Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime buta 1 3 đien là

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Polime X tạo thành từ sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp stiren và buta-1,3-đien. X là” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Hóa học 12 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Polime X tạo thành từ sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp stiren và buta-1,3-đien. X là

A.Polistiren.

B.Polibutađien.

C.Cao su buna-N.

D.Cao su buna-S

Trả lời:

Đáp án đúng nhất: D. Cao su buna-S

Giải thích:

- Polime X tạo thành từ sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp stiren và buta-1,3-đien. X làcao su buna-S

+ Đồng trùng hợpbuta-1,3-đien vàStiren tạo Cao su buna-S⇒Chọn D

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cao su Buna nhé!

Kiến thức tham khảo về cao su Buna.

1. Cao su Buna là gì?

- Cao su Bunahay Polybutadiene [viết tắt là BR], còn được gọi là cao su BR, Buna-N, Buna-S. Ngoài ra còn có các tên gọi khác phụ thuộc vào chất độn được sử dụng trong quá trình trùng hợp. Là một trong nhữngcao su lưu hóađiển hình.

- Được sản xuất từ quá trìnhtrùng hợpcủa các phân tửmonome 1,3-butadiene.

- Mang những đặc điểm nổi bật củacao su thiên nhiên, đồng thời có khả năng chống mòn cao, chịu uốn gấp tốt, ít biến dạng.

- Điều đặc biệt của của cao su buna là có thể mang nhữngtính chất đặc biệtnhư các loạinhựatổng hợp tùy thuộc vào thành phần chất độn. Có thể kể đến như khả năng chống ăn mòn từ xăng dầu, hóa chất, chịu nhiệt, chống mài mòn, cách âm…

- Hiện tại là loạicao su tổng hợpđược sử dụng nhiều, và rộng rãi nhất hiện nay. Chiếm khoảng 1/4 tổng lượng tiêu thụ cao su tổng hợp toàn cầu trong năm 2012. Chủ yếu là trong sản xuất lốp xe chiếm 75%.

- Có công thức cấu tạo như sau:

…. –CH2 –CH =CH –CH2 –CH­2 –CH =CH –CH2 –CH2 –CH =CH –CH2 – …

- Công thức một mắt xích là:

–CH2 –CH =CH –CH2 –

- Công thức tổng quát là:

[ CH2 –CH =CH –CH2 ]n

- Ngoài cao su buna ra, tương tự công thức cao su buna N và Công thức của cao su buna S.

- Trong nhóm cao su tổng hợp, thì ngoài cao su buna ra, các bạn sẽ được biết thêm về cao su isopren. Đây là loại cao su mà rất giống cao su thiên nhiên, khoảng 94%.

2. Công thức hóa học và quá trình tổng hợp

Công thức hoá học cao su buna:

- Cao su Buna là một polymer không bão hòa của cácmonome butadienkhác nhau [1,2-butadiene và 1,3-butadien]. Chúng được liên kết với nhau qua các dạng liên kết điển hình làcis,transvàvinyl.

- Trong đó, phổ biến nhất là hai dạng liên kết cis và trans.

3. Đặc điểm và tính chất

- Cao su buna: độ đàn hồi và độ bền kém hơn so với cao su thiên nhiên.

- Còn Cao su buna S: tính đàn hồi cao hơn.

- Cao su buna N: tính đàn hồi thấp hơn, nhưng bù lại tính chống dầu tốt hơn cao su buna S.

4. Quá trình tổng hợp cao su buna

Các cách điều chế cao su buna từ thiên nhiên:

- Có thể điều chế từ CH4, C4H6, tinh bột:

+ Từdầu mỏ CH4: CH4 [butan] => CH2=CH-CH=CH2 + 2H2 [ở điều kiện 600oC]

+ Từthan đá [CaCo3]: CaCO3 => CaO + CO2 [850oC]

+ Từđá vôi [CaO]: CaO + C => CaC2 + CO [2000oC]

+ Từxenlulozo:

[C6H10O5]n + nH2O => nC6H12O6 [ở điều kiện nhiệt độ thích hợp]

C6H12O6 => 2C2H5OH + 2CO2 [cho lên men]

2C2H5OH => CH2=CH-CH=CH2 + 2H2O +H2 [Al2O3; Cr2O3; 450oC]

- Cuối cùng ta tiến hành trùng hợp but-1,3-đien dưới chất xúc tác Ni thì sẽ tạo ra cao su Buna.

- Cụ thể hơn dưới đây là chuỗi điều chế cao su buna từ than đá, đá vôi và metan: Cách điều chế từ CH4 [metan] và C4H6 [buta-1,3-đien].

+ Chuỗi 1: bắt đầu từ CaCO3

CaCO3 ——> CaO + CO2

CaO + 3C ——> CaC2 + CO

CaC2 + H2O ——–> C2H2 + Ca[OH]2

2C2H2 ——–> C4H4 [bạn nên viết thành công thức cấu tạo ý] [vinyl axetilen]

C4H4 + H2 ———> CH2 = CH – CH = CH2 [buta-1,3-đien]

nCH2 = CH – CH = CH2 ———> [CH2 – CH = CH – CH2 ]n [cao su buna]

+ Chuỗi 2 : bắt đầu từ CH4

2CH4 ———> C2H2 + 3H2 [1500oC và làm lạnh nhanh]

rồi từ C2H2 làm như trên

- Quá trình tổng hợp cao su buna chính là quá trình trùng ngưng. Nói một cách khác đây là quá trình kéo dài các chuỗi monome 1,3-butađien thành các đại phân tử polymer thông quá các liên kết giữa các phân tử C-C.

- Các đại phân tử polyme của cao su buna thường được liên kết với các dạng là cis, trans và vinyl. Và các dạng liên kết này, được hình thành và chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất, dung môi trong quá trình trùng ngưng.

+ Liên kết cistạo ra sự uống cong trong chuỗi polymer, tạo ra các vùng vô định hình tạo ra tính đàn hồi cao của Cao su buna.

+ Liên kết transtạo ra các liên kết giữ khá thẳng, tạo thành các chuỗi polymer cố định, tăng tính ổn định của chuỗi polymer.

+ Liên kết vinylthường chỉ xuất hiện với tỷ lệ vài phần trăm so với liên kết cis và trans. Ít ảnh hưởng đến tính chất của chuỗi polymer.

Cập nhật ngày: 06-06-2022

Chia sẻ bởi: Đức Tones

Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polibuta-1,3-đien là

Đăng nhập để xem đầy đủ

  • CTTQ của este tạo bởi axit no 2 chức mạch hở ancol no đơn chức, mạch hở ?

    11/09/2022 |   0 Trả lời

  • Hoá 12 dạng bài tìm CTPT  dựa vào phản ứng cháy

    Đốt cháy hoàn toàn 4,4[g] este thu được3,48[l] co2 [đk] và 3,6 [g] h2o

    a.tìm ctpt X

    b.cho 4,4[g]x+Naoh==>4,8g [muối]

    Tìm ctct và đọc tên X

    24/09/2022 |   0 Trả lời

Họ và tên :

Lớp : Trường : TTGDTX Krông Bông.

KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 – HÓA HỌC 12

Mã đề : 001

Câu 1 : Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin, thấy xuất hiện kết tủa màu

A. đỏ. B. xanh. C. trắng. D. tím.

Câu 2 : Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polibuta-1,3-đien là

A. CH2=CH–CH=CH2. B. CH2=CH–CH3.

C. CH2=CHCl. D. CH2=CH2.

Câu 3 : Cho dãy các chất: CH3COOC2H5, C2H5OH, H2NCH2COOH, C6H5NH2,CH3NH2,. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 4 : Cho 0,1 mol H2NCH2COOH phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là

A. 300. B. 400. C. 200. D. 100.

Câu 5 : Dãy gồm các hợp chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ là:

A. C6H5NH2 [anilin], CH3NH2, NH3. B. C6H5NH2 [anilin], NH3, CH3NH2.

C. NH3, CH3NH2, C6H5NH2 [anilin]. D. CH3NH2, C6H5NH2 [anilin], NH3.

Câu 6 : Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

A. polistiren. B. polietilen. C. nilon-6,6. D. poli[vinyl clorua].

Câu 7 : Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là

A. C2H5NH2. B. C2H5OH. C. HCOOH. D. CH3COOH

Câu 8 : Cao su lưu hóa có 2% lưu huỳnh về khối lượng. Khoảng bao nhiêu mắc xích isopren có một cấu đi sunfua –S-S-? Giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu metylen trong cao su.

A. 46 B. 100 C. 50 D. 48

Câu 9 : Axit aminoaxetic [H2NCH2COOH] tác dụng được với dung dịch

A. Na2SO4. B. NaCl. C. NaOH. D. NaNO3.

Câu 10 : Polime thuộc loại tơ thiên nhiên là

A. tơ nitron. B. tơ tằm. C. tơ visco. D. tơ nilon-6,6.

Câu 11 : Cho lòng trắng trứng vào Cu[OH]2 thấy xuất hiện màu

A. đỏ. B. đen. C. tím. D. vàng.

Câu 12 : Hãy cho biết polime nào sau đây thủy phân trong môi trường kiềm :

A. Polipeptit B. Poli[metyl metacrylat] C. Xenlulozơ D. Tinh bột.

Câu 13: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là

A. CH3COOH. B. CH3NH2. C. C2H5OH. D. CH3COOC2H5.

Câu 14 Cho 0,1 mol anilin [C6H5NH2] tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối phenylamoni clorua [C6H5NH3Cl] thu được là

A. 12,950 gam. B. 25,900 gam. C. 6,475 gam. D. 19,425 gam.

Câu 15 : Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là

A. CH3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOCH3. D. CH2=CHCOOCH3.

Câu 16 : Cho dãy các chất: C2H5NH2, CH3NH2, NH3, C6H5NH2 [anilin]. Chất trong dãy có lực bazơ yếu nhất là

A. C6H5NH2. B. CH3NH2. C. C2H5NH2. D. NH3.

Câu 17 : Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là

A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 18 : Tên gọi của polime có công thức [-CH2-CH[Cl]-]n là

A. polimetyl metacrylat. B. polivinyl clorua.

C. polistiren. D. polietilen.

Câu 19 : Quá trình nhiều phân tử nhỏ [monome] kết hợp với nhau thành phân tử lớn [polime] đồng thời giải phóng những phân tử nước được gọi là phản ứng

A. trao đổi. B. nhiệt phân. C. trùng hợp. D. trùng ngưng.

Câu 20 : Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là

A. CH3-CH2-Cl. B. CH3-CH3. C. CH2=CH-CH3. D. CH3-CH2-CH3.

Câu 21 : Chất phản ứng được với axit HCl là

A. HCOOH. B. C6H5NH2 [anilin]. C. C6H5OH [phenol]. D. CH3COOH

Câu 22 : Chất không phản ứng với dung dịch brom là

A. C6H5OH [phenol]. B. C6H5NH2 [anilin]. C. CH3CH2OH. D. CH2=CHCOOH.

Câu 23 : Cho 9,3gam một amin no đơn chức X tác dụng với FeCl3 dư thu được 10,7gam kết tủa. CTPT X?

A. C3H7NH2. B. C2H5NH2. C. CH3NH2. D. C4H9NH2.

Câu 24 : Cho các phản ứng:

H2N - CH2 - COOH + HCl → H3N+- CH2 - COOH Cl-.

H2N - CH2 - COOH + NaOH → H2N - CH2 - COONa + H2O. Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic

A. có tính chất lưỡng tính. B. chỉ có tính axit.

C. chỉ có tính bazơ. D. vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

Câu 25 : Cho 15 gam axit aminoaxetic tác dụng vừa đủ với dd NaOH. Khối lượng muối thu được là [Cho H = 1, C = 12, N = 14, Na= 23]

A. 16,3 gam. B. 19,4 gam. C. 15,3 gam. D. 17,2 gam.

Câu 26 : Anilin [C6H5NH2] có phản ứng với dung dịch

A. NaOH. B. Na2CO3. C. NaCl. D. HCl.

Câu 27 : Cho 7,5 gam axit aminoaxetic [H2NCH2COOH] phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là [Cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Cl = 35,5]

A. 11,15 gam. B. 11,05 gam. C. 43,00 gam. D. 44,00 gam.

Câu 28 : Một đoạn mạch PVC có phân tử khối 62500đvC. Tính số mắc xích trong đoạn mạch đó :

A. 100 B. 1000 C. 5000 D. 2000

Câu 29 : Hãy cho biết loại polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh :

A. PVC B. Cao su Isopren C. Amilopectin D. Xenlulozơ

Câu 30 : Hãy cho biết loại polime nào sau đây có tính bền cơ học cao nhất :

A. cao su buna B. Cao su Isopren C. Cao su lưu hóa D. Cao su thiên nhiên

Câu 31 : Cho 0,1 mol amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với HCl thu được 9,55gam muối. Vậy công thức phân tử của X là :

A. C3H7N B. C3H9N C. C2H7N D. CH5N

Câu 32 : Cho 0,1 mol aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 0,1mol HCl thu được muối Y. 0,1mol muối Y phản ứng vừa đủ với 0,3mol NaOH thu được hỗn hợp muối Z có khối lượng là 24,95 gam.Vậy công thức của X là :

A. [NH2]2C3H5-COOH B. NH2-C3H5[COOH]2

C. NH2-C2H3[COOH]2 D. NH2-C2H4-COOH

Câu 33 : Nhúng quỳ tím vào các dung dịch sau, dung dịch nào có màu hồng :

A. NH2-CH2-CH[NH2]-COOH B. NH3Cl-CH2-CH2-COOH

C. NH2-CH2COOH D. NH2-CH2-COONa

Video liên quan

Chủ Đề