Chiều cao trung bình của người dân Việt Nam là bao nhiêu?

Tính đến năm 2021, chiều cao trung bình của người Việt là 168.1 cm đối với nam và 156.2 cm đối với nữ. Các con số này được đưa ra từ kết quả của cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019 - 2020.

So sánh chiều cao của người Việt ở hiện tại với khoảng thời gian trước đây, sự thay đổi này là rất tích cực. Nếu so với chiều cao trung bình của người Việt trong 10 năm về trước [164.4 - 153.6 cm] thì nam giới Việt đã tăng 3.7cm và nữ đã tăng thêm 2.6cm.

Sự thay đổi chiều cao của người Việt từ năm 1975 - 2020 [Nguồn: VnExpress]

Theo đánh giá của Giáo sư Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chiều cao của người Việt đã có cải thiện rất tích cực, đặc biệt là nhóm thanh niên nam 18 tuổi.

Có thể thấy, người Việt đang dần có những thay đổi về nhận thức trong việc chăm sóc sức khỏe và đầu tư cho bản thân. Một phần tăng trưởng chiều cao này bắt nguồn từ việc chú ý đến dinh dưỡng cũng như thực hiện lối sống khoa học.

Đạt được chiều cao chuẩn không chỉ để đẹp mà nó còn đóng một vai trò quan trọng nhất là trong thời kỳ hội nhập với thế giới như hiện nay. Sở hữu chiều cao lý tưởng sẽ mở ra nhiều cơ hội để phát triển bản thân trong học tập, công việc, đường tình duyên.

Chiều cao trung bình của người Việt đang có những chuyển biến rất tích cực và bạn là một trong những thế hệ trẻ tạo nên điều đó. Tham khảo và thực hiện những phương pháp tăng chiều cao được gợi ý phía trên ngay từ bây giờ để sớm đạt được chiều cao lý tưởng nhé.

Kết quả khảo sát được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê và Viện Dinh dưỡng quốc gia trong năm 2019-2020 cho biết, nam thanh niên Việt Nam có chiều cao trung bình là 168,1cm; trong khi nữ giới đạt 156,2cm. Chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam đã tăng lên sau 20 năm, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm để tiếp tục thúc đẩy chiều cao người Việt tăng hơn nữa.

Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã có những chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân về vấn đề tăng chiều cao người Việt.

25 năm nỗ lực can thiệp dinh dưỡng, sức khoẻ cho người Việt trẻ

Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về sự phát triển về chiều cao và sức khỏe của người Việt trẻ trong thời gian gần đây?

Tiến sĩ Trương Hồng Sơn: Số liệu mới nhất trong Tổng điều tra toàn quốc năm 2020 cho thấy chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam đạt 168,1cm với nam giới, và nữ đạt 156,2cm

So với kết quả của 10 năm trước, nam thanh niên cao trung bình 164,4cm, tăng 3,7cm. Năm 2010, nữ thanh niên chỉ cao trung bình 153,6cm thì sau 10 năm, chiều cao này đã tăng thêm 2,6cm. Chiều cao trẻ em thành phố cao hơn 2cm so với trẻ em nông thôn, đặc biệt là vùng nông thôn nghèo, vùng hay xảy ra thiên tai và miền núi.

Chiều cao người Việt sinh từ năm 2000 trở lại đây tốt hơn giai đoạn trước, tốc độ cao nhanh gần gấp đôi thập niên trước.

Với kết quả này, mức tăng chiều cao của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn 1990-2020 tương đương thời kỳ vàng của Nhật Bản về tăng chiều cao hằng năm trong giai đoạn 1955-1995.

Phóng viên: Để có được kết quả này, Việt Nam đã có một chương trình tổng thể cải thiện chiều cao người Việt như thế nào?

Tiến sĩ Trương Hồng Sơn: 25 năm qua, Việt Nam đã có những chương trình can thiệp dinh dưỡng, sức khỏe được triển khai trên toàn quốc để chiều cao người Việt đạt được ngưỡng phát triển này.

Chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em do Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế là đầu mối với sự tham gia của hệ thống y tế trên toàn quốc trong giai đoạn 1998 đến nay, đặc biệt trong giai đoạn 1998-2012 là giai đoạn được tập trung nguồn lực cho các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.

Chiều cao của người Việt Nam đang đứng thứ 153 trên tổng số 201 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Các hoạt động tiêu biểu là phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi, tập trung cho chăm sóc trẻ trong 1.000 ngày đầu đời, cải thiện dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, nâng cao kiến thức, hành vi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em và bà mẹ giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam.

Các chương trình, dự án phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng bao gồm phòng chống thiếu vitamin A cho trẻ em, phòng chống thiếu máu dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, tẩy giun cho trẻ em tuổi học đường và các chương trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.

Chương trình sức khỏe học đường nâng cao chất lượng, xây dựng các hướng dẫn, tiêu chuẩn về tổ chức bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý trong trường học; tuyên truyền, giáo dục về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn; ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc, bảo vệ, quản lý sức khỏe học sinh bao gồm triển khai các phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và phần mềm xây dựng thực đơn cho học sinh.

Chương trình sữa học đường: Bổ sung sữa vào chế độ dinh dưỡng của trẻ em trong trường học.

Các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về dinh dưỡng trong cộng đồng: Ngày Vi chất dinh dưỡng [1/6 và 1/12], Tuần lễ thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ [1-7/8], Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển.

Tỷ lệ tăng chiều cao của người Việt trong 20 năm so với quốc gia ở châu Á như Nhật Bản vẫn chưa đạt như mong muốn. Điều này cần một quá trình lâu dài. Để cải thiện chiều cao cần phải đảm bảo các yếu tố như dinh dưỡng, bổ sung vi chất, liên quan đến gene…

Tiến sĩ Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Bộ Y tế

Từ các can thiệp này, và sự phát triển của kinh tế, bữa ăn của người dân nói chung và trẻ em nói riêng đã có các cải thiện rõ rệt.

So 10 năm trước, năng lượng trung bình trong khẩu phần của người dân nước ta đạt 2.023kcal/người/ngày, tăng nhẹ so năm 2010 [mức 1.925kcal/người/ngày].

Người dân Việt Nam cũng ăn rau quả nhiều hơn. Bình quân đầu người tăng từ 190,4g rau/người/ngày năm 2010 lên 231g. Năm 2010, người Việt chỉ ăn 60,9g quả chín mỗi ngày, nay đã tăng lên 140,7g.

Người Việt cũng ăn thịt nhiều hơn. Hiện, trung bình mỗi ngày một người ăn 136,4g thịt, trong khi năm 2010 chỉ tiêu thụ 84g. Đặc biệt người ở thành phố ăn thịt ở mức khoảng 155,3g thịt/người/ngày.

Hiểu biết và thực hành đúng về an toàn thực phẩm cũng có nhiều chuyển biến tích cực, thái độ của người dân cũng quan tâm nhiều hơn đối với phát triển chiều cao của trẻ em và các chủ đề dinh dưỡng cho các bệnh mãn tính không lây.

Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn.

Việt Nam vào top 4 của khu vực Đông Nam Á về chiều cao

Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về chiều cao người Việt, chất lượng cuộc sống của trẻ em so với các nước trong khu vực và trên thế giới?

Tiến sĩ Trương Hồng Sơn: Với chiều cao mới này, ở khu vực Đông Nam Á, chúng ta cao hơn Indonesia, Campuchia, Lào và Đông Timor. Việt Nam vào top 4 của khu vực Đông Nam Á về chiều cao, chỉ còn kém hơn so với Singapore, Malaysia và Thái Lan về chiều cao trung bình của nam nữ thanh niên.

Theo Bảng thống kê chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới dựa trên nghiên cứu của NCD Risk Factor Collaboration, chiều cao của người Việt Nam đang đứng thứ 153 trên tổng số 201 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Như vậy, chiều cao của người Việt đã có sự vươn lên đáng kể so với 10 năm trước.

Dù vẫn còn thua kém Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, vốn là các nước có chiều cao trung bình tương đương hoặc thấp hơn nước ta trong quá khứ, nhưng tốc độ phát triển chiều cao của người Việt đang dần có sự cải thiện.

Hiện, chúng ta có tốc độ tăng trưởng trung bình 3,7cm/10 năm ở nam và 2,6cm/10 năm đối với nữ. Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, dự đoán đến năm 2030, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam sẽ xấp xỉ 1m72, nữ giới gần chạm mốc 1m59.

Tin liên quan

Phát hiện sớm chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ chưa dậy thì

Phóng viên: Theo ông, lý do vì sao thể lực và chiều cao của người Việt vẫn còn hạn chế?

Tiến sĩ Trương Hồng Sơn: Thể lực của người Việt còn kém, bắt nguồn từ việc vận động ít, tập thể dục chưa thành thói quen.

Phần lớn thời gian của trẻ em Việt hiện nay đều gói gọn trong việc đến trường, đi học thêm, về nhà nghỉ ngơi. Quỹ thời gian của trẻ em dành cho hoạt động thể chất rất ít, thậm chí không có.

Bên cạnh đó, kiến thức tăng chiều cao, nhận thức tầm quan trọng ngoại hình trước đây gần như chưa có. Phải đến khoảng thời gian gần đây, người Việt mới nhận ra tầm quan trọng của ngoại hình cũng như tìm hiểu về những kiến thức tăng chiều cao.

Chúng ta cần nhận thức rõ là tăng trưởng chiều cao không chỉ là việc có vóc dáng đẹp hơn, mà chiều cao tốt sẽ giúp giảm nguy cơ thừa cân béo phì khi trưởng thành, vì vậy giảm nguy cơ các bệnh mãn tính không lây như tim mạch, tiểu đường... trong tương lai.

Chúng ta cần tránh việc khi thấy đã có chút thành tựu thì cắt giảm các chương trình chăm sóc sức khỏe này vì các can thiệp cần mang tính liên tục.

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 1,5 triệu trẻ em ra đời. Các bậc cha mẹ cũng luôn cần được các hỗ trợ về giáo dục truyền thông dinh dưỡng/ sức khoẻ và các can thiệp bổ sung vi chất, chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bệnh...

Dinh dưỡng đóng góp đến 32% cho sự phát triển chiều cao

Phóng viên: Chúng ta cần làm gì để thu hẹp khoảng cách chiều cao của người Việt so với những nước cao ở hàng đầu châu Á.

Tiến sĩ Trương Hồng Sơn: Để thu hẹp khoảng cách chiều cao với những nước cao hàng đầu châu Á [như Hàn Quốc], chúng ta cần duy trì được mức tăng trưởng trong các thập kỷ tới.

Yếu tố đầu tiên quyết định chiều cao của trẻ là di truyền. Tuy nhiên, điều này chỉ quyết định khoảng 23% trong khi đó dinh dưỡng đóng góp đến 32%.

Chiều cao của bố mẹ sẽ quy định một khoảng chiều cao cho con nhưng việc tối đa chiều cao cho con [trong khoảng gene] lại phụ thuộc chính vào dinh dưỡng. Ngoài ra, chế độ vận động, thể dục thể thao, giấc ngủ, môi trường, bệnh lý cũng đóng góp những vai trò nhất định.

Dinh dưỡng đóng góp 32% cho sự phát triển chiều cao của trẻ.

Để làm được điều này vai trò của gia đình là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, việc đầu tư nguồn lực của Chính phủ cho các chương trình can thiệp dinh dưỡng cho đối tượng phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ em tuổi học đường đóng một vai trò lớn.

Chúng ta cần tránh việc khi thấy đã có chút thành tựu thì cắt giảm các chương trình chăm sóc sức khỏe này vì các can thiệp cần mang tính liên tục. Mỗi năm với hơn 1,5 triệu trẻ em ra đời, các bậc cha mẹ luôn cần được các hỗ trợ về giáo dục truyền thông dinh dưỡng, sức khoẻ và các can thiệp bổ sung vi chất, chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bệnh...

Viện Y học ứng dụng Việt Nam cũng đã đưa ra các khuyến cáo bài tập theo phương án 5+2 bao gồm 5 ngày thể dục [30 phút/ngày] và 2 ngày thể thao [60 phút/ngày] trong tuần với các môn thể dục, thể thao ngoài trời và đồng đội nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất.

Phóng viên: Đâu là vấn đề dinh dưỡng mà chúng ta cần phải quan tâm để tạo nên thế hệ trẻ có chiều cao, tầm vóc và sức khỏe tốt hơn?

Tiến sĩ Trương Hồng Sơn: Có nhiều yếu tố mà các bậc cha mẹ cần phải quan tâm để hỗ trợ con mình có được sự phát triển tốt nhất về chiều cao và thể lực.

Dinh dưỡng giúp phát triển chiều cao tối đa: Chế độ ăn của trẻ em hiện nay vẫn còn thiếu về vi khoáng. Thí dụ, chế độ ăn của trẻ em mới đạt khoảng 60% nhu cầu canxi hằng ngày [khoảng 256mg trên tổng nhu cầu là 467mg].

Ngoài việc bổ sung canxi thông qua bữa ăn hằng ngày như tôm, cua, cá, trứng, rau xanh..., cha mẹ nên tạo cho con thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm từ trứng, sữa như sữa chua, phomai.

Các vi khoáng liên quan phát triển chiều cao như sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D, vitamin K2 cùng protein [chất đạm] là những yếu tố rất quan trọng trong phát triển chiều cao của trẻ.

Để bảo đảm được các vi khoáng này đầy đủ cần có một chế độ ăn đa dạng, đáp ứng đủ về năng lượng, vi khoáng.

Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn phải bảo đảm rằng trẻ ngủ đủ 8 tiếng liên tục trong hầu hết các đêm.

Chính điều kiện này mới giúp trẻ cao hơn và khỏe hơn. Nguyên nhân là trong khi trẻ ngủ sâu, não sẽ bài tiết ra nhiều hormone tăng trưởng là GH, tác động trực tiếp lên hệ cơ xương, khiến chúng huy động nhiều vật chất hơn, to hơn và dài ra.

Những thời điểm thuận lợi cho tiết hormone của trẻ khi trẻ ngủ say là 22-1 giờ và từ 4-5 giờ. Hiện tại, việc trẻ em đang ngủ quá muộn do bài vở học tập và do thói quen ngủ muộn của nhiều gia đình cũng ảnh hưởng phần nào đến phát triển thể chất của trẻ.

Vận động chơi thể thao: Cha mẹ cần tạo cho bé thói quen vận động thể chất, luyện tập thể thao hằng ngày để xương tăng sự dẻo dai và tăng trưởng tốt hơn. Đặc biệt, nên khuyến khích bé lựa chọn các bài tập, môn thể thao như: xà đơn, xà kép, đạp xe, bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội,… để tăng khả năng tăng chiều cao cho bé.

Viện Y học ứng dụng Việt Nam cũng đã đưa ra các khuyến cáo bài tập theo phương án 5+2 bao gồm 5 ngày thể dục [30 phút/ngày] và 2 ngày thể thao [60 phút/ngày] trong tuần với các môn thể dục, thể thao ngoài trời và đồng đội nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất.

Cha mẹ cũng cần hạn chế hút thuốc lá, các chất kích thích, vì chúng có thể là nguyên nhân ức chế sự phát triển, ảnh hưởng tăng trưởng chiều cao của bé.

Nữ Việt Nam cao bao nhiêu?

Năm 2020, nam thanh niên Việt Nam cao trung bình 168,1 cm [tăng 3,7 cm so với năm 2010], nữ đạt 156,2 cm [tăng 2,6 cm]. Chiều cao trung bình của người Việt Nam đang đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, xếp sau Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Chiều cao trung bình của nam giới tăng bao nhiêu?

Dựa theo kết quả từ báo cáo cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019 - 2020, chiều cao trung bình của nam giới Việt là 168.1cm và chiều cao trung bình của nữ giới Việt là 156.2cm. So với giai đoạn 10 năm trước, chiều cao trung bình của nam đã tăng 3.7cm và nữ đã tăng 1.4cm.

Chiều cao của Việt Nam đứng thứ mấy thế giới?

Theo đó, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 15 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có người dân thấp nhất. Chiều cao trung bình của người Việt là 159,01cm [nam giới 164,44cm, nữ giới 153,59cm]. Majid Ezzati, người điều hành nghiên cứu NCD tại Đại học Hoàng gia London, đánh giá, di truyền học chỉ là một phần của câu trả lời.

Chiều cao trung bình của nữ giới là bao nhiêu?

Chiều cao trung bình của nữ giới trường thành tại Việt Nam 156.2cm. Đây cũng chính số liệu thống kê mới nhất theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc giai đoạn 2019 – 2020 được Bộ Y tế công bố năm 2021.

Chủ Đề