Cửa hàng 30m2 bán bao nhiêu lượt khách đơn ngày

Quán lẩu là một trong những hình thức ăn uống khá hấp dẫn và được nhiều người ưa chuộng cho mỗi dịp sum họp cùng nhau. Không chỉ bởi món ăn phù hợp với khẩu vị nhiều người mà không gian quán cũng rất thích hợp để vừa ăn uống vừa trò chuyện lâu. Với mô hình quán lẩu thì đã không còn quá xa lạ, thực khách có thể bắt gặp các nhà hàng lẩu ở khắp nơi.

Có thể dễ dàng thấy được mô hình quán lẩu hiện nay phân tách thành hai phân khúc: bình dân và cao cấp. Một số thương hiệu quán lẩu nổi tiếng có thể kể đến như Haidilao, Manwah, Lẩu Phan, Lẩu Wang,...Tuy nhiên, mô hình kinh doanh quán lẩu bình dân vẫn có rất nhiều tiềm năng và có thể đạt được doanh thu đến trăm triệu đồng mỗi tháng.

Người Việt luôn có thói quen thích ăn lẩu tại nhà hàng và đây cũng là yếu tố quan trọng cho thấy được sự tiềm năng trong việc kinh doanh quán lẩu. Ngoài ra, những yếu tố về vị trí, thương hiệu, sự đang dạng và hương vị đồ ăn cũng là yếu tố quyết định xem thực khách có lựa chọn quán của bạn hay không.

Một bước khá là quan trọng để giúp bạn trả lời được mở quán lẩu cần bao nhiêu vốn, đó là bạn cần xác định được nhóm khách hàng mục tiêu. Trước khi kinh doanh bất kỳ một lĩnh vực nào bạn cũng cần phải xác định được tệp khách hàng mục tiêu trước tiên.

Ví dụ: Đối với học sinh, sinh viên thì mức giá món ăn phải vừa hợp túi tiền vừa cập nhật những xu hướng mới nhất hiện nay. Ngược lại, với những khách hàng lớn tuổi bạn có thể xây dựng menu với mức giá cao nhưng chất lượng phải tốt và đi cùng với sự phục vụ chuyên nghiệp.

2. 5 bước chuẩn bị để mở quán lẩu chuyên nghiệp

Sau đây là 5 bước bạn cần phải chuẩn bị để mở một quán lẩu chuyên nghiệp. Cụ thể như sau:

Tìm kiếm và thuê địa điểm phù hợp

Tìm kiếm và thuê địa điểm phù hợp

Việc thuê được địa điểm kinh doanh phù hợp sẽ mang lại những lợi thế rất lớn cho quán lẩu của bạn trong suốt quá trình kinh doanh. Thông thường, bạn nên lựa chọn quán lẩu ở những vị trí gần trung tâm thương mại, các trường đại học, văn phòng hoặc công ty,…Tùy vào nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới thì sẽ lựa chọn được địa điểm phù hợp.

Khi lựa chọn địa điểm kinh doanh quán lẩu thì bạn nên chú ý đến vấn đề nơi để xe cần phải rộng rãi và có bảo vệ để đảm bảo an toàn. Nếu như diện tích mặt bằng bạn thuê không đủ lớn thì bạn có thể liên hệ với những hộ dân xung quanh để thỏa thuận địa điểm gửi xe sao cho phù hợp với khách hàng.

Chi phí thuê mặt bằng cho một quán lẩu là không hề rẻ vì cần một không gian quán rộng. Nếu như nguồn vốn của bạn eo hẹp, bạn có thể chọn vị trí trong hẻm và không cần ở ngay mặt đường. Và bạn chỉ cần đảm bảo mọi cơ sở hạ tầng của bạn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, dễ tìm đường và thực hiện quảng bá tốt để mọi người biết đến.

Thiết kế và trang trí quán theo phong cách riêng

Sau khi thuê được địa điểm thì bước tiếp theo bạn cần phải thực hiện ngay, đó là bạn cần sửa sang, trang trí lại nội thất theo phong cách riêng mà bạn đã lên concept từ trước. Một số khoản bạn cần phải bỏ ra khi trang trí lại quán gồm lót gạch, sơn tường, lắp điện nước, quạt mát, điều hòa và trang trí nội thất. Tùy vào quy mô của quán, thì số tiền này có thể dao động từ chục triệu cho tới vài trăm triệu.

Mua sắm thiết bị, dụng cụ và nguyên liệu cần thiết

Mua sắm thiết bị, dụng cụ và nguyên liệu cần thiết

Tiếp đến là bạn cần phải mua sắm những thiết bị, dụng bếp cần thiết. Khi kinh doanh ngành F&B thì đòi hỏi phải đầu tư khá nhiều vào các trang thiết bị làm bếp để phục vụ khách hàng. Tủ lạnh, tủ đông kinh doanh thường có giá từ 10 triệu đến vài chục triệu. Các dụng khác như nồi, chảo, bếp cồn, bát, đĩa, muỗng, cốc,…có tổng chi phí rơi vào khoảng 20 triệu đến 30 triệu.

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Nhân viên cũng chính là yếu tố chính làm nên sự thành công của bất kỳ một quán ăn hay nhà hàng nào. Đội ngũ nhân viên quán lẩu bao gồm: đầu bếp, phụ bếp, quản lý quán, nhân viên phục vụ, thu ngân, nhân viên bảo vệ,…Do đặc trưng của quán, nên thương yêu cầu nhân viên nhanh nhạy, biết quan sát tốt để mang đồ nhanh chóng lên cho khách.

Tùy vào quy mô quán của bạn thì bạn sẽ dự kiến tuyển bao nhiêu nhân viên là phù hợp để tránh lãng phí ngân sách. Khi tuyển nhân viên bạn nên đào tạo nhân viên thật kỹ càng và bài bản, từ đó sẽ dễ dàng nắm bắt được tâm lý khách hàng. Và họ cảm thấy thoải mái khi dùng bữa tại quán của bạn và tỷ lệ khách hàng quay lại sẽ cao hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng quy trình đào tạo bài bản, có chính sách thưởng phạt rõ ràng giúp nhân viên có thái độ làm việc nghiêm túc hơn và giữ chân nhân viên hiệu quả.

Xây dựng thực đơn và giá cả hợp lý

Xây dựng thực đơn và giá cả hợp lý

Trong thời buổi kinh doanh cạnh tranh như ngày nay, việc xây dựng thực đơn ngon cùng với mức giá cả hợp lý cũng là bước quan trọng mà bạn cần chuẩn bị. Hơn nữa, để thực khách quay nhớ đến và quay lại nhiều lần thì quán của bạn cần phải có điểm riêng biệt. Đó có thể là món lẩu ít người biết đến, hoặc có những đồ uống đặc biệt, hoặc cũng có thể là món lẩu phổ biến nhưng bạn lại có cách nấu khác biệt. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn nguyên liệu sao cho ngon nhất và lựa chọn những đơn vị cung cấp nguyên liệu uy tín với giá cả phải chăng. Việc xây dựng menu và lên mức giá rất quan trọng và đây cũng chính là yếu tố quyết định đến sự thành công khi kinh doanh quán lẩu.

Đọc thêm: Cách đặt tên thương hiệu cho cửa hàng và shop online thu hút

3. Chi phí cần bao nhiêu khi mở quán lẩu

Vậy để mở quán lẩu thì cần bao nhiêu vốn? Để tìm được câu trả lời, các bạn hãy theo cụ thể các chi phí sau đây:

Chi phí đầu tư ban đầu:

  • Địa điểm: Nhìn chung, các quán lẩu thường sẽ phải đòi hỏi mặt bằng diện tích khá rộng, trung bình tối thiểu từ 30m2 trở lên. Hơn nữa, ở các thành phố lớn chi phí thuê mặt bằng là rất đắt, bạn phải bỏ ra từ 10 triệu đến vài chục triệu/tháng. Ngoài ra, hợp đồng thuê mặt bằng cũng sẽ yêu cầu bạn cọc tiền nhà ít nhất từ 3-6 tháng, nên chi phí ban đầu bỏ ra là khá lớn.
  • Thiết bị, dụng cụ: Việc kinh doanh quán lẩu đòi hỏi đầu tư khá nhiều trang thiết bị bếp như: Tủ lạnh, tủ đông kinh doanh có giá từ 10 triệu đến vài chục triệu. Các dụng cụ khác như nồi, chảo, bếp cồn, bát, đĩa, muỗng,… có tổng chi phí rơi vào khoảng 20 triệu đến 30 triệu.
  • Nguyên liệu: Tùy vào quy mô to hay nhỏ thì chi phí cho nguyên vật liệu sẽ khác nhau. Theo thống kê, trung bình mỗi ngày bạn sẽ phải bỏ ra từ 5 đến 10 triệu để mua sắm nguyên liệu nấu ăn và khoảng 10 đến 20 triệu để sắm rượu bia, đồ uống phục vụ khách hàng. Tổng chi phí bỏ ra cho khoản này có thể rơi vào từ 15 đến 30 triệu.
  • Nhân viên: Thông thường tổng lương nhân viên của quán lẩu có thương hiệu thì có thể lên đến 100 đến 200 triệu. Còn với những quán lẩu quy mô nhỏ thì cần bỏ khoảng vài chục triệu cho chi phí thuê nhân viên.

Chi phí cần khoảng từ 100 - 200 triệu để mở quán lẩu kinh doanh

Chi phí vận hành hàng tháng

Trên đây là những chi phí quan trọng nhất khi mở quán lẩu. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị trước chi phí để vận hành hàng tháng và các khoản dự phòng khi cần thiết. Phí để vận hành Khoản chi phí dự phòng là nhằm đảm bảo việc kinh doanh của quán trong thời gian đầu khi chưa có lãi.

Chi phí khác

Ngoài ra bạn cũng nên dự trù nguồn vốn cho một vài chi phí khác như chi phí hoàn thiện giấy tờ, thủ tục kinh doanh, thuế, bảo hiểm, sửa chữa. Hiện nay, phí đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn là 50 ngàn đồng đến 1 triệu đồng. Phí thẩm xét hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là 500 ngàn đồng.

4. TOP kinh nghiệm và bí quyết để kinh doanh quán lẩu thành công

Sau khi nắm được bước cũng như để mở quán lẩu cần bao nhiêu vốn thì dưới đây là một số kinh nghiệm và bí quyết để kinh doanh quán lẩu thành công:

Chọn lựa và chế biến nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm

Chọn lựa và chế biến nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm

Lựa chọn nhà cung cấp luôn là vấn đề nan giải khiến cho nhiều chủ quán lẩu đau đầu. Sau đây sẽ là một số tiêu chí giúp bạn tìm ra được nhà cung cấp nguyên liệu tươi ngon và ổn định nhất:

  • Độ uy tín: Bạn nên lựa chọn những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín trên thị trường. Đồng thời thông tin nhà cung cấp phải có thực, chính xác và rõ ràng. Để kiểm chứng về độ uy tín thì bạn có thể tham khảo lịch sử hợp tác giữa họ và các nhà hàng khác.
  • Chất lượng nguyên liệu: Các nguyên liệu của nhà cung cấp cần phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phải đảm bảo độ tươi ngon. Ngoài ra, nếu như có thể thì bạn cũng có thể hướng đến mô hình kinh doanh tự cung tự cấp.
  • Năng lực cung ứng nguyên liệu: Bạn nên tìm hiểu số lượng sản phẩm mà nhà cung cấp có thể đáp ứng ở mức thấp nhất và cao nhất. Điều này giúp nhà hàng lên kế hoạch nhập kho sao cho hợp lý nhất.
  • Giá cả, chính sách bán hàng: Giá cả luôn là yếu tố hàng đầu để lựa chọn nhà cung cấp. Tốt nhất, bạn hãy yêu cầu báo giá và so sánh với những cái tên khác trên thị trường. Nhằm tránh bị mua “hớ”, bạn hãy tham khảo giá chung sản phẩm trên thị trường, sau đó đàm phán gia dần từ dưới lên.

Đa dạng hóa các loại nước lẩu và món ăn kèm, phù hợp với khẩu vị của khách hàng

Đa dạng hóa các loại nước lẩu và món ăn kèm, phù hợp với khẩu vị của khách hàng

Muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường kinh doanh quán lẩu thì quán của bạn cần có món ăn chất lượng và xứng đáng với giá tiền. Để đạt được điều này thì bạn cần chỉn chu trong từng công đoạn như nghiên cứu nước lẩu và các món ăn kèm sao cho phù hợp với khẩu vị của khách hàng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều quán lẩu chỉ chú trọng vào chất lượng món ăn cũng như cách phục vụ trong thời gian đầu mở quán. Sau khi có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường thì chất lượng món ăn, dịch vụ của một số quán dần đi xuống. Cho nên bạn cần phải học hỏi cũng như tiếp nhận ý kiến của khách hàng để ngày càng đa dạng được các loại nước lẩu và món ăn kèm phù hợp hơn.

Tạo ra sự khác biệt và độc đáo cho quán lẩu của mình, có thể là về không gian, phục vụ

Một trong những bí quyết để kinh doanh quán lẩu thành công đó chính là sự khác biệt và độc đáo tại quán lẩu của bạn. Có thể là không gian quán của bạn rất thích hợp để tụ tập, chụp ảnh. Hoặc cũng có thể là khách hàng ấn tượng bởi cách nhân viên của bạn phục vụ.

Vì vậy việc tạo sự khác biệt cho quán lẩu của bạn là rất quan trọng. Nó cũng chính là một trong những yếu tố giữ chân lại thực khách và khiến họ quay trở lại.

Chăm sóc và giữ chân khách hàng, tạo ra sự gắn kết và trung thành

Chăm sóc và giữ chân khách hàng, tạo ra sự gắn kết và trung thành

Ngoài việc tạo sự đa dạng về menu cũng như sự khác biệt của quán. Thì việc chăm sóc khách hàng cũng như giữ chân khách hàng cũng là một trong những bí quyết giúp bạn kinh doanh thành công. Bởi vì khách hàng chính là yếu tố quyết định mức doanh thu hàng tháng của bạn.

Chính vì vậy bạn nên tạo các chương trình khuyến mãi cũng như các minigame với khách hàng thường xuyên đến quán ăn của bạn. Để từ đó tạo ra được sự gắn kết và trung thành của khách hàng với quán lẩu của bạn.

Thường xuyên cập nhật xu hướng và nhu cầu của thị trường, đổi mới và cải tiến sản phẩm và dịch vụ

Ngày nay với xu hướng là các bạn trẻ sẽ đi ăn theo trend, vì vậy để thu hút khách hàng mới đến với quán của của bạn. Thì bạn cùng nên thường xuyên cập nhật các xu hướng về các món lẩu mới và đổi mới, cải tiến sao cho phù hợp với quán của mình. Từ đó sẽ tăng được tỷ lệ khách hàng mới đến quán của bạn hơn và doanh thu cũng tăng theo.

Trên đây, chúng mình đã bật mí những bí quyết giúp bạn mở quán lẩu thành công mà không phải ai cũng biết. Để kinh doanh bền vững, bạn cần phân bổ tài chính hợp lý, không nên vì lợi nhuận mà lựa chọn nguyên liệu giá rẻ, trang thiết bị kém chất lượng. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

Chủ Đề