Chứng chỉ tin học ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản

Skip to content

  • Trang bị những kiến thức Tin học cơ bản, mang tính ứng dụng cao trong học tập, công việc và cuộc sống
  • Rèn luyện kỹ năng, sử dụng hiệu quả các công cụ: MS Word, MS Excel, MS Power point, Windows, Internet, Google Drive, Google Docs, Google Sheet…
  • Là khóa học nền tảng, giúp Học viên dễ dàng đạt kết quả cao trong kỳ thi và được cấp chứng chỉ Ứng dụng CNTT theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Sinh viên trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn
  • Sinh viên Cao đẳng – Đại học cần chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản

Nội dung ôn thi chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản

PHẦN 1 – HIỂU BIẾT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

  • Kiến thức cơ bản về máy tính và mạng máy tính
  • Các ứng dụng của công nghệ thông tin – truyền thông
  • An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong công nghệ thông tin
  • Các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính
  • Một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng

PHẦN 2 – SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢN

  • Các hiểu biết cơ bản để bắt đầu làm việc với máy tính
  • Làm việc với hệ điều hành
  • Quản lý thư mục và tệp tin
  • Một số phần mềm tiện ích
  • Sử dụng Tiếng Việt
  • Sử dụng máy in

PHẦN 3 – MICROSOFT WORD CƠ BẢN

  • Tổng quan về Microsoft Word [MS Word]
  • Một số thao tác cơ bản và thông dụng
  • Định dạng văn bản
  • Định dạng chia cột – Drop Cap
  • Định dạng trang tài liệu
  • Chèn đối tượng vào văn bản
  • Tham chiếu
  • Lập bảng biểu [Table]
  • Soạn thông điệp và văn bản hành chính
  • Hoàn tất văn bản
  • Kết xuất, phân phối văn bản

PHẦN 4 – MICROSOFT EXCEL CƠ BẢN

  • Tổng quan về Microsoft Excel [MS Excel]
  • Định dạng dữ liệu trong Excel
  • Hàm trong bảng tính Excel
  • Biểu đồ
  • Kết xuất và phân phối trang tính, bảng tính

PHẦN 5 – MICROSOFT POWERPOINT CƠ BẢN

  • Tổng quan về Microsoft PowerPoint [MS PowerPoint]
  • Các thao tác thêm, xóa slide, nhập văn bản và chèn hình ảnh
  • Sử dụng định dạng themes có sẵn
  • Định dạng Background
  • Bảng
  • Đưa biểu đồ, sơ đồ tổ chức vào trong trang thuyết trình
  • Thiết lập hiệu ứng
  • Trình chiếu và in bày thuyết trình

PHẦN 6  – SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢN

  • Kiến thức cơ bản về Internet
  • Sử dụng trình duyệt web
  • Sử dụng web
  • Sử dụng thư điện tử
  • Một số dạng truyền thông số thông dụng

Bằng cấp chứng chỉ

Học viên thi đạt kết quả cuối môn sẽ được cấp chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản.

Hướng dẫn thanh toán học phí ôn & thi chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản

Lệ phí ôn và thi chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản:

  • Thí sinh là sinh viên Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn: 1.350.000 đ
  • Thí sinh khác: 1.550.000 đ

Để hoàn tất học phí ôn & thi chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản tại Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn, bạn có thể chọn một trong hai phương thức thanh toán sau:

Cách 1: Thanh toán trực tiếp tại Phòng Tuyển sinh của Trường.

Cơ sở Củ chi: 83A Bùi Thị He, KP1, TT Củ Chi, Huyện Củ Chi, TPHCM

Cơ sở Gò Vấp: 1A Nguyễn Văn Lượng, Phường 6, Quận Gò Vấp, TPHCM

Giờ làm việc

  • Thứ 2 đến thứ 7: 7h30 – 11h30 và 13h – 17h và 18h – 21h
  • CN: 7h30 – 11h30 và 13h – 17h

Cách 2: Chuyển khoản

Số tài khoản của Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn:

  • Tên TK: Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn
  • Số Tài khoản: 176330509
  • Tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh TPHCM [ACB]

** Lưu ý khi chuyển khoản:

Trong khi chuyển khoản, phần nội dung, bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin:

  • Đối với sinh viên của Trường: MSSV Họ tên số điện thoại UD CNTT CB
  • Đối với thí sinh khác: Họ tên số điện thoại UD CNTT CB

Sau khi nhận được học phí, Trường sẽ phản hồi ngay thông tin cho bạn theo số điện thoại. 

Mọi thắc mắc HSSV liên hệ theo số điện thoại: – Cơ sở Gò Vấp: 028 3984 0821 – Cơ sở Củ Chi: 028 379 23601 – Hotline: 0963 200 015

Ngày 19/04/2018     69,875 lượt xem

1. Chứng chỉ ứng dụng CNTT là gì?

+ Là Chứng chỉ Quốc gia, chứng nhận kỹ năng sử dụng CNTT đúng theo Chuẩn do Bộ thông tin và Truyền thông quy định, được ban hành tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT. + Đây là Chứng chỉ tin học quốc gia mới [thay cho Chứng chỉ Tin học A, B trước đây] và bao gồm 02 cấp độ: Cơ bản và Nâng cao.

+ Chứng chỉ ứng dụng CNTT có thể gọi dưới các tên sau: Chứng chỉ tin học quốc gia hoặc Chứng chỉ xác nhận kỹ năng sử dụng CNTT theo chuẩn quốc gia.

2. Những đối tượng nào nên thi để lấy chứng chỉ này?

+ Chứng chỉ ứng dụng CNTT Cơ bản là cần thiết đối với sinh viên [cần hoàn thiện các văn bằng chứng chỉ để tốt nghiệp, xin việc làm] hoặc viên chức, cán bộ đang công tác tại các Cơ quan Nhà nước nhằm hoàn thiện hồ sơ kỹ năng sử dụng CNTT theo đúng các tiêu chuẩn do Cơ quan Nhà nước ban hành.

+ Chứng chỉ ứng dụng CNTT Nâng cao cần thiết đối với các cán bộ, chuyên viên cần hoàn thiện hồ sơ thể hiện kỹ năng cao cấp về sử dụng CNTT, thuận lợi cho việc thăng tiến, tăng bậc lương.

3. Cần học và thi những phần nào để đạt Chứng chỉ ứng dụng CNTT Cơ bản?

Thông tư 03/2014/TT-BTTTT quy định Chứng chỉ cơ bản bao gồm 6 Module: – Những hiểu biết cơ bản về CNTT [IU01] – Sử dụng máy tính cơ bản [IU02] – Soạn thảo văn bản với MS Word [IU03] – Sử dụng bảng tính với MS Excel [IU04] – Trình chiếu với MS Power Point [IU05]

– Sử dụng Internet cơ bản [IU06]

4. Cần học và thi những phần nào để đạt Chứng chỉ ứng dụng CNTT Nâng cao?

+Thông tư 03/2014/TT-BTTTT quy định 09 module như bên dưới đối với Chuẩn sử dụng CNTT nâng cao. +Thí sinh cần đủ 2 điều kiện: [i] Đã có Chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản [nêu trên] + [ii] Thi và đạt tối thiểu 03 trên 09 Module nâng cao [bên dưới] để được cấp Chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao. – Xử lý văn bản nâng cao [IU07] – Sử dụng bảng tính nâng cao [IU08] – Sử dụng trình chiếu nâng cao [IU09] – Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu [IU10] – Thiết kế đồ họa hai chiều [IU11] – Biên tập ảnh [IU12] – Biên tập trang thông tin điện tử [IU13] – An toàn, bảo mật thông tin [IU14]

– Sử dụng phần mềm kế hoạch dự án [IU15]

5. Chứng chỉ Tin học B hiện nay có còn giá trị nữa không?

+ Chứng chỉ Tin học B nếu thi trước ngày 10/8/2016 vẫn có giá trị theo quy định tại Thông tư 17/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

+ Các nhà tuyển dụng, các Cơ quan Nhà nước sẽ vẫn ưu tiên các Chứng chỉ ứng dụng CNTT mới hoặc các Chứng chỉ quốc tế hơn [như IC3, MOS].

6. Nên học IC3, MOS hay CNTT cơ bản và nâng cao?

+ Ngày 31/8/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông có công văn số 2819/BTTTT-CNTT về việc công nhận bài thi IC3 đáp ứng yêu cầu về chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và bài thi MOS đáp ứng yêu cầu về chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao.

+ Như vậy, tùy theo yêu cầu của trường học và cơ quan tuyển dụng, làm việc mà có quyết định chọn thi các chứng chỉ CNTT cơ bản, nâng cao hay IC3, MOS cho phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề