Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 trang 27, 28, 29

Lời giải chi tiết

Câu 1. Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa? Điền câu trả lời đúng vào chỗ trống

a] Vàng

Giá vàng trong nước đã hạ nhiều [……]

– Tấm lòng vàng [……]

b] Bay

– Bác Thành cầm bay xây trát tường nhanh thoăn thoắt.  [……]

– Sếu bay ngang trời. [……]

– Đạn bay vèo vèo. [……]

– Chiếc áo đã bay màu. [……]

Trả lời:

a. Vàng

– Giá vàng trong nước đã hạ nhiều. [từ đồng âm]

– Tấm lòng vàng [từ nhiều nghĩa]

b. Bay

– Bác Thành cầm bay xây trát tường nhanh thoăn thoắt [từ đồng âm]

– Sếu bay ngang trời. [từ đồng âm]

– Đạn bay vèo vèo. [từ nhiều nghĩa]

– Chiếc áo đã bay màu. [Từ nhiều nghĩa]

Câu 2. Từ đi trong câu tục ngữ nào được dùng với nghĩa chuyển? Khoanh tròn chữ cái trước câu đó:

a] Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

b] Ăn cỏ đi trước, lội nước đi sau.

c] Sai một li, đi một dặm.

Phương pháp:

“Đi” nghĩa gốc là chỉ hoạt động di chuyển bằng chân có biên độ nhỏ trên một mặt phẳng.

Trả lời:

a. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

⟶ “Đi” được dùng với nghĩa gốc.

b. Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.

⟶ “Đi” được dùng với nghĩa gốc.

c. Sai một li, đi một dặm.

⟶ “Đi” được dùng với nghĩa chuyển.

Câu 3. Viết tiếp vào những câu sau để có một đoạn mở bài gián tiếp tả cánh đồng quê em.

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng.

Trả lời:

 Quê hương là con diều biếc

 Tuổi thơ con thả trên đồng.

      Quê hương là điều gì đó rất đỗi thiêng liêng trong lòng mỗi người. Ai đi xa mà không từng đau đáu nhớ về quê nhà: Nhớ cây đa đầu làng, luỹ tre xanh, dòng sông nặng phù sa,… Còn đối với tôi quê hương là những tháng ngày tự do thả diều trên cánh đồng làng. Nhắm mắt lại rồi mở mắt ra cánh đồng làng vẫn hiện lên với bao niềm thương nỗi nhớ.

Vui học:

Sâu gây hại

Trong lớp, cô đang giảng bài thấy Tí đang ngủ, cô gọi Tí dậy.

Cô giáo: Tí! Một số loài sâu có hại như sâu đục thân, sâu cuốn lá, … sâu gì nữa?

Tí: Thưa cô! Sâu răng ạ!

[Theo Truyện cười tuổi thơ]

*Kể cho bạn, người thân câu chuyện trên.

*Trao đổi với mọi người về chi tiết gây cười của câu chuyện.

*Thay Tí trả lời câu hỏi cho đúng.

Trả lời:

– Chi tiết gây cười trong câu chuyện chính là ở câu trả lời của Tí: “Thưa cô! Sâu răng ạ!” Bởi vì bạn Tí không tập trung trong giờ học nên mới đưa ra một câu trả lời buồn cười như thế.

– Thay Tí trả lời câu hỏi của cô giáo:

Một số loài sâu có hại đó là: sâu xanh, sâu đàn, sâu đất,…

Qua lời giải bài tập Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết đầy đủ Tập 1, Tập 2 sẽ trả lời tất cả các câu hỏi và giải bài tập trong sách Cùng em học Tiếng Việt 5 sẽ giúp phụ huynh và học sinh có thêm tài liệu tham khảo môn Tiếng Việt lớp 5.

Mục lục Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5

  • Tuần 1 trang 5, 6, 7
  • Tuần 2 trang 8, 9, 10
  • Tuần 3 trang 11, 12, 13
  • Tuần 4 trang 14, 15, 16
  • Tuần 5 trang 17, 18, 19, 20
  • Tuần 6 trang 21, 22, 23
  • Tuần 7 trang 24, 25, 26, 27
  • Tuần 8 trang 27, 28, 29
  • Tuần 9 trang 30, 31, 32, 33
  • Tuần 10 trang 33, 34, 35, 36
  • Tuần 11 trang 36, 37, 38, 39
  • Tuần 12 trang 40, 41, 42, 43
  • Tuần 13 trang 44, 45, 46, 47
  • Tuần 14 trang 48, 49, 50, 51
  • Tuần 15 trang 51, 52, 53, 54
  • Tuần 16 trang 55, 56, 57, 58
  • Tuần 17 trang 59, 60, 61, 62
  • Tuần 18 trang 63, 64, 65, 66
  • Tuần 19 trang 5, 6, 7
  • Tuần 20 trang 8, 9, 10, 11
  • Tuần 21 trang 11, 12, 13, 14
  • Tuần 22 trang 15, 16, 17, 18
  • Tuần 23 trang 18, 19, 20, 21, 22
  • Tuần 24 trang 23, 24, 25, 26
  • Tuần 25 trang 26, 27, 28, 29
  • Tuần 26 trang 30, 31, 32, 33
  • Tuần 27 trang 33, 34, 35, 36
  • Tuần 28 trang 37, 38, 39, 40
  • Tuần 29 trang 40, 41, 42, 43
  • Tuần 30 trang 44, 45, 46, 47
  • Tuần 31 trang 48, 49, 50, 51
  • Tuần 32 trang 52, 53, 54, 55
  • Tuần 33 trang 56, 57, 58, 59
  • Tuần 34 trang 59, 60, 61, 62, 63
  • Tuần 35 trang 63, 64, 65, 66

Đáp án và lời giải chi tiết, phương pháp làm Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tập 1, tập 2


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6
  • Vui học

Câu 4

Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.

            Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. ……… gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc.

[Nguyễn Đình Thi]

Phương pháp giải:

Con hãy tìm một từ ngữ thích hợp thay thế cho Phù Đổng Thiên Vương ở câu trước.

Lời giải chi tiết:

Nghe chuyện về Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy, gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khoẻ mà đánh tan giặc.

Câu 6

Em trò chuyện cùng bạn rồi ghi lại cuộc đối thoại đó.

Phương pháp giải:

- Lựa chọn chủ đề trò chuyện.

- Trò chuyện cùng bạn.

- Ghi lại nội dung cuộc trò chuyện đó.

Lời giải chi tiết:

- Em: Cậu đã đọc bài tập đọc “Ngoài đường phố” chưa Minh?

- Minh: Mình chưa đọc, có điều gì thú vị à cậu?

- Em: Ừm, mình rất thích nó, câu chuyện nằm trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả của tác giả A-mi-xi, đó là một tác phẩm đáng để đọc.

- Minh: Ngoài đường phố nói về chuyện gì vậy? kể cho mình nghe một chút được không?

- Em: Đó là cách ứng xử đúng đắn với những tình huống có thể xảy ra trên đường phố mà người bố dạy cho En-ri-cô. Mình đã học được rất nhiều điều bổ ích từ những lời dạy dỗ đó.

- Minh: Để mình lấy sách ra và đọc nào. Mình cũng muốn biết cách ứng xử đúng đắn ở ngoài đường phố gồm những gì.

- Em: ừm, cậu đọc đi. Rồi chúng mình cũng nhau thực hiện như lời bố En-ri-cô đã dạy nhé!

- Minh: Đồng ý!

Vui học

Đếm răng

 

            Đầu giờ, cô giáo gọi một học sinh lên kiểm tra bài cũ:

            - Em cho cô biết người trưởng thành có bao nhiêu chiếc răng?

            - Thưa cô 50 chiếc ạ.

            - Hả? – Cô giáo ngạc nhiên – Em nói bao nhiêu?

            - Dạ 32 ạ.

            Khi về chỗ, đứa cùng bàn tò mò hỏi:

            - Sao lúc đầu mày lại nói có 50 chiếc răng?

            - Tao nói thế để cô còn ngạc nhiên há miệng ra cho tao đếm chứ!

[Truyện cười học đường]

*Bạn học sinh nói người trưởng thành có 32 chiếc răng đã đùng chưa?

*Cùng bạn, người thân tìm hiểu về điều này nhé!

Phương pháp giải:

Con tìm hiểu thông tin trong sách vở hoặc trên mạng.

Lời giải chi tiết:

Số lượng răng ở người trưởng thành đầy đủ nhất là 32 chiếc [một số trường hợp đặc biệt là 36 chiếc]. Bao gồm 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới. Tất cả những răng này được phân chia thành 4 nhóm chính, bao gồm:

- 8 răng cửa.

- 4 răng nanh.

- 8 răng tiền hàm.

- 12 răng hàm [với 4 hoặc 6 răng khôn]

Thông thường, khi con người bước vào độ tuổi trưởng thành [khoảng từ 17 – 25 tuổi], những chiếc răng khôn mới bắt đầu mọc lên. Lúc này, trên cung hàm sẽ có đủ 32 chiếc răng [nếu số lượng răng khôn là 4] hoặc 36 chiếc [nếu số lượng răng khôn là 6].

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề