Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công hiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Download Đề án Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay miễn phí MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU 1PHẦN I: 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CNH – HĐH 2I. Một số khái niệm cơ bản: 2II. Cơ cấu kinh tế quốc dân 3III. Cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta: 4IV. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: 5PHẦN II: TÍNH TẤT YẾU VÀ THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ VIỆT NAM 6A. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta hiện nay 61. Do yêu cầu tất yếu của sự nghiệp CNH- HĐH 62. Do yêu cầu của việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN 6B. Nội dung chuyển dịch 8I. Những thành tựu và kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong những năm đổi mới 101. Những thành tựu đã đạt được ở thời kỳ (1991-2000),(2001-2007) 102. Những hạn chế cơ bản của cơ cấu chuyển dịch 13a. Nền kinh tế vẫn thiên về nhập khẩu 13b. Cơ cấu kinh tế còn kém hiệu quả điều này thể hiện 13c. Nguyên nhân 14PHẦN III14: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM 141. Xây dựng quy hoạch và đẩy mạnh chiến lược phát triển hợp lý , hiện đại 3 ngành kinh tế quan trọng (Công nghiệp – Nông nghiệp - Dịch vụ) 142. Thực hiện tốt sự phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đã định: 173. Thực hiện nhất quán nền kinh tế nhiều thành phần: 4. Liên tục cập nhật đổi mới kỹ thuật công nghệ. 175. Hoàn thiện và tiếp tục đổi mới chính sách quản lý, KẾT LUẬN: 18TÀI LIỆU THAM KHẢO 19   /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34324/

Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

h đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài nay. PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CNH – HĐH Một số khái niệm cơ bản: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá: * Định nghĩa công nghiệp hoá: Công nghiệp hoá được định nghĩa và có nhiều quan niệm khác nhau song nó thường được hiểu là một quá trình gắn liền với việc xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý, trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế nhằm thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội, khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Tổ chức phát triển nông nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đã đưa ra định nghĩa: Công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế trong các quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế, nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm mức tiến bộ về kinh tế xã hội. Song dù muốn hay không công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay trước mắt nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Song có lẽ sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không quan tâm giải quyết tốt những vấn đề xã hội. Thực tiễn nước ta và kinh nghiệm của một số nước đang phát triển cho thấy ngay từ bước đầu tiên của việc hoạch định chiến lược và chương trình phát triển nhất thiết phải đảm bảo tính đồng bộ giữa kinh tế xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế phải xây dựng những mặt thuộc hạ tầng của đời sống xã hội, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá nâng cao đời sống nhân dân. Qua những vấn đề phân tích trên ta có thể định nghĩa: Công nghiệp hoá là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học công nghệ ngày càng hiện đại. * Hiện đại hoá: Khoa học công nghệ hiện đại là nhân tố then chốt của hiện đại hoá. Hiện đại hoá có nội dung lớn và phong phú, bao gồm các mặt kinh tế, chính trị và văn hoá. Hiện đại hoá thường được định nghĩa là một quá trình nhờ đó các nước đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội, nhằm tiến tới một hệ thống kinh tế xã hội và chính trị giống hệ thống của những nước phát triển hiện đại hoá cưỡng bức, dập khuôn sẽ làm bại hoại cho quốc gia vì nó đối nghịch với bản sắc dân tộc, thù địch với dân chủ. * Công nghiệp hóa hiện đại hóa: Công nghiệp hoá- hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến độ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Cơ cấu kinh tế quốc dân Là tổng thể các quan hệ kinh tế hợp thành nền kinh tế Quốc dân, nền kinh tế của một địa phương, một cơ sở. Các quan hệ này có quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau tồn tại như một chỉnh thể mang tính hệ thống, tường được thể hiện ở chất lượng, nhịp độ phát triển và tỷ trọng giá trị của từng bộ phận cấu thành tổng thể diễn ra trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nền kinh tế trong từng thời kỳ. * Cơ cấu ngành kinh tế: được chia làm 3 nhóm ngành: - Ngành Nông nghiệp ( gồm: Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Ngư nghiệp) - Ngành Công nghiệp ( gồm: Công nghiệp nặng -Công nghiệp nhẹ - Xây dựng) - Ngành Dịch vụ ( gồm: Thương mại – Bưu điện – Du lịch ) * Cơ cấu thành phần kinh tế : gồm 6 thành phần: - Kinh tế Nhà nước: Khu vực kinh tế hay một tổ chức kinh tế dựa trên cùng một hình thức sở hữu Nhà Nước về tư liệu sản xuất. - Kinh tế tập thể : Gồm những cơ sở kinh tế do người lao động tự góp vốn, cùng kinh doanh tự quản lý theo nguyên tắc tập trung , bình đẳng cùng có lợi. - Kinh tế cá thể, tiểu chủ: Dựa trên tư hữu cả về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình. - Kinh tế tư bản tư nhân: Sản xuất kinh doanh dụa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê. - Kinh tế tư bản Nhà Nước: Dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa một bên là Nhà Nước một bên là tư bản trong nước hay nước ngoài. - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: gồm các doanh nghiệp có thể đầu tư 100% vốn nước ngoài, có thể liên kết kinh doanh với doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân ở nước ta. * Cơ cấu vùng kinh tế: Đặc điểm thuận lợi về kinh tế điển hình ở mỗi vùng lãnh thổ. Cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta: Là một bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu nền kinh tế Quốc dân. Là những ngành kinh tế được hình thành và số ngành kinh tế có mối quan hệ biểu hiện bằng tỷ trọng của ngành so với tổng thể nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế được hình thành trên cơ sở phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, hình thành nên các ngành chuyên môn hoá tổng hợp. ( Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ) IV. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Là sự vận động không ngừng, biến đổi về cấu trúc, tỷ trọng, tốc độ giữa các ngành kinh tế. Cụ thể : Công nghiệp- Nông nghiệp- Dịch vụ. Sao cho đạt được cơ cấu ngành kinh tế hợp lý hiện đại hơn so với trước. Từ đó tạo đà cho sự phát triển kinh tế - chính tri – xã hội - ở các thời kì tiếp theo. Nói một cách cụ thể: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hợp lý tiến bộ là thay đổi để: + Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng cao trong tổng giá trị sản phẩm xã hội. + Tỷ trọng khu vực dịch vụ ngày càng phát triển. Vì đây là ngành kinh tế quyết định mức sống cũng như thực trạng đời sống của người dân lao động. + Tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ lệ thấp hơn trong tổng giá trị sản phẩm xã hội. PhẦn II: TÍNH TẤT YẾU VÀ THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ VIỆT NAM a. sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta hiện nay 1. do yêu cầu tất yếu của sự nghiệp cnh- hđh * phát triển lực lượng sản xuất - cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội - trên cơ sở thực hiện cơ khí hoá nền sản xuất xã hội và áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghiệp hiện đại:

- cải tiến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng máy móc, tức là phải cơ khí hoá nền kinh tế quốc dân. đó là bước chuyển đổi căn bản từ nền kinh ...

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công hiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Cơ cấu kinh tế qua một số mốc thời gian (%)

Vậy thực trạng cơ cấu kinh tế của Việt Nam ra sao và đặt ra những vấn đề gì trong công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế?

Sự tích cực của cơ cấu kinh tế trong những năm qua được thể hiện rõ nhất ở chỗ chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thời kỳ từ năm 1990 trở về trước, tỷ trọng Khu vực I (nông, lâm, thủy sản) cao nhất trong 3 khu vực, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, lương thực là trọng điểm số một là phù hợp, bởi là nước nông nghiệp nhưng lại độc canh cây lúa, mà vẫn phải nhập khẩu lớn lương thực, một phần không nhỏ thực phẩm, người sản xuất lương thực mà “tối thiểu mười ba, tối đa mười tám” (là số kg lương thực gồm cả thóc, ngô, khoai, sắn… quy thóc, nếu quy gạo chỉ đạt 8- 13 kg/tháng), còn phi nông nghiệp được phân phối thông qua tem phiếu.

Khu vực II (công nghiệp) và khu vực III (dịch vụ) còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều đó chứng tỏ “phi nông bất ổn”. Từ năm 1991 trở đi, khi Việt Nam thoát dần ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội, đi vào ổn định, khi an ninh lương thực đã được bảo đảm, xuất khẩu lương thực có khối lượng lớn đứng thứ hai, thứ ba thế giới, nông nghiệp đã có điều kiện phát triển tương đối toàn diện, thì “phi công bất phú”, “phi thương bất hoạt”; đồng thời nhờ đổi mới, mở cửa hội nhập, nên tăng trưởng Khu vực II và Khu vực III đạt tốc độ nhanh hơn, tỷ trọng của hai khu vực này đã cao lên. GDP bình quân đầu người đã tăng nhanh, tích luỹ và đầu tư đã tăng lên, đưa đến sự chuyển dịch vị thế quốc gia theo mong ước từ nhiều đời…

Tuy đạt được sự chuyển dịch trên, nhưng về mặt cơ cấu kinh tế cũng còn một số vấn đề đặt ra.

Hãy bắt đầu từ nông nghiệp, ngành mà Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh “phải hết sức coi trọng vai trò có ý nghĩa chiến lược lâu dài của nông nghiệp trong việc ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lương thực và cải thiện đời sống nông dân”. Ở nơi này nơi khác, ở cấp này cấp khác vẫn còn tình trạng chưa thật quan tâm đến nông nghiệp như việc phân bố vốn đầu tư, như việc giữ đất lúa; nông nghiệp vẫn còn phân tán, manh mún, còn lúng túng trong việc tiếp tục đổi mới trong nông nghiệp, lao động rút ra chậm; tiêu thụ gặp khó khăn, việc tiếp cận với thị trường của người nông dân còn ít; cơ sở vật chất để ứng phó với thiên tai còn thiếu và yếu; tỷ lệ lao động qua đào tạo, năng suất lao động còn thấp; tâm lý tiểu nông còn nặng…

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra một số định hướng quan trọng trong việc tái cấu trúc đối với nông nghiệp. Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá với công nghệ cao nhằm tăng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích (trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp còn ít). Gắn kết chặt chẽ giữa áp dụng khoa học công nghệ với tổ chức sản xuất; giữa sản xuất, chế biến với phân phối trong một chuỗi giá trị, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các khâu trong chuỗi giá trị đó; giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn  mới.

Tỷ trọng khu vực II trong GDP hiện đứng thứ 5/9 nước trong khu vực, đứng thứ 15/37 nước và vùng lãnh thổ ở Châu Á, đứng thứ 30/164 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhưng công nghiệp khai thác mỏ vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, công nghiệp điện, nước còn chiếm tỷ trọng nhỏ, công nghiệp chế biến có tỷ trọng khá, nhưng tỷ lệ gia công còn lớn, công nghiệp phụ trợ phát triển chậm.

Tỷ trọng dịch vụ trong nhiều năm bị giảm, tuy mấy năm nay đã tăng lên; tỷ trọng của những ngành dịch vụ động lực như tài chính- tín dụng, khoa học- công nghệ còn nhỏ. Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì tất yếu phải “tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân” như ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

Về tái cấu trúc các ngành trong 2 khu vực này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra “trọng tâm là phát triển công nghiệp hỗ trợ và các ngành dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh để có thể tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu GDP đến năm 2015 là khu vực II và III đạt 80- 83%, khu vực I đạt 17- 20%; đến năm 2015 tương ứng là 85% và 15%.

Minh Ngọc