Chuỗi cung ứng tài chính là gì

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Góc báo chí
  • Báo chí nói về Techcombank

Ngân hàng hướng đến chuỗi cung ứng

Vài năm trở lại đây, hình thức hỗ trợ tài chính cho chuỗi cung ứng dần trở nên phổ biến hơn, một phần là do sự toàn cầu hóa ngày càng tăng và sự phức tạp hơn của chuỗi cung ứng, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp như ô tô, sản xuất và khu vực bán lẻ. Tài trợ chuỗi cung ứng là một cách tiếp cận mới của ngân hàng trong việc hỗ trợ tài chính dành cho các doanh nghiệp với quan điểm đôi bên cùng có lợi.

Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ được ngân hàng chọn lọc, và hỗ trợ vốn vay lưu động để bán hàng và mua hàng cho các nhà cung cấp hoặc các nhà phân phối của họ.

Ở Việt Nam, dịch vụ hỗ trợ chuỗi cung ứng tuy có xuất hiện nhưng chưa ghi dấu ấn rõ nét. Các gói dịch vụ hỗ trợ nhà phân phối thường được hiểu ngầm là cho vay tín dụng với những điều kiện khắt khe. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, tín dụng khó lòng tăng trưởng buộc các ngân hàng phải chuyên biệt hơn sản phẩm của mình nếu muốn duy trì đà tăng trưởng.

Có thể điểm tới mô hình hợp tác giữa Techcombank và Công ty hàng tiêu dùng Masan [Masan Consumer]. Techcombank được biết đến như là một ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực bán lẻ và luôn cố gắng đi đầu trong việc chuyên biệt hóa sản phẩm phục vụ cho từng đối tượng, trong khi đó, Masan Consumer là công ty hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh.

Ở trong sản phẩm tài chính chuỗi cung ứng này, đối tượng được hướng đến là nhóm nhà phân phối của Masan Consumer, vốn được xem là khá đông đảo với các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh chiếm lĩnh thị trường như mì gói, nước tương, hay cà phê, nước khoáng. Theo báo cáo thường niên 2013, Masan Consumer hiện có đến hơn 190.000 điểm bán lẻ trên 63/63 tỉnh thành khắp cả nước.

Từ mối quan hệ đối tác chiến lược với Masan, Techcombank cung cấp nguồn vốn cho các đại lý, nhà phân phối hàng hóa của Masan. Khách hàng có thể thấu chi tài khoản của mình để thanh toán tiền hàng cho Masan [hạn mức thấu chi tùy thuộc vào khả năng tài chính của khách hàng]. Điểm đặc biệt ở đây là ngân hàng nắm rõ chuỗi cung ứng này nên thời gian vay linh hoạt khớp với chu kỳ cần vốn của khách hàng, chứ không phải vay trong thời hạn cố định 3 hay 6 tháng.

"Điểm lợi là các nhà phân phối chỉ cần 25% đến 40% vốn tự có để kinh doanh ngành hàng mà Masan Consumer sản xuất", đại diện Techcombank nói. Techcombank còn nhận đến 100% hàng hóa làm tài sản đảm bảo, và tỉ lệ cho vay trên giá trị thẩm định bất động sản lên đến 90%, đồng thời các thủ tục quy trình được tối giản và lãi suất vay hợp lý.

Trên thực tế, mô hình này đã được giới thiệu từ năm 2010. Techcombank cũng hợp tác với nhiều công ty khác trong mô hình tài trợ chuỗi cung ứng, chẳng hạn như với HTC, hay Vingroup với phương án tài trợ đại lý mua hàng và tài trợ cho khách hàng cá nhân mua để sử dụng.

Mô hình này giống như một kiểu thị trường ngách. Nói là ngách, nhưng sự kết hợp với một công ty hàng đầu trong từng lĩnh vực, chẳng hạn như sự thống lĩnh của Masan với mặt hàng tiêu dùng nhanh, sẽ mang lại một thị trường tiềm năng khổng lồ cho Techcombank.

Kinh tế Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng, thể hiện qua các chuỗi cung ứng ngày càng sâu rộng và tinh vi hơn. Mỗi doanh nghiệp chỉ còn đóng một vai trò nhất định trong chuỗi cung ứng đó. Đối với ngân hàng, việc phát triển hoạt động tài trợ cho chuỗi cung ứng cũng đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tương tự như hoạt động tín dụng.

[Theo Báo Nhịp cầu Đầu tư]

Tin tức cập nhật khác

  • CEO Techcombank Jens Lottner: 'Tôi muốn hướng đến cung cấp trải nghiệm dịch vụ khách hàng lý thú và đơn giản như khi tải bài hát trên Spotify!
  • Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có tỉ lệ CASA vượt 45%
  • Investing in innovation to aid growth potential
  • Nhân viên ngân hàng nào làm việc "hiệu quả nhất"?
Về đầu trang Chia sẻ In

Video liên quan

Chủ Đề