Có bao nhiều cách làm mồi bẫy lươn

Bạn đang xem: Có bao nhiêu cách làm mồi bẫy lươn đơn giản và hiệu quả Nói về ống trúm đặt lươn, thì thường có 3 loại như hình mình để bên dưới cho anh em: trúm đan bằng tre, ống trúm bằng thân tre, nứa và cuối cùng là ống trúm làm bằng ống nhựa PVC. Trong giới hạn bài viết này, mình sẽ đề cập đến cách thứ 3, dùng ống nhựa để làm ống trúm thả lươn, đây là cách làm trúm lươn phổ biến và dễ thực hiện nhất. Thường thì tùy vào con lươn lớn ha nhỏ cũng như địa hình anh em định đặt trúm lươn là sâu hay cạn. Mà mình sẽ làm trúm lươn với kích cỡ lớn nhỏ, dài ngắn khác nhau. Còn về độ dài ống trúm đặt lươn thì anh em nếu đặt địa hình nước nông [trong ruộng lúa...] thì chọn độ dài tầm 0.8m. Còn nếu đặt địa hình sâu hơn [sông, hồ..] thì anh em có thể chọn ống trúm dài từ 1m đến 1m2 nha. Bởi vậy nên một ống nhựa ngoài thị trường mua về, thì anh em có thể cắt được thành từ 4-5 hoặc 6 ống tương ứng. Với cách làm trúm lươn này, anh em không cần sử dụng ống quá tốt, thường dùng ống trung bình, hoặc thấp là ổn rồi. Nếu anh em làm nhiều, sẽ tiết kiệm chi phí được một khoản khá đáng kể đó ạ. Xong vấn đề ống. Bây giờ mình sẽ đề cập đến một thành phần quan trọng nhất: hom lươn Hom lươn anh em chọn nhất thiết không được quá cứng, như vậy khi con lươn nó chui vào sẽ bị xóc mình, nó không vào nữa. Tuy nhiên cũng không được quá mềm, như vậy con lươn vào rồi có khả năng nó sẽ dùi trở ra được. Về kích cỡ hom, thì nếu anh em muốn làm với ống trúm cỡ nào thì mua hom cỡ ấy. Ví dụ, nếu anh em làm ống nhựa PVC 60 thì anh em chọn hom lươn 60, tương tự cho các kích cỡ ống khác. Cách làm trúm lươn kiểu này tùy vào độ dày, mỏng của ống nhựa, mà hom lươn anh em mua về có thể vừa khít, chật, hoặc bị lỏng một chút. Xem thêm: Gợi Ý Cách Mix Đồ Hợp Thời Trang Đi Du Lịch Đà Nẵng “Chất” Nhất 2020 Trường hợp nếu hom bị lỏng, anh em khoan 2 lỗ nhỏ trên miệng ống, sau đó đút một cây nêm vào giữ hom lươn cố định lại, không cho con lươn dùi trở ra. Trường hợp nếu hom lươn lớn hơn so với ống một chút. Anh em hơ lửa cho miệng ống mềm ra, rồi nong hom lươn vào, ống nguội lại sẽ giữ chặt hom lươn, trường hợp này không cần phải nêm. Cuối cùng là làm phần đuôi ống trúm, tùy vào sở thích, cũng như nhu cầu tiết kiệm chi phí mà anh em có thể hơ lửa phần đít lại, rồi bóp cho nó dẹp xuống. Trường hợp này thì sẽ tiết kiệm hơn so với sử dụng 1 cái bích để đậy lại. Một lưu ý rất quan trọng cho anh em là, phần đuôi ống trúm đặt lươn kiểu gì anh em cũng phải để cho nó hở một vài lỗ cho con lươn khi vào trúm có chỗ ngoi lên thở để lươn không bị ngộp nha. Anh em nên khoan một vài lỗ phần đuôi trúm để phòng hờ. Còn về cây nêm để gài ống trúm xuống mặt bùn thì thường không quá quan trọng. Có cũng được, mà không có cũng không ảnh hưởng mấy. Tùy sở thích của anh em mà anh em có thể sử dụng hay không ạ. Cách làm trúm lươn bằng ống nhựa thì nhìn chung đơn giản vậy thôi, không có gì quá phức tạp. Còn về cách đặt trúm như thế nào, cũng như bài mồi dùng để đặt trúm lươn ra sao, thì anh em có thể tham khảo thêm ở đây nha. Hi vọng nó sẽ hữu ích cho anh em. Lời khuyên thật lòng của mình là khi đặt trúm lươn, anh em cứ mồi tự nhiên mà sử dụng. Không cần sử dụng mồi thuốc trôi nổi trên mạng đâu. Thành phần không rõ ràng, hiệu quả thấp [mình đã kiểm chứng], và quan trọng không biết có ảnh hưởng tới sức khỏe không. Lươn rất phàm ăn, có mùi tanh, hôi từ mồi tự nhiên là nó sẽ vào, nên anh em yên tâm nha. Miễn là khu vực của anh em đặt có lươn, anh em cứ sử dụng mồi tự nhiên dùm mình nha. Cảm ơn anh em đã theo dõi bài viết chia sẻ cách làm trúm lươn của mình. Kính chúc anh em nhiều sức khỏe và luôn anh công trong mọi việc nha. Get all latest content delivered straight to your inbox.

Đã thành thông lệ, cứ đầu buổi chiều, ông Nguyễn Kim Bê ở làng Tân Hương xã Tân Sơn huyện Đô Lương lại ôm bì đựng trúm ra đồng để thả. Những ruộng lúa ông chọn để thả trúm là những nơi có nước ngập ít nhất 3 cm. Khoảng thời gian thả trúm theo ông phù hợp nhất là từ 1 giờ chiều đến 4 giờ chiều. Sau khoảng thời gian này, đến 9 giờ tốt, số trúm được gom lại để lấy lươn và thả tiếp lứa trúm thứ 2. Rạng sáng hôm sau lại gom trúm về nhà.

 “Mỗi ngày tôi thả 120 cái trúm, số trúm thả này thường được 2kg đến 3kg lươn. Nếu lươn nhỏ bằng ngón tay út bán được 120 ngàn/kg, lươn to bằng ngón tay cái bán được 160 ngàn/kg” - ông Bê vui vẻ chia sẻ.

Ông Nguyễn Kim Bê ở làng Tân Hương xã Tân Sơn, Đô Lương đang thả trúm lươn. Ảnh Ngọc Phương

Nghề thả trúm lươn tuy có vất vả nhưng thường cho thu nhập khá. Ông Nguyễn Công Kỉnh là người có thâm niên trong nghề thả trúm bắt lươn, sau mỗi ngày thả trúm, bán lươn, ông thu về từ 500 đến 600 ngàn đồng. Thả 180 trúm, thu được 5 kg lươn. Trước khi thả trúm, công việc của ông là phải làm mồi nhử lươn thật kỹ và có bí quyết riêng.

“Để làm mồi nhử lươn, tôi phải đào lấy dun đất, ra đồng bắt cua đồng. Sau đó đem về nhà bằm nhỏ. Tỷ lệ dun đất bằm 3 phần, cua 1 phần, bỏ thêm 1 nắm cám. Trộn nhuyễn hỗn hợp này rồi quyệt một lượng vừa phải vào trúm. Cứ mồi này thì lươn chỉ có “nước” chui vào trúm chứ không thoát đi đâu được” - ông Kỉnh khoái chí cười.

Nghề thả trúm lươn thường được những người dân nơi đây chọn từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch, rồi từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch. Năm có lươn nhiều thì thả trúm đến tận tháng 10. Riêng trong làng Tân Hương có đến gần 10 người làm nghề thả trúm, toàn xã Tân Sơn có đến gần 50 chục hộ làm nghề này. Những hộ thả trúm nhiều có anh Thiện, anh Điều, anh Sỹ, anh Hiền thả từ 150 đến 170 trúm. Điển hình có anh Đào Văn Hưng ở xóm 3 thả đến 260 trúm, mỗi ngày thu về từ 5kg đến 6kg lươn. Năm nay anh Hưng 36 tuổi, năm 16 tuổi anh đã rành nghề thả trúm lươn. Nhờ cần cù siêng năng làm nghề thả trúm, cách đây 6 năm, anh mua được thửa đất rộng và làm nhà chính, nhà ngang, trị giá trên 500 triệu đồng.

Anh Đào Văn Hưng cho biết: "Mồi nhử lươn là hỗn hợp giun đất, cua đồng, bột cám. Mồi được quyệt vào tôi trúm trước khi bỏ tôi vào ống". Ảnh: Ngọc Phương

Anh Hưng cho biết: “Muốn thả được lươn nhiều trước tiên phải chịu khó, phải trau chiếc trúm, trúm phải có mùi mới thu hút được lươn chui vào. Bên cạnh đó, làm nghề thả trúm lươn cũng phải thành thạo từng vùng đồng, bản thân tôi đã đi hết các xứ đồng 33 xã, thị trên địa bàn huyện Đô Lương”.

Trúm lươn ở Đô Lương được làm bằng nứa. Ống trúm dài từ 50 đến 70 cm, ở cuối ống trúm được xẻ một rãnh hở dài 10 cm, mục đích để lươn thở sau khi chui vào ống trúm. Riêng tôi trúm là nơi lươn chui vào phải làm thật kỹ và tỉ mỉ. Tùy theo độ to, nhỏ của ống trúm mà làm tôi trúm. Thường trúm được đan tròn từ 5 đến 7 chiếc nan vót dẹt mỏng và thật trơn miết. Phải đan khít khum lại một đầu để lươn sau khi chui vào không trườn ra được. Đầu trúm dùng dây chun buộc một chiếc que tre nhỏ dài độ 10 cm,khi thả trúm xuống ruộng, người thả thường xoay chiếc que ở đầu trúm để cắm xuống mặt ruộng. Đầu trúm thường hướng ra mặt ruộng, đuôi trúm quay vào bờ.

Ruộng xấp nước là nơi rất phù hợp để đặt trúm. Với phương pháp bắt lươn bằng thủ công vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa bảo vệ môi trường. Ảnh: Ngọc Phương

Mỗi chiếc trúm như vậy thường có từ 1 đến 2 con lươn chui vào, lươn nhiều hay ít cũng tùy và từng ruộng lúa. Những người lành nghề, thường nhìn mặt ruộng là đoán được lươn nhiều hay ít, ruộng có những lỗ sủi nổi lên sẽ có nhiều lươn.

Thêm một kinh nghiệm của những người thả trúm ở Đô Lương thường truyền lại, những nơi nào ruộng xấp nước, ban ngày trời nắng, nước mát thì ngày đó chắc chắn sẽ được nhiều lươn. Khoảng cách đặt các trúm chừng 2,5m. Cắm que găm cũng phải chắc chắn, sao cho ngập 2/3 thân trúm, phần cuối trúm hơi chếch lên, mục đích khi lươn chui vào ống có không khí để thở và sẽ không bị ngạt.

Một mẻ lươn đồng được thu về sau 1 ngày đánh bắt. Ảnh: Ngọc Phương

Lươn đồng là thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, giá trị của lươn đồng cao hơn hẳn lươn nuôi. Nhờ làm nghề thả trúm lươn mà đời sống những người làm nghề khấm khá. Người dân tận dụng tối đa trong thời vụ nông nhàn. Việc bắt lươn thủ công bằng trúm vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa bảo vệ môi trường sinh sống của lươn, không như việc sử dụng kích điện để đánh bắt.

Video liên quan

Chủ Đề