Cách xử lý rác góp phần bảo vệ môi trường

Chi tiết bài viết

     Xử lý rác thải nhựa đúng cách là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm lượng rác thải nhựa và bảo vệ môi trường. Thế nhưng xử lý như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết sau.

Cách giảm rác thải nhựa trong môi trường

1. Xử lý rác thải nhựa hạn chế ô nhiễm 

     Các sản phẩm làm từ nhựa có đặc tính là bền, tiện dụng và rất rẻ. Vì thế việc loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm nhựa ra khỏi cuộc sống là điều không thể thực hiện được. Thay vào đó, hãy hạn chế sử dụng đồ nhựa và nâng cao khả năng xử lý, tái chế rác thải nhựa bằng những biện pháp sau:

1.1. Tái sử dụng đồ nhựa

     Thay vì dùng một lần và vất đi, người dân có thể sử dụng sản phẩm đó cho những mục đích khác, vừa tiết kiệm vừa giúp bạn thỏa sức sáng tạo như:

     Chai nhựa sau khi sử dụng xong có thể tái sử dụng để đựng nước, bột giặt, nước rửa bát,… Tuy nhiên lưu ý là vỏ chai của các loại thuốc tẩy, chai đựng hóa chất,… thì tuyệt đối không nên tái sử dụng.

     Tái sử dụng đồ nhựa, chai nhựa làm đồ trang trí như: ống cắm bút, chậu hoa,… Việc tái chế này hoàn toàn đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.

1.2. Phân loại từ đầu nguồn để tái chế

     Nhiều người hiện vẫn có một thói quen đó là để chung các loại rác thải với nhau thay vì phân loại rác thải. Việc để chung này mang đến nhiều khó khăn như:

  • Gây khó khăn cho nhân viên môi trường khi thu gom rác thải nhựa
  • Gây tốn kém thêm thời gian cho việc phân loại rác trước khi xử lý.
  • Làm rác thải nhựa bị lẫn, bị bẩn và có thể phải chôn hoặc đốt gây nên những tác động xấu đến môi trường.

     Việc phân loại rác thải là rất cần thiết để tái chế, xử lý hiệu quả nhất. Vì vậy mỗi cá nhân hãy chú ý hãy phân loại rác thải ngay từ hôm nay!

1.3. Hạn chế tối đa việc đốt rác thải nhựa tại nhà

     Trong chất thải nhựa có một hàm lượng lớn carbon và hidro, khi đốt sẽ tạo ra những chất độc nguy hiểm cho con người. Có thể gây ra bệnh: giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và thậm chí là ung thư.

     Ngoài ra, những hợp chất hữu cơ bay hơi như VOCs, dioxin, furan có trong quá trình đốt rác thải nhựa cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng không khí. Về lâu dài sẽ có khả năng gây ảnh hưởng tới tầng ozone.

     Trong khi đó ở các đơn vị xử lý rác thải sẽ sử dụng lò hơi chuyên dụng với nhiệt độ cao từ 2000 – 3000 độ C, tại nhiệt độ cao thì các chất độc hại sẽ bị phân hủy. Ngoài ra, các lò đốt rác sẽ sử dụng thêm công nghệ xử lý khí thải tích hợp trong lò, hạn chế tối đa chất độc hại lan ra ngoài môi trường.

2. Ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa

     Giảm lượng rác thải nhựa phát sinh: Muốn vậy chúng ta cần thay đổi thói quen và hành vi của mỗi người, hạn chế dùng đồ làm từ nhựa và chỉ sử dụng nhựa khi thực sự cần thiết. Hãy xây dựng những thói quen tốt như sử dụng túi vải, đồ bằng sứ, thủy tinh, gỗ thay cho đồ nhựa.

     Tái sử dụng ngay khi có thể: Dù có tác động không tốt đến môi trường thì đồ nhựa có ưu điểm là khả năng chống chịu tốt và bền. Vì thế hãy tái chế và sử dụng lại những đồ nhựa trong cuộc sống hàng ngày để góp phần giảm lượng rác thải nhựa.

     Thu gom và tái chế tối đa: Việc phân loại và thu gom từ đầu nguồn giúp giảm thiểu được lượng rác thải nhựa, đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất mới…

     Nâng cao ý thức người dân: Có thể nói ý thức người dân là yếu tố quyết định đến việc giảm lượng rác thải nhựa đưa ra môi trường. Vì thế các bộ, ban, ngành cùng các doanh nghiệp… cần phải đồng lòng, chung tay tuyên truyền, giáo dục đến từng người dân.

     Xử lý rác thải nhựa đúng cách là ưu tiên hàng đầu hiện nay để góp phần bảo vệ môi trường. Vì thế mỗi người hãy chung tay, thay đổi từ hôm nay để có một môi trường trong lành và cuộc sống tốt đẹp hơn!

Dạy trẻ em bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ là cách chúng ta tạo ra sự khác biệt đáng kể đối với tương lai của Trái Đất. Dưới đây là 5 cách đơn giản mà mẹ cùng con có thể thực hiện hàng ngày để bảo vệ thiên nhiên.

1. Sử dụng bình đựng nước cá nhân

Mẹ hãy dạy con sử dụng bình nước cá nhân thay vì sử dụng cốc nhựa một lần. Chúng thân thiện hơn với môi trường vì có khả năng tái sử dụng cao và là cách giảm rác thải nhựa.

Bình nước cá nhân tốt nhất nên là bình giữ nhiệt được làm bằng inox. Loại bình này có nhiều ưu điểm hơn bình nhựa thông thường. Thứ nhất, chúng giữ cho nước mát hoặc ấm trong nhiều giờ nếu được cách nhiệt tốt. Thứ hai, bình inox không tạo ra mùi khó chịu sau một vài lần sử dụng. Hơn hết, bạn không cần lo lắng về việc nước uống của con nhiễm BPA [chất hóa học độc hại thường được sử dụng để sản xuất các loại nhựa rẻ tiền].

2. Sử dụng túi vải và tái sử dụng túi nilon

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết bình quân một hộ gia đình Việt Nam sử dụng 1 kg túi nilon/hộ/tháng. Theo ước tính, tổng lượng túi nilon thải ra môi trường chiếm hơn 1/3 số lượng rác thải nhựa ở Việt Nam.

Sử dụng túi vải thay thế cho túi nilon là một giải pháp tuyệt vời để giảm thiểu rác thải nhựa. Chính vì thế, mẹ nên dạy con mang theo túi vải đựng đồ bất cứ khi nào đi chợ, siêu thị,...

Trong những trường hợp buộc phải sử dụng túi nilon, bạn có thể rửa sạch, phơi khô và tái sử dụng chúng bằng cách:

●    Dùng để đựng thực phẩm, đồ dùng... ●    Nhồi đệm, gối ●    Tái chế thành những món đồ trang trí nhà cửa xinh xắn ●    Đựng rác

●    Làm thành chổi quét màng nhện

3. Tái chế các đồ vật trong nhà

Tái chế có ý nghĩa lớn đối với gia đình, xã hội và thiên nhiên. Bằng cách tái chế mọi đồ vật trong nhà, mẹ và bé có thể tiết kiệm được một khoản tiền lớn; giảm chất thải ra môi trường; cân bằng sinh thái và bảo tồn tài nguyên...


Để đồng hành với cha mẹ trong hành trình nuôi trẻ cao lớn, khỏe mạnh và dạy trẻ cách yêu thiên nhiên, trong 3 tháng [từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2020], nhãn hàng MILO đã tổ chức cuộc thi “Hành trình xanh - Tái sinh vỏ hộp sữa” tại gần 400 trường mẫu giáo và tiểu học trên địa bàn TP.HCM.

Thông qua cuộc thi này, hãng mong muốn khuyến khích và giáo dục trẻ thói quen thu gom và tái chế vỏ hộp sữa với 4 bước đơn giản, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng hành tinh xanh.

>> Tham khảo thêm thông tin Hành trình xanh tại đây: //www.nestlemilo.com.vn/su-kien/hanh-trinh-xanh-MILO

4. Lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường

Sản phẩm thân thiện với môi trường là các sản phẩm không gây hại cho môi trường trong quá trình sản xuất, sử dụng và xử lý sau sử dụng. Bằng cách lựa chọn các sản phẩm này, cha mẹ và bé đang góp phần bảo vệ Trái Đất xanh sạch đẹp và nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình.

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường của người tiêu dùng Việt Nam, MILO đã đầu tư vào các sản phẩm xanh, sạch và xây dựng thương hiệu gắn với phát triển bền vững.


Vào tháng 3/2020, nhãn hàng đã áp dụng ống hút giấy cho dòng sản phẩm MILO Bữa Sáng thay cho ống hút nhựa thông thường. Theo ước tính, chỉ trong năm 2020, Nestle MILO đã đưa vào sử dụng hơn 16 triệu ống hút giấy cho dòng sản phẩm MILO Bữa Sáng, tương đương với việc sẽ giảm thiểu 6,7 tấn rác thải nhựa.

5. Phân loại rác đúng cách

Phân loại rác thải đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chất thải, góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lý rác thải. Cùng với đó, phân loại rác thải cũng giúp đảm bảo rằng: rác hữu cơ, rác tái chế không bị đổ vào các bãi chôn lấp. Chất hữu cơ phân hủy trong các bãi chôn lấp có thể giải phóng khí nhà kính, gây hiệu ứng nhà kính.

Bên cạnh đó, việc phân loại rác thải còn góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, những yếu tố độc hại, nguy hiểm.

Ngay từ bây giờ, cha mẹ hãy cùng con thực hành những bài học này mỗi ngày nhé! Điều đó sẽ tạo thành thói quen, giúp con lớn lên trở thành công dân có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường.

Tham khảo thêm bài viết: Điều gì làm nên sự khác biệt của ống hút giấy MILO?

Video liên quan

Chủ Đề