Ccơ chế chính sách hạch toán khoáng sản năm 2024
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản. Theo quy định tại thông tư, người nộp lệ phí là tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Người nộp phí là tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trữ lượng báo cáo thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Tổ chức thu lệ phí là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Mức thu phí, lệ phí cụ thể như sau: Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản đối với hoạt động thăm dò: Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 ha, mức thu là 4.000.000 đồng/1 giấy phép. Diện tích thăm dò từ 100 ha đến 50.000 ha, mức thu là 10.000.000 đồng/1 giấy phép. Diện tích thăm dò trên 50.000 ha, mức thu là 15.000.000 đồng/1 giấy phép. Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản đối với hoạt động khai thác: Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng suối: óc công suất khai thác dưới 5.000 m3/năm: 1.000.000 đồng/giấy phép; công suất khai thác từ 5.000 m3 đến 10.000 m3/năm: 10.000.000 đồng/giấy phép; công suất khai thác trên 10.000 m3/năm: 15.000.000 đồng/giấy phép. Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10 ha và công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm: 15.000.000 đồng/giấy phép; giấy phép khai thác khoáng sản quý hiếm: 80.000.000 đồng/giấy phép; giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại: 100.000.000 đồng/giấy phép Theo đó, đối với địa phương có khoáng sản được khai thác, UBND cấp tỉnh trình HĐND thông qua dự toán chi ngân sách hỗ trợ cho địa phương đó để nâng cấp cải tạo các hạng mục công trình sau: + Đường giao thông cấp huyện, xã bị ảnh hưởng trực tiếp do vận chuyển đất đá thải, khoáng sản đã khai thác. + Công trình phúc lợi tại xã, huyện gồm: trường học, cơ sở khám chữa bệnh, nhà văn hóa, hệ thống cung cấp nước sạch, công trình xử lý môi trường. Ngoài ra, đối với người dân nơi có khoáng sản được khai thác: + Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thông báo công khai nội dung, kế hoạch, công việc, các hạng mục công trình hỗ trợ đến UBND xã để thông báo cho người dân cử người giám sát thực hiện. + Việc hỗ trợ do tổ chức, cá nhân khai thác trực tiếp thực hiện và chi phí hỗ trợ được hạch toán vào chi phí sản xuất. Với đặc thù sản phẩm là các loại đá sau khi khai thác theo nhiều kích thước như đá hộc, đá xô bồ, đá 2×4, đã 4×6, đã lẫn đất và các loại cát như cát vàng, cát đen san nền, cát đen xây…đòi hỏi kế toán doanh nghiệp lĩnh vực khai khoáng cần theo dõi, quản lý và thống kê chính xác để tránh khỏi những thất thoát hàng hóa xảy ra. Doanh nghiệp khai thác khoáng sản dùng máy móc thăm dò, khai thác các loại khoáng sản như than, đá, kim loại, dầu khí trong lòng đất, lòng núi để bán sản phẩm thô hoặc chế biến thành các thành phẩm khác để bán. Kế toán của doanh nghiệp lĩnh vực này chủ yếu thực hiện công tác liên quan đến việc quản lý hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép khai thác và công tác quản lý các máy móc thiết bị có giá trị lớn, tính khấu hao và phân bổ cao. Đồng thời việc quản lý kho chứa mìn, xăng dầu cho máy móc hoạt động khai thác, xay nghiền chế tác các sản phẩm khai thác được cũng hết sức quan trọng. Doanh nghiệp thực hiện quy trình khai thác chủ yếu với 2 công đoạn chính:
+ Quy trình: Nổ mìn để tạo ra các thành phẩm thô có các loại, kích thước khác nhau đá hộc, đất lẫn đá + Tính giá thành của đá hộc, đất lẫn đá theo phương pháp hệ số tỷ lệ + Chi phí phát sinh ở công đoạn này: Chí phí giấy phép khai thác, chi phí mìn, xăng dầu, khấu hao máy móc, nhân công, thuế phí tài nguyên môi trường
+ Quy trình: Sau khi khai thác được đá hộc, đá xô bồ cho vào xay nghiền, cưa xẻ tạo ra các loại đá thành phẩm nhỏ như đá 2×4, đá 4×6… rồi cho xe vận chuyển đi giao cho khách hàng, đến các công trình + Tính giá thành các loại đá 2×4, 4×6….theo phương pháp hệ số tỷ lệ + Chi phí phát sinh: xăng, dầu, khấu hao máy móc, lán trại, nhân công 2. Khó khăn của kế toán doanh nghiệp khai khoáng trong quản lý tài chính – kế toánKế toán doanh nghiệp khai khoáng hiện nay gặp không ít những khó khăn trong công tác quản lý tài chính – kế toán của doanh nghiệp, có thể kể đến như:
Các giấy phép khai thác, máy móc đều có giá trị lớn vì vậy kế toán doanh nghiệp lĩnh vực này cần theo dõi và phân bổ hàng năm vào từng mỏ, từng công trình khác nhau tránh mất thời gian, công sức và sai lệch giá thành sản phẩm
Các thành phẩm được khai thác như than, đá, kim loại, dầu khí cần có kế hoạch quản lý nhập xuất tồn kho phù hợp theo từng sản phẩm, loại hàng hóa khác nhau. Có như vậy kế toán hay chủ doanh nghiệp đều có thể dễ dàng theo dõi các số liệu một cách nhanh chóng, chính xác.
Doanh nghiệp lĩnh vực khai khoáng với khối lượng sản phẩm lớn, chính vì vậy việc quản lý khối lượng sản phẩm được vận chuyển theo từng xe để đi giao hàng là hết sức quan trọng. Việc này giúp kế toán tránh được những sai sót trong quá trình tính lương, thưởng cho lái xe hoặc theo dõi công nợ khách hàng theo từng đầu xe vận chuyển 3. Giải pháp giúp doanh nghiệp lĩnh vực khai khoáng quản lý tài chính – kế toán hiệu quả# Quản lý bằng quy trình ngoài Nhiều doanh nghiệp lĩnh vực khai khoáng vẫn đang sử dụng công cụ quản lý truyền thống (Excel) để quản lý doanh thu, chi phí, lãi lỗ của doanh nghiệp. Sử dụng Excel giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí đầu tư công cụ, tuy nhiên kế toán sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý khấu hao tài sản cố định, quản lý các chi phí cũng như thành phẩm khai thác được. # Quản lý bằng phần mềm Công cụ quản lý tự động sẽ giúp doanh nghiệp lĩnh vực khai khoáng hoạt động hiệu quả hơn, dễ dàng quản lý doanh thu, chi phí của doanh nghiệp. Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 là phần mềm kế toán phổ biến nhất hiện nay với gần 200.000 doanh nghiệp toàn quốc tin dùng, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp lĩnh vực khai khoáng. Các tính năng nổi bật của phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng các nghiệp vụ doanh nghiệp lĩnh vực khai khoáng cần như:
Anh chị kế toán quan tâm có thể tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý tài chính, kế toán hiệu quả với phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 cho doanh nghiệp lĩnh vực khai khoáng tại link dưới đây: |