Cây chó đẻ và cách sử dụng

Cây chó đẻ răng cưa còn gọi là diệp hạ châu, diệp hòe thái, lão nha châu.

 Tên khoa học Phyllanthus urinaria L. [Phyllanthus cantoniensis Hornem.]. Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

Cây chó đẻ răng cưa là một loại cỏ mọc hằng năm, cao chừng 30cm, thân gần như nhẵn, mọc thẳng đứng, mang cành, thường có màu đỏ.

Lá mọc so le, phiến lá thuôn, dài 5-15mm, rộng 2-5mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép nguyên nhưng như hơi có răng cưa rất nhỏ, mặt dưới màu lơ xanh, không cuống hay có cuống rất ngắn.

Hoa mọc ở kẽ lá, nhỏ, màu đỏ nâu, đơn tính, hoa đực, hoa cái cùng gốc, ở đầu cành, cái ở dưới. Hoa không cuống, hoặc có cuống rất ngắn.

Cây chó đẻ răng cưa.

Đường kính quả có thể đạt tới 2mm, treo lủng lẳng dưới lá, do đó có tên: Diệp=lá, hạ=dưới, châu=hạt, nghĩa là hạt dưới mặt lá. Hạt ba cạnh, hình trứng, màu nâu nhạt, có vân ngang.

Cây mang tên chó đẻ răng cưa vì người ta thấy những con chó sau khi đẻ thường đi ăn cây này.

Cây chó đẻ răng cưa mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta cũng như ở khắp các nước vùng nhiệt đới.

Người ta dùng toàn cây hái về làm thuốc. Mùa hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa hạ. Thường dùng tươi có khi phơi khô.

2. Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa

Lá thồm lồm, lá chó đẻ, đinh hương chữa lở loét không liền miệng.

Nhân dân ta rất hay dùng cây chó đẻ răng cưa làm thuốc, giã nát với muối chữa đinh râu, mụn nhọt và dùng chữa bệnh gan, chữa sốt, đau mắt, rắn cắn.

Ngày uống 20-40g cây tươi, sao khô sắc đặc, uống. Dùng ngoài không có liều lượng.

3. Một số bài thuốc từ cây chó đẻ răng cưa

Theo TTƯT.TS. Nguyễn Đức Quang, Viện Y học cổ truyền Quân đội, một số bài thuốc từ cây chó để răng cưa như sau:

3.1. Thuốc tiêu độc

Bài 1: Diệp hạ châu 1 nắm, giã hoặc xay nát với ít muối, ép nước uống, bã đắp vào chỗ đau. Chữa nhọt độc sưng đau.

Bài 2: Lá chó đẻ, lá thồm lồm liều lượng bằng nhau; đinh hương 1 nụ. Tất cả giã nát, đắp chỗ đau. Chữa lở loét không liền miệng.

Bài 1: Diệp hạ châu 24g, nhân trần 12g, chi tử 8g, sài hồ 12g, hạ khô thảo 12g. Sắc uống; uống liên tục 3 tháng. Trị viêm gan virus B.

Bài 2: Diệp hạ châu 30g, mã đề thảo 20g, chi tử 12g. Sắc uống. Chữa viêm gan vàng da, viêm ruột tiêu chảy.

Bài 3: Diệp hạ châu 16g, bồ bồ 16g, vỏ bưởi khô 5g, hậu phác 8g; thổ phục linh, tích huyết thảo, chi tử, rễ đinh lăng mỗi vị 12g; vỏ cây đại 8g. Sắc uống. Chữa viêm gan virus.

3.3. Thông huyết, hoạt huyết

Bài 1: Lá chó đẻ, mần tưới mỗi thứ 1 nắm, có thể thêm bột đại hoàng 8g. Tất cả giã nhỏ, thêm đồng tiện, vắt lấy nước uống; bã đắp. Chữa vết thương ứ máu.

Bài 2: Lá chó đẻ 1 nắm, giã nhỏ, thêm ít vôi tôi, đắp lên vết thương khi bị thương, bị chảy máu.

Cây nhân trần kết hợp với diệp hạ châu và một số vị thuốc chữa viêm gan.

3.4. Chữa sốt rét

Bài 1: Cây chó đẻ 8g, dạ giao đằng 10g, thường sơn 12g, thảo quả 10g, lá mãng cầu tươi, dây gân 10g, dây cóc 4g, binh lang 4g, ô mai 4g. Sắc uống trước khi lên cơn 2 giờ. Chữa sốt rét.

Bài 2: Diệp hạ châu 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống hàng ngày. Chữa suy gan, sốt rét, nhiễm độc nổi mẩn mụn do nhiệt.

Bài 3: Cây chó đẻ 10g, cỏ nhọ nồi 20g, xuyên tâm liên 10g. Các vị tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 - 5g. Chữa sốt rét.

Kiêng kỵ: Phu nữ có thai không dùng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Toàn cảnh hiện trường đổ nát vụ cháy gần 10 nhà dân ở Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hải Long

Cây chó đẻ răng cưa có rất nhiều tên gọi như: diệp hạ châu, cây chó đẻ, trân châu thảo.

Có tên chó đẻ là vì theo quan sát của người dân chó mẹ sau khi đẻ con thường đi tìm ăn loại cây này. Theo nghiên cứu hành động này của chó mẹ giúp nó mau lành vết thương sau đẻ.

Tên diệp hạ châu [hạt dưới lá] xuất phát từ việc dưới mỗi cành lá xuất hiện 1 hàng hạt tròn hình cầu như viên châu.

Thực tế trong tự nhiên cây chó đẻ có loại thân xanh và cây chó đẻ răng cưa thân đỏ. Cây chó đẻ thân đỏ mới có tác dụng điều trị các bệnh gan và được gọi là cây chó đẻ răng cưa.

Cây chó đẻ răng cưa là cây cỏ thân cao khoảng 30-80cm. Thân thẳng đứng,hoặc nằm bò, phân nhánh cành ngay từ gần gốc. Cành lá mọc so le, mỗi cành lá gồm nhiều lá nhỏ xếp thành 2 dãy thẳng hàng. Phiến lá nhỏ và thon dài hình trứng, gốc là có cuống gắn vào cành lá chính. Hoa mọc ngay phía dưới của cành lá, xếp thành hàng dọc theo cành lá. Hoa màu trắng, hơi vàng và không bị rụng khi quả hình thành. Cây ra hoa vào trung tuần tháng 4 cho tới tháng 6, đến tháng 7-11 thì ra quả. Khi hình thành quả, dưới lá có hàng dài các hạt tròn nhỏ nhỏ đường kính khoảng 2.5mm, có vệt nổi màu hơi nâu đỏ, có sần vảy, và vân chia múi.

Tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ răng cưa – diệp hạ châu.

Theo Đông y, cây chó đẻ răng cưa có vị đắng, hơi ngọt. Là vị thuốc có tính mát. Có khả năng thanh can nhiệt, lợi tiểu, lương huyết, giải độc, sát trùng.

Theo kinh nghiệm người dân nhiều vùng thì cây chó đẻ răng cưa được dùng để trị mụn nhọt, giải độc rắn cắn. Vừa dùng ngoài vừa uống trong được. Đặc biệt diệp hạ châu có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh gan, bệnh ngoài da, tiểu đường, viêm ruột, viêm phụ khoa…

Cây chó đẻ răng cưa chữa viêm gan B

Các nghiên cứu được thực hiện tại Nhật bản và Ấn độ đã thu được hoạt chất trong cây chó đẻ răng cưa là phyllantin, triacontanal và hypophyllantin. Các hoạt chất này có tác dụng điều trị viêm gan, gan nhiễm mỡ.

Nhiều năm trở lại đây, thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng trị bệnh của cây chó đẻ răng cưa nhất là tác dụng điều trị bệnh lý gan mật. Với liều dùng 900mg/ngày đã có tới 50%  lượng virus viêm gan B trong máu giảm sau 1 tháng sử dụng.

Theo 1 báo cáo năm 1988 đăng trên tạp chí Lancet, một thử nghiệm điều trị 37 người bị viêm gan B được điều trị bằng chó đẻ răng cưa. Kết quả thu được 22/37 người có kết quả xét nghiệm virus viêm gan B âm tính sau 1 tháng điều trị.

Với bệnh lý viêm gan, diệp hạ châu có tác dụng hạ men gan, bảo vệ gan và ức chế sự hoạt động cũng như sự nhân lên của virus viêm gan. Chó đẻ răng cưa có thành phần chất chống oxy hóa cao. Đồng thời nó còn có khả năng làm tăng hàm lượng glutathione tại gan do đó làm giảm hoạt động của các men SGOT, SGPT trong đợt cấp của viêm gan.

Cách dùng cây chó đẻ răng cưa

Cây chó đẻ chữa viêm gan siêu vi.

Dùng 16g chó đẻ răng cưa, 16g nhân trần, 12g thổ phục linh, 4g vỏ bưởi sao khô, 8g hậu phác.

Sắc nước uống ngày 3 lần, sau ăn.

Nhân trần, chó đẻ răng cưa, thổ phục linh: giải độc, ức chế virus viêm gan

Vỏ bưởi, hậu phác giúp kiện tỳ, giảm tính lạnh của nhân trần và chó đẻ răng cưa.

Trị bệnh ngoài da, mụn nhọt

12g diệp hạ châu, 12g cam thảo đất. Đun nước uống thay trà hàng ngày. Uống đến khi hết mụn thì dừng. Lưu ý không dùng liên tục quá 30 ngày. Mỗi đợt uống uống tối đa 1 tháng phải dừng khoảng 7 -10 ngày rồi mới được tái uống.

Cây chó đẻ chữa sỏi thận

Dùng 24g chó đẻ răng cưa, sắc nước uống. Nếu bị đầy bụng có thể cho thêm gừng tươi hoặc trần bì lúc đun. Khi bệnh ổn định thỉnh thoảng nên dùng diệp hạ châu hãm trà thay uống nước. Mỗi ngày 8-10g, uống không quá 30 ngày liên tục.

Bài thuốc trị nổi mề đay từ diệp hạ châu

Dùng bôi ngoài : Khi bị nổi mề đay, dùng cây chó đẻ răng cưa tươi rửa sach, giã nát và dắp lên nốt mề đay. Diệp hạ châu giải độc giúp vết mề đay bớt ngứa và đem lại cảm giác dễ chịu.

Dùng uống trong: lấy cây chó đẻ răng cưa phơi khô rồi sắc nước uống. Mỗi ngày uống từ 10-15g. Có tác dụng mát gan và giải độc. Hỗ trợ điều trị mề đay.

Bài thuốc uống : Bạn đem cây chó đẻ rửa sạch đem phơi khô rồi dùng sắc nước uống, nước cây chó đẻ vừa có tác dụng làm mát gan, giải độc cơ thể và đồng thời cũng điều trị bệnh mề đay từ bên trong

Những người không nên dùng cây chó đẻ răng cưa

  • Người tỳ vị hư hàn với biểu hiện lạnh bụng. Thường xuyên đầy bụng khó tiêu, sợ lạnh đại tiện lỏng nát. Những người như vậy không nên dùng diệp hạ châu vì vị thuốc này có tính mát dễ làm nặng thêm tình trạng tiêu hóa không tốt của người bệnh.
  • Nhiều người thắc mắc có nên uống diệp hạ châu hàng ngày không? Theo ý kiến của các bác sỹ Đông y, người khỏe mạnh, không có bệnh lý gan mật không nên dùng chó đẻ răng cưa thường xuyên. Bởi sẽ làm tăng gánh nặng đào thải cho gan, mật và thận.
  • Phụ nữ có thai không được dùng chó đẻ răng cưa. Diệp hạ châu có tác dụng gây co mạch máu và tử cung dễ gây trụy thai.
  • Cũng không nên uống một mình diệp hạ châu. Cần phối hợp diệp hạ châu với các vị thuốc khác. Diệp hạ châu có tác dụng phụ gây giảm hồng cầu, hạ huyết áp và tăng nguy cơ gây suy giảm miễn dịch.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề