Da khô là do nguyên nhân gì

Da khô là một trong những vấn đề da liễu phổ biến nhất, ở cả nam và nữ. Da khô khiến diện mạo của bạn trở nên thiếu sức sống, trông già hơn tuổi. Trong bài viết này, mời các bạn tìm hiểu chi tiết 10 nguyên nhân gây khô da thường gặp và các lưu ý cần thiết khi chăm sóc da khô.

Mục lục

  • 1. Da khô là như thế nào?
  • 2. Nguyên nhân khiến da bị khô là gì?
    • 2.1. Các nguyên nhân bên ngoài
    • 2.2. Các nguyên nhân bên trong
  • 3. Lưu ý khi chăm sóc da khô hằng ngày
  • Kem dưỡng ẩm Esunvy – giải cứu làn da bong tróc

1. Da khô là như thế nào?

Độ bão hòa của da với độ ẩm bị ảnh hưởng bởi lớp sừng trên cùng của da và lớp mỡ dưới da. Chúng tạo thành một lớp màng trên bề mặt da để bảo vệ các lớp sâu hơn khỏi tác động tiêu cực của môi trường và giữ nước. Khi lớp này trở nên mỏng hơn, da sẽ khô đi, mất nước và tất cả các vấn đề liên quan đến tình trạng này sẽ xuất hiện.

Thông thường, tình trạng khô da là đặc trưng của cả da mặt và da toàn thân. Da như vậy thường mỏng hơn và nhạy cảm hơn. Nhưng điều quan trọng là đừng nhầm lẫn da khô với mất nước, một tình trạng tạm thời và dễ khắc phục. Da dầu cũng bị mất nước, nhưng khi thiếu độ ẩm, nó bắt đầu tiết nhiều chất nhờn hơn.

Da khô thường phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi hoặc những người sống ở vùng có khí hậu nóng, khô hoặc lạnh.

Sau đây là một số “tín hiệu” để bạn xác định xem làn da của mình có phải là da khô hay không:

  • Da khô thường xuyên bong tróc, thô ráp. Nếu da khô toàn thân, các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là ở phần bắp dưới của chân với các đường nứt như “ruộng hạn hán” kèm theo vảy trắng.
  • Da khô có độ đàn hồi kém, cụ thể là khi bạn ấn ngón tay lên bề mặt da, vết lún không hồi phục nhanh chóng.
  • Da khô thường xuyên kích ứng với biểu hiện là các đốm đỏ và ngứa da [đặc biệt là vào mùa đông sau khi tắm].
  • Những người có da khô thì lỗ chân lông nhỏ.

2.1. Các nguyên nhân bên ngoài

1/ Da khô do tác động của môi trường

Không khí lạnh mùa đông có ảnh hưởng xấu đến tình trạng của da. Tiếp xúc lâu với không khí hanh khô khiến da bắt đầu có dấu hiệu nứt và bong tróc, có thể kèm theo mẩn đỏ li ti.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị khô da do ở trong môi trường điều hòa, lò sưởi điện và các thiết bị sưởi ấm khác quá lâu. Những thiết bị này hoạt động trong thời gian dài thường làm giảm độ ẩm không khí, từ đó ảnh hưởng xấu đến da mặt và cơ thể.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài cũng có thể khiến da tổn thương, bỏng rát và bong tróc.

Khi bơi trong hồ bơi với nước có clo, các chất bảo vệ đảm bảo trạng thái bình thường của biểu bì bị phá hủy và bị rửa trôi dưới tác động của clo dẫn tới khô da.

2/ Da khô do sử dụng mỹ phẩm không đúng cách

Lựa chọn mỹ phẩm không đúng cách gây bong tróc và kích ứng da. Các sản phẩm có chứa cồn và các thành phần làm khô khác có ảnh hưởng đặc biệt xấu đến tình trạng của da. Chúng làm da mất nước và phá vỡ lớp màng lipid.

Một số người đam mê việc làm sạch da mặt quá mức bằng các loại tẩy tế bào chết dạng hạt, chúng có thể mài mòn da và khiến da khô hơn, nhạy cảm hơn. Rửa mặt thường xuyên với xà phòng hoặc nước nóng cũng là một thói quen tệ hại, có thể làm hỏng hàng rào bảo vệ tự nhiên trên da, khiến da bị khô dần.

Đọc thêm: Dùng gì để hết khô da vào mùa đông?

2.2. Các nguyên nhân bên trong

1/ Da khô do lão hóa tự nhiên

Theo tuổi tác, hoạt động của tuyến bã nhờn, cường độ quá trình trao đổi chất và vi tuần hoàn máu giảm dần, lượng axit hyaluronic giảm dần dẫn tới khô da

Trạng thái của da có thể thay đổi rõ ràng theo tuổi tác, càng lớn tuổi làn da càng lão hóa về mọi mặt, trong đó có tình trạng khô da.

Có tới 75% những người trên 70 tuổi bị khô da, dẫn đến hình thành các vết nứt nhỏ. Da khô khi già đi được giải thích là do quá trình loạn dưỡng không tự nhiên xảy ra trên da và sự giảm mức độ hormone sinh dục có trách nhiệm kích thích các tuyến bã nhờn.

2/ Do vấn đề di truyền 

Làn da của mỗi người chịu ảnh hưởng rất lớn bởi gen di truyền. Nếu như cha, mẹ hoặc ông, bà của bạn có làn da khô thì rất có thể bạn cũng nhận được đặc điểm di truyền này.

3/ Da khô khi mang thai

Khi mang thai, nhiều cơ quan trải qua những thay đổi, làn da cũng không ngoại lệ. Trung bình 89% phụ nữ trong thời kỳ mang thai có sự thay đổi về nền nội tiết, biểu hiện bằng sự giảm hình thành nội tiết tố nữ estrogen dẫn đến giảm bài tiết của tuyến bã nhờn nên làn da không ngậm nước vừa đủ.

Nồng độ progesterone cũng giảm, do đó làm giảm độ đàn hồi của da và bong tróc da. Thời kỳ mang thai được đặc trưng bởi sự phát triển có thể có của bệnh suy giáp, đặc trưng là tóc, móng tay mỏng manh và da khô.

Đọc thêm: Cách dưỡng ẩm da an toàn cho mẹ bầu

4/ Da khô do cơ thể thiếu chất

Cơ thể thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cũng ảnh hưởng xấu đến tình trạng của da. Các vitamin cần thiết cho làn da khỏe mạnh gồm vitamin C, E và nhóm B. Chúng đảm bảo hoạt động bình thường của tuyến bã nhờn, tăng khả năng miễn dịch tại chỗ và góp phần hình thành sự cân bằng nước-lipid tối ưu.

Da khô cũng có thể là do thiếu một số chất quan trọng khác như axit béo Omega -3, lutein và zeaxanthin, kẽm, astaxanthi, collagen. Để tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân này, bạn có thể đọc bài viết: Da khô thiếu chất gì, bổ sung thế nào cho đúng?

5/ Da khô do hút thuốc lá thường xuyên

Nicotine trong thuốc lá là thành phần nguy hại về mọi mặt, từ ung thư cho tới sức khỏe làn da. Nó có thể phá hủy axit hyaluronic, chất giữ lại chất lỏng trong các mô da và khiến da khô dần.

6/ Da khô do ảnh hưởng của một số loại thuốc

Sử dụng lâu dài một số loại thuốc, chẳng hạn như axit nicotinic, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm cholesterol có thể gây ra tác dụng phụ khô da.

7/ Da khô do dị ứng

Phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng là khác nhau ở mỗi người. Ở người lớn, bong tróc da có thể là một trong những dấu hiệu của khi tiếp xúc với phấn hoa, bụi, hóa chất gia dụng và lông vật nuôi. Ngoài bong tróc, ngứa, cảm giác nóng, kích ứng, nhiều người còn thấy hiện tượng phát ban đỏ trên da ở các mức độ khác nhau.

8/ Da khô do bệnh lý

Da khô có thể là biểu hiện phản ánh các vấn đề sức khỏe như:

  • Các bệnh về da: dị ứng, viêm da, vẩy nến, nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
  • Các bệnh, đặc biệt là hệ thống nội tiết và thần kinh [suy giáp, tiểu đường], các cơ quan tiêu hóa làm rối loạn hoạt động của các tuyến bã nhờn và sự hấp thụ các chất dinh dưỡng;
  • Suy giảm chức năng thận.
  • Sốt cao kéo dài có thể gây mất nước nghiêm trọng cũng có thể gây khô da.

3. Lưu ý khi chăm sóc da khô hằng ngày

Da khô cần được chăm sóc cẩn thận và thường xuyên, bao gồm các điều sau:

✔ Kem dưỡng ẩm là “lớp áo giáp” không thể thiếu được để ngăn chặn làn da bị bong tróc, do vậy hãy lựa chọn các sản phẩm mang lại cơ chế dưỡng ẩm đầy đủ và tối ưu của bảng thành phần gồm: khoá ẩm + giữ ẩm + làm mềm da. Bạn nên chọn kem dưỡng ẩm có thành phần là các axit béo [linoleic, linolenic, oleic] và dầu tự nhiên [hoa anh thảo, hạnh nhân, bơ hạt mỡ, ô liu].

✔ Với việc làm sạch da hằng ngày, bạn nên chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa hạt, hạn chế tẩy tế bào chết [nên thực hiện cách tuần]. Bạn cũng không nên dùng khăn để chà xát da mặt.

✔ Các loại mỹ phẩm chăm sóc da nói chung không nên chứa cồn và hương liệu, dầu khoáng. Đối với kem dưỡng da mặt tốt phải có kết cấu dễ chịu, dễ hấp thụ mà không gây bết dính, không làm tắc lỗ chân lông. Nó không nên có mùi nồng hắc. Đọc thêm: Da khô nên dùng mỹ phẩm có AHA hay BHA?

✔ Giảm thiểu [hay nói đúng hơn là loại bỏ] ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài: bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời [sử dụng các sản phẩm bảo vệ có SPF], sử dụng kem dưỡng ẩm trước khi ra ngoài [đặc biệt trong thời tiết hanh khô], sử dụng máy tạo ẩm duy trì độ ẩm ở mức không thấp hơn 65-70%.

✔ Bù lại lượng nước thiếu hụt, tiêu thụ đủ và kịp thời [2 lít mỗi ngày], đặc biệt khi thời tiết nắng nóng.

✔ Đưa các loại thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng và vitamin A, B, C, E vào khẩu phần ăn như: các loại hạt, các loại đậu, gan bò, trứng, bông cải xanh, cá, trứng, gan, cà rốt, cà chua, rau cải xanh…

✔ Bỏ thuốc lá, giảm thiểu tiêu thụ caffeine và rượu.

Kết luận

Nhìn chung, tình trạng da khô có thể biểu hiện toàn thân hoặc chỉ trên một vùng da nhất định của cơ thể. Việc xem xét với các dấu hiệu đi kèm có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây khô da là gì. Thực tế, da khô không phải là vấn đề quá khó chịu, bạn hoàn toàn có thể cải thiện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó việc duy trì thói quen chăm sóc da khoa học là cực kỳ quan trọng. Nếu da khô trầm trọng hoặc bạn quá lo lắng về nó, hãy tới bác sĩ da liễu để được kiểm tra và chẩn đoán rõ ràng.

Kem dưỡng ẩm Esunvy – giải cứu làn da bong tróc

Kem dưỡng ẩm Esunvy sở hữu bảng thành phần dưỡng ẩm chuyên sâu mang lại cơ chế dưỡng ẩm đầy đủ và tối ưu. Phù hợp dưỡng ẩm cho mọi loại da, đặc biệt là da khô, nứt nẻ vào mùa đông, ở tất cả các vị trí cần được dưỡng ẩm: mặt, tay,…

Trong đó:

  • Dầu hoa anh thảo [Evening Primrose Oil]: Thành phần khóa ẩm [Occlusive] quan trọng, giúp củng cố lớp hàng rào bảo vệ da, chống viêm và duy trì độ mềm mại và đàn hồi của da, giảm tác động của quá trình lão hóa, ngăn ngừa mụn trứng cá.
  • Glycerin: Chất giữ ẩm [Humectant] điển hình, giúp kéo nước từ không khí vào lớp ngoài của da đến tầng da sâu hơn. Cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ da. Chống lại các chất gây kích ứng da, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
  • Cetyl Palmitate: Thành phần khóa ẩm [Occlusive] giúp không cho độ ẩm có sẵn thoát ra ngoài và giữ cho da mềm mượt.
  • Nhóm thành phần làm mềm da [Emollient]: [Glyceryl Stearate, Glyceryl Oleate, Dicaprylyl carbonate, Cetyl Alcohol,…] Tăng cường độ ẩm cho da và giúp da có độ mềm mịn hơn.

Công dụng:

  • Tăng cường và cân bằng độ ẩm, duy trì độ đàn hồi cho da.
  • Bảo vệ và nuôi dưỡng da mềm mịn
  • Ngăn ngừa lão hoá da.
  • Phục hồi da sau thương tổn.

Còn gì đáng trông đợi hơn ở một tuýp kem dưỡng ẩm lợi hại như vậy!

Xem chi tiết thông tin sản phẩm hoặc đặt mua TẠI ĐÂY

Chủ Đề