Chủ de văn học trung đại lớp 10

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Chủ đề: Những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam qua các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tuần: NS: Tiết:. CHỦ ĐỀ: NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM QUA CÁC TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 (5 tiết) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp HS. - Nắm được những đặc điểm lịch sử xã hội tác động đến sự phát triển của VHTĐ. - Nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của VHTĐ. - Biết trân trọng và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. B. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết minh, phân tích. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Oån định tổ chức: kiểm diện HS. 2. Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học v Hoạt động 1: Những đặc điểm lịch sử xã hội tác động đến sự phát triển của VHTĐ Việt Nam. - Từ thế kỉ thứ X đến tk XIX, về lịch sử có những đặc điểm gì nổi bật? Đã ảnh hưởng đến văn học như thế nào? - Ở giai đoạn này, chúng ta phải chống lại các thế lực thù địch nào? Em hãy liệt kê một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu cho từng thời kì lịc sử? - Dựa vào kiến thức về lịch sử, em hãy cho biết gđ lịch sử nào có sự biến chuyển như thế nào? v Hoạt động 2: khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam. - Nội dung thể hiện trong văn học giai đoạn này chủ yếu phản ánh về vấn đề gì? - Em hiểu như thế nào về thuật ngữ Chủ nghĩa yêu nước? Hãy lấy một số ví dụ để minh hoạ. - Thế nào là trung quân ái quốc? - Em hiểu như thế nào là chủ nghĩa nhân đạo? CNNĐ được thể hiện rõ nét qua các tác phẩm văn học nào mà em được biết? - Trước những xấu xa của xã hội, nhưng bất lực, các nhà nho yêu nước, yêu dân thường bộc lộ thái độ gì? Hãy lấy một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu để minh hoạ? - Em hãy so sánh sự khác nhau giữa VHTĐ với VHHĐ? - VHTĐ Việt Nam đã có những ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống tinh thần dân tộc? - VHTĐ Việt Nam đã có những đóng góp gì với nền văn học dân tộc? v Hoạt động 3: vai trò, ý nghĩa của tác phẩm văn học trung đại trong chương trình NV10 đối với đời sống tinh thần và sự phát triển của văn học dân tộc I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM. 1. Về lịch sử dân tộc - Từ TK X đến TK XIX, lịc sử dân tộc có hai đặc điểm nổi bật: Đất nước giành quyền độc lập, tự chủ, tiến hành nhiều cuộc chiến đấu bảo vệ TQ; tiến hành công cuộc xây dựng đất nước với ý thức tự cường dân tộc. - Một số tác phẩm tiêu biểu: + Chống Tống: bài thơ thần Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt + Chống Nguyên Mông: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. + Chống Minh: Bình Ngô đại cáo của Nguễn Trãi. + Chống Pháp: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu 2. Về lịch sử chế độ phong kiến. - Từ thế kỉ X XV: là gđ xây dựng chế độ phong kiến độc lập tự chủ và phát triển tới đỉnh cao với thời đại của Lê Thánh Tông. - Từ thế kỉ XVI trở đi: chế độ PK từng bước lâm vào khủng hoảng. - Nửa cuối thế kỉ XIX đầu TK XX: chế độ PK từ suy thoái đến suy tàn. II. KHÁI QUÁT NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM. 1. Những nét chính về nội dung a. Chủ nghĩa yêu nước. - Chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của VHTĐ Việt Nam. - Đặc điểm của chủ nghĩa yêu nước là sự kết hợp giữa truyền thống yêu nước của dân tộc và tư tưởng trung quân ái quốc. - Cảm hứng phong phú, đa dạng: hào hùng chiến đấu và chiến thắng. (Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô). - Thể hiện chủ nghĩa yêu nước rõ nét trên hai bối cảnh lớn về lịc sử: khi đất nước có giặc ngoại xâm và khi đất nước hoà bình. Ví dụ: + Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão: hào khí Đông A qua niềm tự hào trước sức mạnh của con người và sức mạnh thời đại. + Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu: niềm tự hào trước truyền thống yêu nước chống xâm lược và truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc. + Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi. b. Chủ nghĩa nhân đạo - Chủ nghĩa nhân đạo cũng là một nội dung lớn, xuyên suốt trong quá trình phát triển của VHTĐ VN. Đó là truyền thống nhân đạo VN kết hợp với tư tưởng nhân văn tích cực vốn có của Nho giáo, Phật giáo, Lão Trang. Ví dụ: Thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách, từ bi bác ái, nhân nghĩa lễ trí tín, - Nội dung CNNĐ thể hiện tập trung ở một số phương diên lớn: tình yêu thương đối với con người, sự lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tàn bạo; đề cao con người, quyền sống hạnh phúc công lý, chính nghĩa. Ví dụ: Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Giữa đường thấy sự bất đằng mà tha. (Truyện Lục Vân Tiên) Đau đớn thay thân phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. (Truyện Kiều) Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ được tấm lòng son. (Hồ Xuân Hương) Ai bảo xuân tàn hoa rụng hết Trước sân vẫn nở một nhành mai. ( Mãn Giác thiền sư). c. Cảm hứng thế sự - Cảm hứng thế sự xuất hiện rõ nét trong văn học cuối thời Trần, khi mà triều đại phong kiến nhà Trần đã có những biểu hiện suy thoái. Đó là tâm sự của một con người nặng lòng vì nước, vì dân nhưng bất lực trước thời cuộc. Ví dụ: + Bài thơ làm tháng sáu năm Nhâm Dần của Trần Nguyên Đán. Hạn rồi qua lụt đã bao phen Đau nỗi ruộng đồng lúa chẳng lên Đống sách hoá ra chồng giấy nát Bạc đầu luống những phụ dân đen. + Các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thế gian biến cải vũng nên đồi Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi + Nhà thơ làng cảnh nông thôn Nguyễn Khuyến. Năm nay cày cấy vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa + Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác. 2. Những nét chính về nghệ thuật Nghệ thuật VHTĐ có những đặc trưng riêng, khác so với VHHĐ. Nổi bật lên là tính quy phạm, tính trang nhã, tiếp thu trên cơ sở dân tộc hoá những ảnh hưởng của VH Trung Quốc. a. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm. b. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị. c. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài. III. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VHTĐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NV10 ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC DÂN TỘC. 1. Đối với đời sống tinh thần dân tộc. - VHTĐ đã góp phần vào việc giữ gìn và phát triển những truyền thống văn hoá, tinh thần của dân tộc Việt Nam mà tiêu biểu nhất là truyền thống yêu nước và truyền thống nhân đạo. - VHTĐ còn góp phần làm phong phú, làm giàu có đs tinh thần của dân tộc bằng việc tiếp thu những tinh hoa văn hoá, văn học nước ngoài. 2. Đối với văn học dân tộc. - VHTĐ đã tiếp thu, kế thừa truyền thống văn học dân gian, đồng thời kết tinh những truyền thống đó bằng những thành tựu nghệ thuật hết sức rực rỡ. - Những thành tựu của VHTĐ đã trở thành kho tàng quý giá để văn học hiện đại tiếp thu, kế thừa và phát triển. 4. Củng cố: Lịch sử xã hội có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của VHTĐ Việt Nam? 5. Dặn dò: - Nắm được nội dung bài học. - Về nhà các em tìm đọc và sưu tầm thêm một số tác phẩm văn học trung đại khác để tăng cường sự hiểu biết về giai đoạn VH này. D. RÚT KINH NGHIỆM