Chuyên De phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II

MỤC LỤCPhần I. ĐẶT VẤN ĐỀ.…………………………………………………………11. Cơ sở lí luận. ……………………………………………………….. 32. Cơ sở thực tiển. ……………………………………………………3Chuyên đề 1: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ……….4Chuyên đề 2: Xu hướng quốc tế và đổi mới giáo dục phổ thông ở ViệtNam ……………………………………………………………………………..4Chuyện đề 3: Xu hướng đổi mới quản lí giáo dục phổ thông và quản trịnhà trường tiểu học…………………………………………………………….. 4Chuyên đề 4: Động lực và tạo động lực cho giáo viên………………… 4Chuyên đề 5: Quản lí hoạt động dạy học và phát triển chương trình giáodục nhà trường tiểu học.…………………….…………………………………..4Chuyên đề 6: Phát triển năng lực nghề nghiệp GV tiểu học hạng II…... 5Chuyên đề 7: Dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếutrong trường tiểu học……………………………………………………………5Chuyên đề 8: Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểuhọc……………………………………………………………………………… 5Chuyên đề 9: Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụngở trường tiểu học…………………………………………………….…………..5Chuyên đề 10: Xây dựng môi trường văn hóa, phát triển thương hiệu nhàtrường và liên kết hợp tác quốc tế………………………..…..………………….5Phần II. NỘI DUNG1. Vai trò năng lực ……………………………………………… ………52. Dạy học theo tiếp cận trang bị kiến thức và dạy học theo định hướngphát triển năng lực………………………………………………………….. 83. Mô hình giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh … …91* Một số định hướng cho bản thân và đơn vị mình đang công tác.............141. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống…………………142. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học………………………143. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề …………………………154. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợplý hỗ trợ dạy học………………………………………165. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo… 166. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn……………177. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh…………178. Vận dụng kiến thức về tạo động lực cho Giáo viên……17Phần III: KẾT LUẬN……………………………………………………… 17TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….19MỞ ĐẦU1. Lý do chọn chủ đề2Nghị quyết Hội nghị lần 8, Ban chấp hành trung ương khóa XI (nghịquyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ:“Đối với GD, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, nănglực công dân, phát triển và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp choHS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyềnthống đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Phát triển khả năng sáng tạo, tự học khuyến khích học tập suốt đời.Sau khi tham gia khóa học “Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viênTiểu học hạng II”. Tôi đã được tiếp thu những kiến thức bổ ích từ các chuyên đềnhư: các kiến thức về quản lí nhà nước, chiến lược và chính sách phát triển giáodục và đào tạo, quản lí giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chếthị trường định hướng XHCN, tổ chức hoạt động dạy học xây dựng và phát triểnkế hoạch dạy học ở Tiểu học, phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Tiểu họchạng II.Hiện nay giáo dục nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trìnhgiáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quantâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học đượccái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thànhcông việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sangdạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lựcvà phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng vềkiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyếtvấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trongquá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạtđộng dạy học và giáo dục.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN:Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều côngviệc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt đượcnhững thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúngta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát3triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũngnhư việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việcđổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh chưanhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Hoạt động kiểm tra, đánh giácòn nhiều hạn chế, chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá cả quátrình học tập. Vì những lí do trên, để làm bài thu hoạch nhằm nâng cao chấtlượng dạy học của bản thân tôi chọn. “Từ những kinh nghiệm trong thực tiễnvà những kiến thức được cung cấp trong khóa học bồi dưỡng theo tiêuchuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên. Anh (chị) đã rút ra được những bàihọc gì để phát triển chuyên môn và góp phần phát triển đơn vị mình đangcông tác”.Trong quá trình tham gia lớp bồi dưỡng, với sự hướng dẫn nhiệt tình củacác giảng viên tôi đã được tìm hiểu 10 chuyên đề sau:STT12Tên Chuyên đềXây dựng nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa.Xu hướng quốc tế và đồi mớigiáo dục phổ thông (GDPT)Thời gian họcGiảng viên12/07/2019GVC. ThS. Lê Minh Hải29/007/2019GVC. ThS. Phan Thị Quỳnh Như25/07/2019GVC. TS. Phạm Xuân BìnhVN.Xu hướng đồi mới quản lí3456GDPT và quản trị nhà trườngtiểu học.Động lực và tạo động lực chogiáo viên tiểu học.Quản lí hoạt động dạy học và27-28/07/2019 GVC. ThS. Trương Thị Thu Minhphát triển chương trình giáo dục 23-24/07/2019 GVC. ThS. Trịnh Ngọc Giangnhà trường tiểu học.Phát triển năng lực nghề nghiệpgiáo viên tiểu học hạng II.18-19/07/2019 GVC. ThS. Lâm Thành Tấn4Dạy học và bồi dưỡng học sinh789giỏi, học sinh năng khiếu trongtrường tiểu học.Đánh giá và kiểm định chấtlượng giáo dục trường tiểu họcQuản lí hoạt động nghiên cứu14-15/07/2019GVC.ThS. Phạm Thị Thu Sương10-11/07/2019 GVC.TS. Nguyễn Phước Hảikhoa học sư phạm (KHSP) ứng 26-27/07/2019 GVC. ThS. Võ Tùng Anhdụng ở trường tiểu học.Xây dựng môi trường văn hóa,10phát triển thương hiệu nhàtrường và liên kết, hợp tác quốc16-17/07/2019 GV. ThS. Hồ Cảnh Phúctế.Sau khi tham gia khóa học “Bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viênTiểu học hạng II”. Tôi đã được tiếp thu những kiến thức bổ ích từ các chuyên đềnhư: các kiến thức về quản lí nhà nước, chiến lược và chính sách phát triển giáodục và đào tạo, tổ chức hoạt động dạy học xây dựng và phát triển kế hoạch dạyhọc ở Tiểu học, phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II, dạyhọc theo định hướng phát triển năng lực học sinh, xây dựng môi trường văn hóa,phát triển thương hiệu nhà trường. Trong các chuyên đề trên đều là những kiếnthức bổ ích phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của bản thân mỗi giáoviên.Phần II: NỘI DUNG1. Vai trò năng lực:Hiện nay giáo dục nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trìnhgiáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quantâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học đượccái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thànhcông việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sangdạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lựcvà phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ kiểm tra5trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề,coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trìnhhọc tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy họcvà giáo dục.Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều côngviệc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt đượcnhững thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúngta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triểnnăng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng nhưviệc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổimới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh… chưanhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kĩ năng chưađược quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánhgiá cuối kì chưa chú trọng đánh giá cả quá trình học tập. Tất cả những điều đódẫn tới giáo viên, học sinh, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thựctiễn.Muốn phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Tiểu học, thì ta phải biếtthế nào là năng lực của giáo viên. Vậy năng lực là gì? từ đó ta rút ra khái niệmnhư sau:* Khái niệm về năng lực:Có rất nhiều khái niệm về năng lực nhưng tập chung đều khẳng định nănglực là tổ hợp các thuộc tính tâm lí của cá nhân, được hình thành và phát triểntrong một lĩnh vực hoạt động cụ thể; là sức mạnh tiềm tàng của con người tronggiải quyết các vấn đề thực tiễn.* Thực trạng năng lực giáo viên Tiểu học:Hiện nay ở cấp Tiểu học có hơn 99% giáo viên đạt chuẩn trở lên. Nhưngmột bộ phận đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trường Tiểu học còn một số hạnchế, bất cập; Số lượng cán bộ quản lí có trình độ cao về chuyên môn quản lí cònít, tính chuyên nghiệp, kĩ năng dạy học của nhiều giáo viên chưa cao. Nhiều giáoviên và cán bộ quản lí còn hạn chế về chuyên môn khai thác, sử dụng thiết bị6dạy học để đưa phương pháp dạy học tích cực theo hướng tiếp cận nội dungsang tiếp cận năng lực người học. Nhiều cán bộ quản lí giáo dục Tiểu học cònhạn chế về kĩ năng tham mưu, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức hoạt độnggiáo dục theo các mô hình mới, còn bất cập trong kiểm tra, đánh giá chất lượngvà hiệu quả giáo dục.* Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Tiểu họcPhát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên Tiểu học là sự phát triển nghềnghiệp mà một giáo viên đạt được do có các kĩ năng nâng cao, qua quá trình họctập, nghiên cứu, tích lũy kinh nghiện nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của việcgiảng dạy một cách hệ thống.* Giáo viên cần có các năng lực sau:- Năng lực tìm hiểu học sinh Tiểu học.- Năng lực tìm hiểu môi trường nhà trường Tiểu học.- Năng lực tìm hiểu môi trường xã hội.- Năng lực dạy học các môn học.- Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng xã hội, kĩ năng sống vàgiá trị sống cho học sinh Tiểu học.- Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.- Năng lực giải quyết các tình huống sư phạm.- Năng lực giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi.- Năng lực tư vấn và tham vấn giáo dục Tiểu học.- Năng lực hiểu biết các kiến thức khoa học nền tảng rộng, liên môn.- Năng lực chủ nhiệm lớp.- Năng lực giao tiếp.- Năng lực hoạt động xã hội, năng lực phát triển nghề nghiệp và năng lựcnghiên cứu khoa học giáo dục Tiểu học. Từ những kinh nghiệm thực tiễn vànhững kiến thức đã học trong khóa học “Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghềnghiệp giáo viên Tiểu học hạng II”. Tôi mạnh dạng rút ra những bài học để pháttriển chuyên môn và phát triển đơn vị mình công tác như sau:7Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chứckiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đápứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định.Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người laođộng, kiến thức và kĩ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhânnhằm thực hiện một loại công việc nào đó.Năng lực của người học là khả năng làm chủ hệ thống tri thức, kĩ năng,thái độ… và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành côngnhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho họ trong cuộcsống.2. Dạy học theo tiếp cận trang bị kiến thức và dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực.Dạy học định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu racủa việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhâncách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễnnhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sốngvà nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cáchchủ thể của quá trình nhận thức. Khác với chương trình định hướng nội dung,chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tảchất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học.Việc quản lí chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điềukhiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của người học.Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấutrúc của chúng. Có nhiều loại năng lực khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và cácthành phần năng lực cũng khác nhau. Cấu trúc chung của năng lực hành độngđược mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn,năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.Dạy học theo tiếp cận trang bị kiến thức và dạy học theo định hướng pháttriển năng lực: Năng lực trong dự thảo chương trình giáo dục. Các năng lựcchung: Năng lực tự chủ; năng lực hợp tác; năng lực sáng tạo. Các năng lực đặc8thù: Năng lực giao tiếp; năng lực tính toán; năng lực Tin học; năng lực thẩm mĩ;năng lực thể chất.3. Mô hình giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh- Thuyết kiến tạo: Con người chủ động tự xây dựng kiến thức cho bảnthân. Người học kết nối thông tin mới với thông tin hiện tại để kiến thức mới cóý nghĩa với cá nhân người đó. Con người xây dựng kiến thức của riêng mình vàthể hiện kiến thức từ trải nghiệm của mình. Mỗi người học tự xây dựng hiểu biếthợp lí mang tính cá nhân của riêng mình. Kiến thức được hình thành thông quatương tác xã hội. Học tập không phải bị động thu nhận mà do người học chủđộng kiến tạo thông qua trải nghiệm và suy ngẫm.- Phương pháp giảng dạy thuyết kiến tạo: Học tập tích cực, học bằngviệc làm, lấy học sinh làm trung tâm, học tập qua vấn đề, học tập qua dự án, họctập qua trải nghiệm, học tập qua khám phá, học tập gợi mở, học tập theo nhóm.- Dạy học phân hóa: là một tiến trình dạy học vận dụng đa dạng cácphương tiện, thiết bị giảng dạy và học tập cho phép học sinh có lứa tuổi khácnhau, nguồn gốc khác nhau, năng lực, kĩ năng khác nhau nhưng cùng tiến bộ vàthành công trong học tập.* Dạy học phân hóa, đó là:Tiến trình dạy học gồm đa dạng các phương tiện, thiết bị và phương phápgiảng dạy, học tập nhằm cho phép học sinh có các năng lực, kĩ năng, kiến thức,lứa tuổi, hành vi, thái độ khác nhau đều đạt đến mục tiêu chung của học tập,giáo dục nhưng bằng các con đường khác nhau.Sự huy động đa dạng và phong phú các phương pháp, hình thức dạy họcsao cho sự học của học sinh được kích thích, được đa dạng để học sinh có thểlàm việc, hoạt động, học tập theo lộ trình và phương pháp riêng đặc trưng chobản thân nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiến thức, kĩ năng yêu cầu.Phá vỡ hình thức dạy học trực diện, giáo dục với giáo viên là chủ đạo, cảlớp chỉ học một cách, cùng một bài học cho tất cả học sinh. Tổ chức học tập,hoạt động, làm việc sao cho mỗi học sinh đều có tình huống học tập tối ưu.9- Dạy học tích hợp: Tập trung trên việc học của học sinh; quan tâm đếnsự khác biệt của các học sinh; tích hợp kiểm tra, đánh giá việc dạy và học; điềuchỉnh nội dung, quá trình và sản phẩm học tập theo định hướng tăng hiệu quảhọc tập cho học sinh và phát huy được ưu điểm và phong cách học tập của từngcá nhân; xây dựng không khí học tập mà ở đó học sinh làm việc cởi mở và tôntrọng mọi người. Hợp tác với học sinh để tối đa hóa hiệu suất học tập. Hướngđến tối ưu hóa sự tiến bộ và thành công của cá nhân học sinh trong học tập; luônmềm dẻo, động viên tích cực với học sinh.- Phương pháp bàn tay nặn bột: Dạy học khoa học dựa trên tìm tòinghiên cứu.Những nguyên tắc cơ bản của dạy học dựa trên cơ sở tìm tòi - nghiên cứu:Học sinh cần phải hiểu rõ câu hỏi đặt ra hay vấn đề trọng tâm của bài học; tựlàm thí nghiệm là cốt lõi của việc tiếp thu kiến thức khoa học; tìm tòi nghiên cứukhoa học đòi hỏi học sinh nhiều kĩ năng. Một trong các kĩ năng cơ bản đó làthực hiện một quan sát có chủ đích; học khoa học không chỉ là hành động vớicác đồ vật, dụng cụ thí nghiệm mà học sinh còn cần phải biết lập luận, trao đổivới các học sinh khác, biết viết cho mình và cho người khác hiểu; dùng tài liệukhoa học để kết thúc quá trình tìm tòi - nghiên cứu; khoa học là một công việccần sự hợp tác.- Dạy học theo trạm: là cách thức tổ chức dạy học đặt dấu nhấn vào việctổ chức nội dung dạy học thành từng nhiệm vụ nhận thức độc lập của các nhómHS khác nhau. HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo cặp, theo nhóm hoặc hoạtđộng cá nhân theo một thứ tự linh hoạt.Bước 1: Lựa chọn nội dung hệ thống trạm học tập.Bước 2: Xây dựng nội dung các trạm.Bước 3. Tổ chức dạy học theo trạm.Dạy học theo dự án: là một hình thức dạy học, trong đó HS dưới sự điềukhiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phứchợp không chỉ về mặt lí thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạora các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.10- Học tập trải nghiệm: là một cách học thông qua làm, với quan niệm việchọc là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên nhữngđánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Kinh nghiệmđóng vai trò trung tâm trong quá trình học tập. Sự kết hợp đầy đủ các yếu tố trảinghiệm, tiếp thu, nhận thức và hành vi. Trải qua từ thế giới biểu tượng cụ thểđến kiến tạo trừu tượng tương tác giữa cá nhân và môi trường. Học tập được tiếpnhận tốt nhất trong quá trình, không phải ở kết quả. Học tập là quá trình liên tụckhởi nguồn từ kinh nghiệm.Vấn đề dạy học gắn với phát triển năng lực học sinh đã được đề cập nhiềuvà đã được áp dụng ở nhiều trường học, nhiều cơ sở giáo dục. Tại đơn vị tôiđang công tác vấn đề này cũng hết sức được quan tâm với các vấn đề trên. Bêncạnh đó nó củng có những thuận lợi và khó khăn sau:* Thuận lợi:+ Các hoạt động chuyên môn của nhà trường luôn nhận được sự quan tâmchỉ đạo sát sao từ phía lãnh đạo Phòng giáo dục và Đào tạo.+ Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá đượclãnh đạo nhà trường quan tâm chỉ đạo thực hiện một cách tích cực, có hệ thống,bám sát chủ trương đổi mới nền giáo dục của Đảng và nhà nước.+ Đội ngũ giáo viên trẻ và có trình độ chuyên môn vững, được đào tạotrên chuẩn và đã được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn do Phòng giáodục và Đào tạo tổ chức hàng năm.+ Các tổ chuyên môn tích cực trao đổi, thảo luận và soạn giảng, dự giờ rútkinh nghiệm cho đồng nghiệp.+ Bản thân mỗi giáo viên luôn tích cực học tập, tìm hiểu và áp dụng cácphương pháp kĩ thuật dạy học mới để áp dụng trong quá trình dạy học.Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồngnghiệp, tôi thấy việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát huynăng lực học sinh còn gặp phải nhiều khó khăn:* Khó khăn:11+ Về phía giáo viên: Việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy họctích cực còn chưa mang lại hiệu quả cao. Phương pháp thảo luận nhóm được tổchức nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia,các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động. Mục đích củathảo luận nhóm chưa đạt được tính dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quanđiểm, thói quen bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng để hình thànhquan điểm cá nhân. Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không được thựchiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về phương pháp truyền thống truyền thụmột chiều. Để thực hiện phương pháp dạy học này người giáo viên cần mấtnhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho một tiết học nên việc dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh cũng gặp khó khăn.+ Về phía học sinh: Học sinh chủ yếu là học sinh vùng sâu nên việc tiếpcận và tìm tòi những thông tin thời sự phục vụ cho bài học còn hạn chế. Một sốhọc sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực trong việc tìm tòinghiên cứu bài học. Nên khả năng nhận thức còn hạn chế, giao tiếp các em còn edè, chưa tự tin, khả năng sử dụng vốn từ còn ít nên khi thảo luận nhóm các emcòn chưa mạnh dạn. Một số học sinh chưa chăm học, thời gian dành cho việchọc còn ít. Một số phụ huynh cũng chưa thực sự quan tâm đến việc học của conem mình. Họ còn có suy nghĩ phó thác cho giáo viên “tất cả nhờ thầy”.- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học chưa đáp ứng tốt cho nhucầu đổi mới phương pháp dạy học.Từ các chuyên đề trên tôi đã được bồi dưỡng thêm các kiến thức về cácphương pháp dạy học tích cực để sử dụng thành thục, nhuần nhuyễn trong quátrình dạy học như các phương pháp dạy học nhóm, dạy học theo trạm, bàn taynặn bột, các kĩ thuật dạy học tích cực… Dạy học theo trải nghiệm sáng tạo, dạyhọc tích hợp, liên môn….. Các phương pháp này sẽ kích thích được mọi họcsinh tích cực làm việc đặc biệt là những học sinh yếu bởi chính những học sinhnày sẽ được giáo viên và các bạn cùng nhóm để ý đến nhiều hơn. Khi phát triểnđược các năng lực trong quá trình học tập tức là học sinh thấy rõ vai trò vị trí12của mình, từ đó sẽ biết nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ, biết hành động vì ngườikhác và đó chính là một cách để hoàn thiện nhân cách người học sinh.Để dạy học có hiệu quả thì mỗi giáo viên phải tự học tự rèn luyện và phảihọc hỏi các đồng nghiệp khi tham gia dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm, tham giacác lớp bồi dưỡng, tập huấn.* Để khắc phục dần những khó khăn khi thực hiện việc dạy học trên, cầnlàm một số việc sau:Thay đổi cách đánh giá giáo viên tiểu học, để tạo điều kiện cho giáo viênphát huy năng lực sáng tạo trong giáo dục và dạy học của mỗi giáo viên.Tăng cường hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới sinh hoạt chuyên mônđể cập nhật những xu hướng mới trong giáo dục. Giải quyết những khó khăn củagiáo viên trong quá trình giáo dục học sinh.Khuyến khích giáo viên tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệpvụ sư phạm, nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học để ứng dụng trong hoạt độngnghề nghiệp.Thường xuyên tổ chức thực hiện phát triển năng lực đội ngũ nhà giáo đểgiáo viên không ngừng phát triển và hoàn thiện chuyên môn, đạo đức nghềnghiệp.Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực bắt buộc cả giáo viên vàhọc sinh phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo, học sinh phải chủ động và tích cựchợp tác trong mọi hoạt động.Yêu cầu giáo viên phải có sự thay đổi về quan điểm, về cách tiếp cậntrong việc lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lớp học cũng nhưthay đổi cách đánh giá học sinh – dạy học gắn với phát triển năng lực. Muốn làmđược điều đó trước hết người giáo viên phải có sự thay đổi trong cách tiếp cận,phải giúp cho học sinh làm chủ quá trình học tập.Kết hợp tốt các phương pháp dạy học truyền thống với các phương phápdạy học tích cực. Xác định các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn bêncạnh những phương pháp dạy học truyền thống cần chú ý các phương pháp dạy13học tích cực như: phương pháp trực quan, phương pháp làm việc theo nhóm,phương pháp đóng vai…Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và CNTT hợp lí hỗ trợ dạy học.* Một số định hướng cho mình và cho đơn vị mình công tác:Qua tiếp thu các chuyên đề được học, bản thân đã rút ra được một số bàihọc để phát triển chuyên môn và góp phần phát triển đơn vị mình công tác.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thốngCác phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyệntập luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phương phápdạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quenthuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhượcđiểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này ngườigiáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹthuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, chẳng hạnnhư kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuậtđặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làmmẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống cónhững hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thốngcần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phươngpháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Chẳnghạn có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình,đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy họcKhông có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêuvà nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu,nhựơc điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng cácphương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phươnghướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạyhọc toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xãhội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng14riêng. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương phápthuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm.Trong thực tiễn dạy học ở trường hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bàilên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việcnhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên hìnhthức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệmvụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làmviệc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiềutiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóngvai, nghiên cứu trường hợp. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làmviệc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bênngoài” của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú ý đếnmặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề vàcác phương pháp dạy học tích cực khác.3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đềDạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giảiquyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năngnhận biết và giải quyết vấn đề. Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đólà tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề,giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giảiquyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của họcsinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lựckhác nhau của học sinh.Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn,cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hiệnnay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyênmôn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chútrọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì họcsinh vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì15vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quanđiểm dạy học theo tình huống.4. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tinhợp lý hỗ trợ dạy họcPhương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phươngpháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trongdạy học. Việc sử dụng các phương tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệgiữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy học. Hiện nay, việc trang bị cácphương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường.Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quantrọng, cần được phát huy.Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa làphương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Đa phương tiện và công nghệ thôngtin có nhiều khả năng ứng dụng trong dạy học. Bên cạnh việc sử dụng đaphương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phầnmềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (ELearning). Phương tiện dạy học mới cũng hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng cácphương pháp dạy học mới. Webquest là một ví dụ về phương pháp dạy học mớivới phương tiện mới là dạy học sử dụng mạng điện tử, trong đó học sinh khámphá tri thức trên mạng một cách có định hướng.5. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạoKỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và họcsinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trìnhdạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạyhọc. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từngphương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nayngười ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tíchcực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, Bản đồtư duy…6. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn16Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học.Vì vậy bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ mônkhác nhau thì việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quantrọng trong dạy học bộ môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn đượcxây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn. Ví dụ: Thí nghiệm là một phươngpháp dạy học đặc thù quan trọng của các môn khoa học tự nhiên.Các phương pháp dạy học như trình diễn vật phẩm kỹ thuật, làm mẫu thaotác, phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình, các dự án lànhững phương pháp chủ lực trong dạy học kỹ thuật.7. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinhPhương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong xu thếđổi mới giáo dục hiện nay.8. Vận dụng kiến thức về tạo động lực cho Giáo viênNgoài việc tạo động lực cho giáo viên có sự phấn đấu trong công tácchuyên môn; bản thân sẽ vận dụng những gì mình nắm được để tạo động lực chohọc sinh học tập và hoàn thiện bản thân. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.Tóm lại: Sau khi kết thúc khóa học “Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danhnghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II”. Tôi thấy bản thân đã được cung cấpđầy đủ kiến thức lí luận về hành chính, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhànước. Được cập nhất các xu thế, chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trongbối cảnh hiện nay; quan điểm, mục tiêu và các giải pháp đổi mới căn bản và toàndiện giáo dục và đào tạo, bài kinh nghiệm trong phát triển các năng lực cốt lõicủa người giáo viên.Phần III: KẾT LUẬN:- Qua đây tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang;trường CĐSP Kiên Giang, đã tạo điều kiện mở lớp “Bồi dưỡng tiêu chuẩn chứcdanh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II” tại trường CĐSP Kiên Giang. Đểbản thân tôi và nhiều giáo viên Tiểu học trong các huyện đã được tham dự. Xintrân thành cảm ơn các thầy (cô) giáo của trường CĐSP Kiên Giang, dành hếttâm huyết để truyền giảng lại nội dung kiến thức và trao đổi những kinh nghiệm17quý báu cho chúng tôi được học hỏi, mở mang thêm kiến thức về chuyên mônvà nghiệp vụ để áp dụng vào thực tế giảng dạy tại đơn vị mình.Trên đây là bài thu hoạch sau khi đã hoàn thành chương trình bồi dưỡngtheo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II của tôi. Rấtmong quý thầy, cô đóng góp ý kiến cho bài thu hoạch được hoàn thiện hơn.Kiên Giang, ngày 30 tháng 08 năm 2019Người viết bài thu hoạchTrần Thị Thúy OanhTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viênTiểu học hạng II của trường Cao Đẳng Sư Phạm Kiên Giang182. Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/ 2015quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập.19