Chụp x quang phổi ở đâu

Chụp X-quang tim phổi là một phương pháp thăm dò phát hiện sớm những bất thường ở tim, phổi và các cơ quan lân cận. Đây là một phương pháp được ứng dụng rộng rã

Chụp Xquang tim phổi  là gì? Chụp Xquang là kỹ thuật sử dụng máy chụp X - quang tại phòng đặc biệt với bóng phát tia X di chuyển được, gắn vào cần kim loại lớn, người bệnh sẽ được hướng dẫn đứng trước một tấm chứa phim X - quang hoặc một đầu thu đặc biệt có thể ghi lại hình ảnh của tim, phổi, đường thở, mạch máu và hạch bạch huyết.

Có thể xác định các tổn thương cơ bản ở phổi cùng các vấn đề liên quan đến tim. Từ đây, bác sĩ sẽ xác định mối liên quan của tổn thương đó với các cơ quan xung quanh: Trung thất, xương sườn và khoang gian sườn, khí phế quản, vòm hoành,...Việc phân tích tỉ mỉ mối liên quan này sẽ tránh cho ta những nhầm lẫn trong chẩn đoán bệnh liên quan tim phổi. Qua phim X-quang sẽ thấy các chất lỏng dịch trong phổi, hay khoảng không gian rỗng xung quanh phổi, cấu trúc tim, căn cứ xác định viêm phổi, hoặc ung thư...

X-quang tim phổi có tác dụng gì?

  • Có thể xác định chính xác vị trí bị tổn thương tới thùy hay phân thuỳ, hoặc các dấu hiệu có nghi ngờ mắc các bệnh lý ở phổi, ở lồng ngực,...
  • Theo dõi diễn biến tình trạng sức khoẻ, mức độ thương tổn ở phổi, ở tim hoặc ở lồng ngực tim.
  • Ước lượng được tỉ lệ chèn ép, hay xâm lấn do tim tới bờ thực quản
  • Định hình được vùng tổn thương tại trung thất hoặc nghi ngờ có khối u xuất hiện.
  • Phát hiện thấy triệu chứng lạ bất thường tại phổi, tại tim.
  • Theo dõi diễn biến hoạt động trong tim, phổi thời gian trong quá trình điều trị bệnh lý.
  • Chụp X-quang tim phổi thẳng được coi là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán phổ biến thời điểm hiện nay, nhằm mục đích phát hiện sớm những biểu hiện bất thường tại tim, tại phổi cùng các vùng cơ quan chức năng lân cận.

Khi nào nên Chụp X - quang phổi? Cũng như các kỹ thuật thăm khám sức khỏe và chẩn đoán bệnh lý khác chụp X - quang phổi được áp dụng trong khá nhiều trường hợp khác nhau:

  • Kiểm tra tình trạng phổi trong thăm khám sức khỏe định kỳ.
  • Chỉ định khi người bệnh có triệu chứng như khó thở, đau tức ngực, chấn thương, ho dai dẳng,..
  • Chẩn đoán sàng lọc bệnh lý nếu nghi có nguy cơ bị chấn thương ngực, dập phổi, viêm phổi, lao phổi, khối  u ở phổi, tràn dịch phổi,..
  • Phát hiện các bất thường ở phổi cũng như theo dõi tiến triển trong trường hợp đã có bệnh lý về phổi.
  • Đau nặng sau khi chấn thương hay do bệnh về tim.

Chụp X-quang tim phổi thực hiện như thế nào?

  • Về trang phục người bệnh nên mặc áo mỏng, nhẹ hoặc mặc áo choàng của bệnh viện. Đồng thời cởi bỏ trang sức, phụ kiện,.. những vật bằng kim loại để đảm bảo chất lượng hình ảnh chụp. 
  • Người bệnh nữ nên báo với bác sĩ, kỹ thuật viên nếu nghi ngờ đang mang thai để tránh bức xạ tiếp xúc tới thai nhi. Trong trường hợp bắt buộc, bác sĩ sẽ có những biện pháp bảo vệ để giảm thiểu nguy cơ bức xạ tới thai nhi.
  • Người bệnh đứng thẳng, dựa vào tấm X-quang để chụp. Bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn tư thế chụp đúng.
  • Trường hợp ngồi hoặc nằm thì cần giữ yên tại tư thế chụp để tránh làm mờ kết quả. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nín thở trong vài giây khi chụp X-quang tim phổi.
  • Đối với một số cơ sở có máy chụp X-quang di động đối với người bệnh tại giường thì kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn vị trí, tư thế cho người bệnh.
  • Người bệnh có thể hoạt động ngay sau khi chụp X-quang tim phổi. Kết quả sẽ có ngay sau đó và thường được trả về phòng khám ban đầu.
  • Tùy vào kết quả chụp, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán và chỉ định tiếp theo cho người bệnh. Ngoài ra, người bệnh không nên quá lo lắng về việc phải tiếp xúc với tia X. Trong quá trình chụp, tia X có tiếp xúc với cơ thể nhưng với lượng rất ít và trong điều kiện tiêu chuẩn an toàn nên sẽ không gây hại đến sức khỏe .

Một số điều cần biết về chụp X-quang tim phổi Trong một số trường hợp, chụp X - quang tim phổi không cung cấp đủ thông tin để bác sĩ có thể chẩn đoán. Như vậy, nếu kết quả chụp không bình thường hoặc không cung cấp đủ thông tin để chẩn đoán bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp chụp khác như chụp CT[ chụp cắt lớp điện toán], siêu âm hay chụp cộng hưởng từ MRI. Một số bệnh lý có thể không hiện rõ nét trên kết quả chụp X - quang tim phổi như  khối u kích thước quá nhỏ, tắc mạch phổi hoặc những căn bệnh tiềm ẩn khác. Một số người làm việc trong môi trường tiếp xúc với các chất ô nhiễm cần chụp X - quang tim phổi đúng, đủ định kỳ để kiểm tra, phát hiện sớm biến chứng lên phổi nếu có.

Thiên Đức là một địa chỉ uy tín được người dân tin cậy. Bệnh viện được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại, cơ sở vật chất đạt chuẩn cùng đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao; phong cách  làm việc chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo sẽ mang đến cho bạn những dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng, nhanh chóng và độ chính xác tối đa.

[HNM] - Nhiều người sau khi khỏi Covid-19 đã bị ám ảnh bởi tâm lý hậu Covid-19. Thậm chí, có người dù không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cũng đi khám hậu Covid-19 và xin chụp X-quang, vì sợ phổi bị tổn thương. Thế nhưng, theo các bác sĩ, sau khi khỏi Covid-19 không phải ai cũng bị di chứng ở phổi. Do đó, người dân không nên lạm dụng chụp X-quang phổi hậu Covid-19.

Khám hậu Covid-19 cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang [quận Long Biên].

Không ho, không khó thở vẫn... "xin chụp X-quang"

Sau khi khỏi Covid-19 được khoảng 2 tuần, chị L.T.H [44 tuổi, ở quận Hoàng Mai] vẫn cảm thấy mệt và hụt hơi. Lo sợ bị di chứng hậu Covid-19, chị H. đã đi khám, làm xét nghiệm máu và xin được chụp X-quang phổi... Chị H. chia sẻ: “Kết quả thăm khám, sức khỏe của tôi ổn định. Bác sĩ cũng lý giải, sau khi mắc Covid-19, cơ thể cần thời gian để phục hồi hoàn toàn. Ngoài ra, vì tôi lo lắng thái quá nên sức khỏe bị ảnh hưởng”.

Không chỉ chị H., nhiều bệnh nhân đi khám hậu Covid-19 cũng có nhu cầu chụp X-quang. Bác sĩ Trần Văn Phúc, Khoa Chẩn đoán hình ảnh [Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn] cho biết, gần đây, số bệnh nhân đi khám hậu Covid-19 rất nhiều, ở mọi lứa tuổi. Khi đến khám, mối quan tâm hàng đầu của họ là muốn xem có bị tổn thương phổi hay không. Không ít bệnh nhân, trong đó có cả những người trẻ tuổi đã đề nghị bác sĩ cho chụp X-quang tim phổi và chụp CT cắt lớp để phát hiện bệnh.

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, cũng như các vi rút cúm khác, vi rút SARS-CoV-2 thường tấn công vào đường hô hấp, gây đau họng, ho khan hoặc ho có đờm… Các triệu chứng này thông thường sẽ hết theo thời gian. Với người mắc Covid-19, thời gian này có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng; cá biệt có trường hợp kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Với các trường hợp đã khỏi bệnh, nhưng không ho, không khó thở, không cần chụp X-quang.

Tương tự, thời điểm này, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cũng tiếp nhận nhiều F0 khỏi bệnh đến khám. Thậm chí, có người dù sức khỏe ổn định vẫn đi khám hậu Covid-19. Bác sĩ Đinh Thế Tiến, Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho hay, có những trường hợp đi khám vì mệt mỏi, hụt hơi, đánh trống ngực. Kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm, chụp X-quang, điện tâm đồ, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có xơ phổi, viêm phổi kẽ do Covid-19, rối loạn nhịp tim...

“Thế nhưng, không phải F0 nào khỏi bệnh đến khám hậu Covid-19 cũng phải xét nghiệm, chụp chiếu, chúng tôi căn cứ vào triệu chứng lâm sàng hiện tại, tuổi tác, bệnh lý nền và tiến trình điều trị dương tính trước đó của họ. Đơn cử, nhiều trẻ em khám hậu Covid-19, nhưng không cần chụp chiếu, lấy máu xét nghiệm. Bởi, đa phần trẻ nhỏ chỉ mắc Covid-19 ở mức độ rất nhẹ, thời gian nhiễm bệnh ngắn, khám lâm sàng không thấy dấu hiệu khó thở, ho”, bác sĩ Đinh Thế Tiến giải thích thêm.

Một số nghiên cứu cho thấy, ho khan kéo dài, hụt hơi, khó thở là những triệu chứng dai dẳng và phổ biến, gặp từ 42% đến 66% trong vòng 3 tháng sau nhiễm Covid-19. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, đối với những F0 cần hỗ trợ hô hấp [thở ôxy, thở máy...] thường có nguy cơ cao có những triệu chứng của hậu Covid-19 về đường hô hấp, rối loạn nhịp tim... Riêng với tình trạng ho hậu Covid-19 thường kéo dài nhưng người bệnh nên theo dõi thêm ở nhà, dùng các loại thuốc ho từ thảo dược, bổ phế… chứ không nhất thiết phải đi khám ngay.

Phương pháp chụp cắt lớp vi tính kiểm tra phổi tại Bệnh viện Medlatec.

Khi nào cần chụp X-quang phổi?

Đề cập đến vấn đề này, bác sĩ Trần Văn Phúc, Khoa Chẩn đoán hình ảnh [Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn] cho rằng, nếu bệnh nhân ho kéo dài từ một tháng trở lên và đã dùng các biện pháp điều trị, nhưng không đỡ hoặc xuất hiện tình trạng khó thở, mệt mỏi khi đi lại, sinh hoạt thì cần đi khám. Dựa vào tính năng hô hấp, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang tim, phổi khi cần thiết. Ngoài ra, mọi người cũng có thể tự kiểm tra về tình trạng hô hấp của mình bằng một bài tập đơn giản. Đó là sử dụng đồng hồ bấm giờ và đi bộ trong vòng 6 phút người thực hiện cần đi liên tục. Nếu trong 6 phút phải nghỉ giữa chừng vì quá mệt hay không đi bộ được quá 500m thì mới phải đi khám.

Để khắc phục biến chứng hậu Covid-19, theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Chí Tuấn, Trung tâm Nội hô hấp [Bệnh viện Quân y 103], người bệnh nên tập thở, đi bộ nhẹ nhàng, bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Người bệnh cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và protein, như: Cá, thịt nạc, trái cây tươi, các loại rau có màu xanh đậm, trứng, sữa… để giúp cơ thể phục hồi.

Bác sĩ Đinh Thế Tiến, Khoa Nội tổng hợp [Bệnh viện Đa khoa Đức Giang] và các cộng sự cũng thường hướng dẫn những F0 khỏi bệnh các bài tập thở hiệu quả nhằm khắc phục vấn đề về hô hấp. Đầu tiên là bài mím môi và cơ hoành, giúp hồi phục chức năng hô hấp tốt, ổn định tâm lý. Kỹ thuật của bài tập này tương đồng kỹ thuật trong tập yoga và khí công, đó là hít vào phình bụng lên, thở ra chúm môi, hóp bụng lại. Bài tập thứ hai là tập thở chủ động theo chu kỳ 4 bước, giúp khai thông đường thở. Ngoài các bước hít thở bình thường, hít thở sâu sử dụng cơ hoành, bệnh nhân cần kết hợp chúm môi thở ra hết sức 2-3 lần. Bước cuối cùng là kết hợp ho chủ động, khạc đờm… tống bớt dịch cản trở trong đường hô hấp.

Video liên quan

Chủ Đề