đường ống bể phốt

  • Ống xả chất thải vào: đặt ở vị trí cao gần tấm đan, cao hơn mặt nước trong bể ít nhất 200mm, độ dốc là 1/50 cho độ dài ống 1000mm, đường kính ống 90mm.
  • Ống thông giữa các ngăn có đường kính tối tiểu là 110m. Bạn có thể dùng lỗ thông với kích thước 200x200mm.
  • Ống thông hơi: kích thước tối ưu là 27mm hướng lên trời, chiều cao so với mái nhà tối thiểu là 0.7m
  • Ống thoát nước thải: Sử dụng ống có đường kính 110mm đặt cách 200mm so với nắp đậy.

Bước 6: Kiểm tra, san lấp mặt bằng

Kiểm tra lại các thông số kỹ thuật nếu đã phù hợp thì tiến hành san lấp mặt bằng.

Cách xây bể phốt 3 ngăn đúng tiêu chuẩn

Về cơ bản thì cách xây bể phốt 3 ngăn cũng bao gồm 6 bước như cách xây bể phốt 2 ngăn phía trên. Tuy nhiên sơ đồ cấu tạo của bể phốt 3 ngăn tương đối khác nên bạn cần lưu ý một số điểm sau khi xây dựng:

  • Nền móng: nên đổ bê tông cốt thép dày tối thiểu 15cm.
  • Tường: Nên xây tường 20, vách tường phân chia ranh giới trong bể có thể dùng tường 10.
  • Cách chia ngăn bể phốt: Ngăn chứa chiếm 2/4 dện tích, ngăn lắng ¼ và ngăn lọc ¼ còn lại.
  • Kích thước bể: Nếu dùng cho nhà phố cơ bản thì chọn chiều rộng phủ bì 2m2, chiều dài 3m2, chiều cao 1,5m
  • Đường ống: Nếu dùng cho công trình lớn thì đường ống nên chọn loại 114 – 140mm.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm:

  • Chiều cao lưu thông không được nhỏ hơn 15cm
  • Chiều sâu miệng vào ra cắm xuống mặt nước không nhỏ hơn 30cm
  • Nếu dùng ống phào lắp ở thành bể thì cốt đáy ống vào cao hơn ống ra khoảng 5cm.

Lưu ý khi xây bể phốt quan trọng nhất

Khi xây dựng bể phốt, ngoài việc tính toán vị trí, hình thức xây dựng thì bạn cần lưu ý thêm một số điều quan trọng như sau:

  • Lên phương án thuê nhân sự xây dựng: Nhân sự chuyên môn sẽ có sự tỉ mỉ, chi tiết và chính xác khi xây dựng giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí.
  • Tính toán chi phí dự trù: Tính toán được chi phí dự trù xây dựng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc thoả thuận giá cả, chuẩn bị kinh phí. Chi phí để xây dựng bể phốt dao động từ 3 – 4 triệu/m3, giá nhân công là 300.000đ, nếu xây tường 10 sẽ tốn khoảng 55 viên gạch/m2, tường 20 là 110 viên.
  • Lựa chọn vật liệu chất lượng, uy tín
  • Yêu cầu nhà thầu xây dựng có chế độ bảo hành dài hạn.

Trên đây là hướng dẫn cách xây bể phốt 2 ngăn, 3 ngăn tiêu chuẩn đúng kỹ thuật chi tiết nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Trân trọng!

Đăng nhập

Chủ Đề