Cục Phòng vệ thương mại là gì

Nhảy đến nội dung

Thành lập Cục Phòng vệ thương mại tại Bộ Công Thương

Chủ Nhật, 19:00, 05/02/2017

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương đã có kế hoạch thành lập mới Cục Phòng vệ thương mại là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về phòng vệ thương mại, góp phần triển khai hiệu quả các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp [DN] trong bối cảnh hội nhập.

Tính đến ngày 31/10/2016, tổng số vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ nhằm vào hàng hóa xuất khẩu Việt Nam là 104 vụ, trung bình gần 6 vụ/năm, trong đó có 66 vụ điều tra chống bán phá giá, chiếm 63% tổng số các vụ kiện. Trong đó phải kể đến một số vụ kiện chống bán phá giá đối với những mặt hàng có kim ngạch lớn, lên đến hàng tỷ USD như vụ kiện tôm [năm 2002] và cá da trơn [năm 2003] của Hoa Kỳ, vụ giày mũ da [năm 2005] của EU.

Đã có 104 vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ nhằm vào hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. [Ảnh minh họa: TTXVN]

Có thể thấy rằng, số lượng các vụ điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại có xu hướng ngày càng tăng nhanh trong thời gian gần đây với trung bình 12 vụ/năm. Ngoài các cuộc điều tra chống bán phá giá, Việt Nam đang có xu hướng trở thành mục tiêu của các cuộc điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá do bị coi là nơi chuyển tải của hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế. Đây là một hình thức các nước nhập khẩu áp dụng nhằm tránh việc “chuyển tải” hàng hóa từ một nước sang nước khác với mục đích thay đổi xuất xứ để tránh bị áp thuế chống bán phá giá.

Bên cạnh đó, thực hiện các cam kết theo hiệp định thương mại, Việt Nam đã loại bỏ hàng rào phi quan thuế, giảm thuế nhập khẩu. Điều này đặt các DN, ngành hàng Việt Nam trước sự cạnh tranh khốc liệt của các hàng hoá nhập khẩu, trong đó có cả sự cạnh tranh không lành mạnh. Một trong những công cụ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu là sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang xây dựng Luật Quản lý ngoại thương, trong đó đưa toàn bộ các quy định về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ vào thành một chương trong Dự thảo Luật. Dự kiến Luật Quản lý ngoại thương sẽ được trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới.

Pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là một trong những phần phức tạp nhất trong hệ thống pháp luật thương mại quốc tế. Để đáp ứng xu thế hội nhập và ứng phó với những diễn biến khó lường của thương mại quốc tế và khu vực, việc thành lập một cơ quan chuyên trách về lĩnh vực phòng vệ thương mại trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, hầu hết các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản… đều thành lập một cơ quan quản lý riêng biệt về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Cơ quan này thường trực thuộc các Bộ Thương mại, Kinh tế hoặc Công Thương.

Chính vì lý do đó, Bộ Công Thương đã có kế hoạch thành lập mới Cục Phòng vệ thương mại là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về phòng vệ thương mại, góp phần triển khai hiệu quả các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam để bảo vệ lợi ích của các DN trong bối cảnh hội nhập

Định hướng các nhiệm vụ của Cục Phòng vệ thương mại sẽ là chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; tổ chức điều tra việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt nam để đề xuất áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo quy định của pháp luật.

Khi được thành lập, Cục Phòng vệ thương mại cũng sẽ chủ trì hoặc phối hợp với các DN, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời, Cục sẽ là đầu mối, phối hợp với các bộ, ngành giải quyết các tranh chấp tại Tổ chức Thương mại thế giới liên quan đến của biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ./.

VOV.VN - Có đến 15% doanh nghiệp không biết đến công cụ phòng vệ thương mại, hơn 63% doanh nghiệp có nghe nói nhưng không hiểu sâu.

VOV.VN - Có đến 15% doanh nghiệp không biết đến công cụ phòng vệ thương mại, hơn 63% doanh nghiệp có nghe nói nhưng không hiểu sâu.

VOV.VN - Một điểm hạn chế trong nhận thức và hành động của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam là vẫn còn thờ ơ với các biện pháp phòng vệ thương mại.

VOV.VN - Một điểm hạn chế trong nhận thức và hành động của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam là vẫn còn thờ ơ với các biện pháp phòng vệ thương mại.

VOV.VN - Mức độ hiểu biết của doanh nghiệp Việt về phòng vệ thương mại còn khá hạn chế hoặc không đủ năng lực để sử dụng công cụ hữu hiệu này.

VOV.VN - Mức độ hiểu biết của doanh nghiệp Việt về phòng vệ thương mại còn khá hạn chế hoặc không đủ năng lực để sử dụng công cụ hữu hiệu này.

Cục Phòng vệ thương mại [tiếng Anh: Trade Remedies Authority of Vietnam - TRAV] là tổ chức thuộc Bộ Công Thương hoạt động trong lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

  • 13-12-2019Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân [ASEAN Agreement on Movement of Natural Persons - MNP] là gì?
  • 12-12-2019Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN [ASEAN Framework Agreement on Services - AFAS] là gì?
  • 12-12-2019Cộng đồng kinh tế ASEAN [ASEAN Economic Community - AEC] là gì? Mục tiêu và bản chất của AEC
  • 12-12-2019Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC [APEC Business Advisory Coucil - ABAC] là gì?
  • 12-12-2019Giải quyết tranh chấp trực tuyến [Online-Dispute Resolution - ODR] là gì?

Hình minh họa [Nguồn: trav.gov]

Cục Phòng vệ thương mại

Khái niệm

Cục Phòng vệ thương mại trong tiếng Anh gọi là:Trade Remedies Authority of Vietnam - TRAV.

Cục Phòng vệ thương mại là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lí nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;

Tổ chức, quản lí hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lí của Cục theo qui định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.

Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, đề án, chiến lược, cơ chế, chính sách về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật, đề án, chiến lược, cơ chế, chính sách về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.

3. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, các văn bản cá biệt và văn bản nội bộ theo qui định của pháp luật.

4. Quản lí nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

5. Quản lí nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

6. Tham gia góp ý đối với các nội dung công việc liên quan đến lĩnh vực phòng vệ thương mại do các đơn vị trong và ngoài Cục đề nghị.

7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

8. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; được sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc theo qui định của pháp luật.

9. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách có liên quan đến các lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

10. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho tổ chức, cá nhân liên quan tới công tác chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

11. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà nước đối với các hội/hiệp hội ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực được phân công phụ trách theo qui định của pháp luật.

12. Tổ chức, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lí và cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức cá nhân có yêu cầu theo qui định của pháp luật về áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

13. Tổ chức thanh tra chuyên ngành, kiểm tra việc thực hiện các qui định của pháp luật liên quan đến hoạt động chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo qui định của pháp luật và phân cấp quản lí của Bộ Công Thương.

14. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Bộ Công Thương.

15. Quản lí tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ về thi đua, khen thưởng, kỉ luật, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc Cục theo qui định của pháp luật và phân cấp quản lí của Bộ Công Thương.

16. Quản lí tài chính, tài sản được giao, tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo qui định của pháp luật.

17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

[Tài liệu tham khảo: Quyết định số 3752/QĐ-BCT Qui định chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại]

Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân [ASEAN Agreement on Movement of Natural Persons - MNP] là gì?

12-12-2019 Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN [ASEAN Framework Agreement on Services - AFAS] là gì?

12-12-2019 Cộng đồng kinh tế ASEAN [ASEAN Economic Community - AEC] là gì? Mục tiêu và bản chất của AEC

Video liên quan

Chủ Đề