Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống là gì năm 2024

Hệ thống thông tin [tiếng Anh là Information System] chính là một hệ thống bao gồm các yếu tố có mối liên hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối các thông tin và dữ liệu. Đồng thời cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được một mục tiêu định trước.

Hệ thống thông tin [tiếng Anh là Information System]

Cụ thể là tập trung vào thiết kế và quản trị và vận hành các hệ thống thông tin; Phân tích dữ liệu để hỗ trợ ra quyết định; Kết nối giữa các bên liên quan trong tổ chức, doanh nghiệp với các chuyên gia công nghệ thông tin. Đặc biệt là biết cách làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

Hiểu một các đơn giản thì ngành hệ thống thông tin là ngành học về con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối các thông tin chính xác cho những người soạn thảo những quyết định trong tổ chức – doanh nghiệp.

Học Ngành Hệ Thống Thông Tin Là Học Gì?

Cử nhân sau khi tốt nghiệp ngành này có thể nắm vững kiến thức và thông thạo nhiều kỹ năng. Từ đó, họ có thể đảm nhận tại nhiều vị trí công việc khác nhau, đáp ứng tốt nhu cầu thực tế phát triển hệ thống thông tin và công nghệ thông tin ở Việt Nam.

Sinh viên khi theo học ngành này có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng, triển khai, quản trị và kiểm soát các hệ thống thông tin. Đồng thời được cung cấp thêm các kiến thức về lý thuyết về thống kê kinh tế nhằm:

  • Cung cấp các căn cứ khoa học, đề xuất các phương án tốt nhất trong công tác quản lý kinh tế xã hội và quản trị kinh doanh.
  • Tổ chức và xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin đưa vào thực tiễn để quản trị tổ chức, doanh nghiệp.
  • Có khả năng xử lý, phân tích, khai thác và sử dụng dữ liệu lớn, bảo mật dữ liệu cũng như nâng cao tính an toàn của hệ thống, thống kê và dự báo trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản trị, ngân hàng, kế toán,…
  • Hỗ trợ ra quyết định trong công tác tổ chức, quản lý, đầu tư, marketing,…
  • Phân tích, thiết kế, xây dựng, vận hành, phân luồng thông tin.
  • Tối ưu hóa hệ thống thông tin quản lý.
  • Quản lý dự án công nghệ thông tin, lập trình web, mạng và truyền thông,…

Những Tố Chất Phù Hợp Với Ngành Hệ Thống Thông Tin

Để có thể theo học ngành hệ thống thông tin, bạn cần có một số tố chất phù hợp dưới đây:

  • Đam mê công nghệ, phần mềm
  • Nhạy bén, có khả năng tư duy tốt
  • Luôn thận trọng trong công việc
  • Chịu được áp lực tốt
  • Có trí thông minh và khả năng sáng tạo tốt
  • Ham học hỏi, luôn cập nhật kiến thức mới
  • Có khả năng ngoại ngữ tốt
  • Khả năng làm việc nhóm tốt

Để làm được ngành hệ thống thông tin cần những tố chất trên

Học Ngành Hệ Thống Thông Tin Sau Khi Ra Trường Làm Gì?

Trong kỉ nguyên số ngày nay, với các thông tin đều được mã hóa và lưu trữ trên máy tính, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành hệ thống thông tin là rất lớn để đảm nhiệm việc quản trị thông tin. Sinh viên tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin có thể đảm nhận các chức vụ như: chuyên viên, quản lý hệ thống thông tin kinh tế, quản trị kinh doanh và thông tin của công ty/ doanh nghiệp. Cụ thể là những vị trí:

  • Chuyên viên phân tích và tích hợp hệ thống thông tin: Chuyên tổng hợp và nghiên cứu các thông tin liên quan đến hệ thống trong doanh nghiệp, tổ chức,…
  • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ [Business Analyst]: Chịu trách nhiệm đi sâu vào từng vấn đề chuyên môn, phân tích điểm mạnh yếu nghiệp vụ, cuối cùng đưa ra giải pháp.
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu [Data Analyst], kỹ sư dữ liệu [Data Engineer], nhà khoa học dữ liệu [Data scientist]: Chịu trách nhiệm về dữ liệu kinh doanh và dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho nhu cầu của công ty/ doanh nghiệp.
  • Chuyên viên đào tạo: Chuyên lên kế hoạch đào tạo chuyên môn hệ thống thông tin cho các tổ chức. Triển khai phần mềm phục vụ lợi ích cho quản lý, lãnh đạo.
  • Chuyên viên tư vấn ERP: Tư vấn, thiết kế các dự án về hệ thống thông tin, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp tại các công ty, cung cấp giải pháp thương mại điện tử.
  • Chuyên viên : Am hiểu về công nghệ và kinh tế, hệ thống thông tin marketing mang đến thuận lợi lớn khi làm công việc chuyên ngành này.
  • Quản lý cơ sở dữ liệu [Database Administrator]: Triển khai các phương án quản lý, bảo vệ nguồn thông tin cơ sở dữ liệu nội bộ.
  • Giảng viên: Chịu trách nhiệm giảng dạy và đào tạo chuyên môn cho một số học phần thuộc ngành hệ thống thông tin, công nghệ thông tin, khoa học máy tính tại các trường đại học, cao đẳng.

Mức Lương Của Nhân Viên Ngành Hệ Thống Thông Tin

Hiện nay, ngành học hệ thống thông tin có nhu cầu nhân lực và mức lương khá cao bởi nhiều yếu tố như: các ứng dụng công nghệ thông tin phát triển nhiều trong xã hội, yêu cầu về quản lý thông tin cao tại các doanh nghiệp, ngành học yêu cầu chuyên môn và nhiều kỹ năng…Từ đó, mức lương bạn được nhận được của ngành cũng theo đó mà ngày một cao hơn:

  • Sinh viên mới tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin thì những vị trí công việc quản trị và vận hành hệ thống, nhân viên kiểm thử phần mềm, nhân viên IT, nhân viên hỗ trợ phần mềm,… Mức lương cơ bản từ khoảng từ 8 -10 triệu/ tháng tùy theo năng lực.
  • Đối với những công việc chuyên về phân tích nghiệp vụ, hệ thống ứng dụng, chuyên viên IT, chuyên viên thiết kế hệ thống, chuyên viên triển khai phần mềm,… mức lương thường dao động từ khoảng 15 – 25 triệu/ tháng.
  • Với những người có kinh nghiệm lâu năm, đảm nhiệm chức vụ như chuyên viên cao cấp, chuyên viên điều phối hệ thống,… mức lương cao, thường dao động từ khoảng 20 – 33 triệu/ tháng, có thể cao hơn tùy theo năng lực.

Mức lương hệ thống thông tin

Cơ Hội Việc Làm Hiện Nay Ngành Hệ Thống Thông Tin

Trong vài năm gần đây, ngành hệ thống thông tin được biết đến nhiều hơn nhờ tầm quan trọng cũng như tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Trước đây, ngành này thường được gộp chung trong ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên, nhận ra nhu cầu trên thị trường tuyển dụng, một số trường hiện đã tách thành chuyên ngành riêng biệt. Và được gọi là ngành hệ thống thông tin, giảng dạy về cách máy tính, công nghệ và con người tác động đến thông tin, nhằm tối ưu hóa sử dụng thông tin trong kinh doanh.

Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp/ công ty, tổ chức tuyển dụng các bạn có bằng tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin: quản lý hệ thống, dữ liệu, phân tích dữ liệu,… và các công việc khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung.

Theo học ngành hệ thống thông tin mở ra cho các bạn sinh viên sau khi ra trường cơ hội làm với nhiều vị trí khác nhau, từ nhân viên cho tới quản lý cao cấp tại những tổ chức, công ty thuộc nhiều lĩnh vực. Đồng thời, bạn còn có nhiều cơ hội khi tìm việc làm ngành hệ thống thông tin bởi ngành này cung cấp cho học viên nhiều kỹ năng về lập trình, phân tích web, social media,…

Tìm Việc Ngành Hệ Thống Thông Tin Ở Đâu?

Hiện nay, bạn có thể tìm kiếm việc làm ngành hệ thống tại các fanpage tuyển dụng hay hệ thống website tuyển dụng uy tín hiện nay.

Một gợi ý cho bạn để có thể tiếp cận được với các thông tin tuyển dụng ngành hệ thống thông tin một cách nhanh chóng, giúp bạn tìm kiếm cho mình những công việc phù hợp với mức lương tốt đó là tham khảo thông tin tuyển dụng tại VietnamWorks.

Đây là website hàng đầu hiện nay về tuyển dụng, được đánh giá cao vì mang lại nhiều cơ hội việc làm cho các ứng viên hiện nay. Tại đây cung cấp đa dạng các thông tin tuyển dụng đa ngành, đa nghề của các doanh nghiệp uy tín trên toàn quốc. Bạn có thể dễ dàng truy cập miễn phí và tìm kiếm thông tin tuyển dụng mong muốn với chỉ vài thao tác đơn giản.

Hiện nay, rất nhiều công ty như tổ chức nhà nước, chính phủ, bệnh viện, trường học đều cần đến sự hỗ trợ của nhân lực ngành hệ thống thông tin. Vì thế, nếu bạn có đam mê với ngành và muốn theo đuổi thì hãy mạnh dạn để có được cơ hội thực hiện ước mơ của mình nhé!

Chuyên viên phân tích hệ thống là gì?

Systems Analyst còn được gọi là chuyên viên phân tích hệ thống. Nhiệm vụ của họ là kiểm tra hệ thống, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của một công ty và tìm ra cách cải thiện chúng.

Chuyên viên phân tích là gì?

1. Chuyên viên phân tích là gì? Chuyên viên phân tích là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích dữ liệu. Họ chịu trách nhiệm thu thập tổng hợp số liệu, đưa ra những báo cáo và dự đoán chuẩn xác nhất, giúp doanh nghiệp định hướng và lên kế hoạch hoạt động trong tương lai.

Chuyên viên quản trị hệ thống là gì?

Quản trị viên hệ thống, hay sysadmin [tiếng Anh: system administrator], là người chịu trách nhiệm bảo trì, cấu hình và vận hành đáng tin cậy của hệ thống máy tính; đặc biệt là máy tính nhiều người dùng, chẳng hạn như máy chủ.

Phân tích thiết kế hệ thống là gì?

Việc phân tích một hệ thống bao gồm các nhiệm vụ: Thiết lập một cách nhìn tổng quan rõ ràng về hệ thống và các mục đích chính của hệ thống cần xây dựng; Liệt kê các nhiệm vụ mà hệ thống cần thực hiện; Phát triển một bộ từ vựng để mô tả bài toán cũng như những vấn đề liên quan và đưa ra hướng giải quyết bài toán.

Chủ Đề