Đánh bóng lư đồng ở đâu

Cơ sở sở dánh lư đồng của ông Tiến năm trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TPCHM

Dịp tết, mỗi ngày ông tiếp nhận và đánh bóng hàng chục bộ lư đồng
"Có trường hợp đánh xong gia chủ không nhận vì nói mình tráo hàng do nó bóng và đẹp quá, phải gọi điện kêu người nhà ra nhìn hàng", ông Tiến kể.
Nhiều bộ khi mang đến chỗ ông thì rất cũ kỹ

Theo truyền thống dân tộc Việt Nam, ngày Tết không chỉ mang ý nghĩa sum họp gia đình mà đây còn là dịp để tưởng nhớ những người thân đã khuất. Mỗi dịp Tết các gia đình đều chuẩn bị một bàn thờ gia tiên với đầy đủ những món ăn truyền thống đầy ý nghĩa. Ngoài đồ ăn, trên bàn thờ không thể thiếu bộ lư đồng để phục vụ việc thờ cúng. Do vậy, lư đồng có ý nghĩa quan trọng dịp Tết và là phong tục truyền đời của người Việt. 

Từ xưa, các bộ lư đồng để trên bàn thờ luôn được điêu khắc một cách hết sức tỉ mỉ và công phu. Theo các nghệ nhân chế tác đồng, lư là một trong những sản phẩm đòi hỏi một người nghệ nhân cao tay và lương thiện.

Nếu so với các sản phẩm đồng khác, khi bị lỗi thì dễ dàng hàn, đánh bóng để sửa chữa thì việc sửa lư khó gấp nhiều lần. Người làm lư cũng cần có cái tâm vì lư được xem là một trong những sảm phẩm mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Ngày xưa, mọi sản phẩm lư đều được chế tác thủ công nên tinh xảo và độc đáo hơn bây giờ.

Ông Tiến tâm niệm làm nghề bằng cái tâm để bản thân được vui và khách cũng hài lòng. "Đồ thờ cúng, tâm linh, không đùa được đâu!", công Tiến nói suy nghĩ của bản thân về nghề.

Đặc tính của đồng dễ bị phai màu, xỉn màu theo thời gian nên người dân hàng năm đều phải đánh bóng lại bộ lư của mình. Việc đánh bóng lư đồng cũng cần phải có kinh nghiệm, nếu không đồng dễ bị phai màu, hư hỏng lư và từ đó nghề đánh lư đồng ra đời.

Những bộ lư lâu năm không đánh thì phải xử lý tẩy rửa nhiều bước
Sau khi tẩy các mảng bám, hàng đồng được mang rửa nước
Đồ đồng để lâu không tẩy đánh có màu đậm, không sáng

Ở Sài Gòn nghề đánh lư đồng một thời cũng từng là nghề thu hút hàng trăm nghệ nhân tham gia nhưng giờ cũng còn khá ít người giữ nghề. Một trong số đó là ông Trần Thành Tiến [61 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM]. Ông Tiến cho biết làm nghề đánh bóng lư đồng không chỉ mưu sinh mà nó còn là cái nghiệp, cái đam mê.

Việc ông Tiến đến với nghề đánh lư đồng cũng khá bất ngờ và ít ai trong gia đình nghĩ ông sẽ theo nghề này hơn 20 năm qua. Thời điểm đó, trong một lần cùng gia đình mang lư đồng để đánh bóng, ông đứng xem và thấy thích thú với việc đánh lư nên quyết tâm theo học. Trải qua gần 1 năm và gần chục bộ lư đồng bị hư do lỗi đánh bóng, ông Tiến đã thành thạo nghề đánh bóng và theo đuổi đến bây giờ.

Thời điểm đó, rất ít người đánh bóng lư đồng nhưng chưa ai biết ông nên cửa hàng của ông lúc nào cũng vắng khách. Thời gian trôi qua, khoảng 3 năm sau thì cửa hàng ông đông kín khách đặt đánh bóng lư đồng vì ông có kỹ thuật đánh lư khá đẹp mặt, ít nơi nào làm được. Nhờ vậy, ông nổi tiếng trong giới đánh lư đồng và nhiều người gọi ông là người có bàn tay "phù thủy", đụng tới đâu đẹp tới đó.

Mỗi dịp cuối năm, ông Tiến thường mở cửa hàng tại đường Đinh Tiên Hoàng [quận 1] để đánh bóng lư đồng. Ông bắt đầu công việc dịp Tết vào khoảng đầu tháng Chạp và kết thúc vào trước đêm giao thừa với hàng trăm bộ lư và thu nhập hàng trăm triệu đồng.

"Kiếm tiền thì ai cũng ham vì giờ làm một ngày bằng 10 ngày bình thường nhưng không phải vì tham tiền mà làm ẩu, làm lấy số lượng, lư là một vật phẩm thiêng liêng nên phải cẩn trọng trong từng bước đánh bóng", ông Tiến nhấn mạnh. 

Mỗi dịp cuối năm, ông Tiến thường mở cửa hàng tại đường Đinh Tiên Hoàng [quận 1] để đánh bóng lư đồng.
Tùy kích thước và yêu cầu của khách mà mỗi bộ lư đồng ông Tiến lấy tiền công khác nhau, dao động từ 100.000 - 500.000 đồng.
Từ sau Rằm tháng Chạp, một ngày ông đánh khoảng 30 bộ.

Tuy vậy, nhiều gia đình sẵn sàng thưởng thêm cho ông Tiến mỗi khi nhận lại bộ lư đẹp như mới của mình.

Nhìn khách vui vẻ nhận lại bộ lư, ông Tiến cũng hạnh phúc và lấy đó làm động lực làm hơn 20 năm qua. 

Một bộ lư đồng trước khi được giao cho khách thường trải qua 4 công đoạn. Đầu tiên là rửa sạch bụi nhang, phơi khô rồi mới cà máy để đánh bật vết xỉn màu. Tiếp đó mới chà mạnh bằng bột tẩy và phơi khô. Công đoạn nào cũng cần phải có kinh nghiệm và kỹ xảo riêng để lư đồng có độ bền sau khi được đánh bóng.

Rửa nước cho sạch mảng bám
Đánh bóng bằng bánh vải jean và lơ
Lau thêm một lần bột năng

Theo ông Tiến, lư đồng không chỉ phục vụ nhu cầu thờ cúng mà nó còn có giá trị tinh thần rất lớn. Nhiều gia đình truyền nhau một bộ lư đồng từ đời này qua đời khác. Nhiều bộ lư đồng có giá trị hàng trăm triệu nên phải trân quý lư khi đánh bóng. "Nếu mình không yêu lư của khách như lư của mình thì khó giữ nghề này", ông Tiến nói thêm.

Đệ nhất cao thủ đánh bóng lư đồng Sài Gòn

Cũng theo ông Tiến, nghề đánh bóng lư đồng dễ dàng kiếm thêm thu nhập nhưng cũng nhiều may rủi. Mặt khác, việc dùng tay tiếp xúc với nhiều bột tẩy rửa khi đánh lư cũng dễ bị ăn da tay hoặc gây hại cho phổi khi hít phải. Nhiều người thắc mắc sao ông không mang bao tay khi đánh bóng lư thì ông chỉ trả lời ngắn gọn "mang bao thì làm không kỹ, không đẹp". 

Phạm Nguyễn - Xuân Hinh

24/01/2020

Với cách này, chỉ cần dùng khăn sạch nhúng vào giấm ăn, sau đó chà mạnh lên lư đồng. Khi đã đánh bóng hết các bề mặt cũng như phần chân của lư đồng, dùng nước ấm rửa lại và dùng khăn để lau khô.

Bạn có thể dùng muối hạt cho vào nước đun sôi, sau đó cho một chút giấm ăn và dùng khăn sạch hoặc miếng rửa bát nhúng vào hỗn hợp trên và chà mạnh lên bề mặt lư đồng. Sau khi chà xong bạn nên rửa lư lại bằng nước ấm và lau khô.

Bạn vắt chanh lấy nước cho vào khăn sạch hoặc miếng rửa bát, chà trực tiếp lên lư đồng. Sau khi chà xong các bề mặt, thì dùng nước ấm rửa lại và lau khô. Nước chanh sẽ đánh bật các vết bẩn và giúp lư đồng sáng bóng trở lại.

Dùng mật ong hoặc nước sốt cà chua thoa đều lên bề mặt lư đồng, sau đó dùng khăn sạch chà mạnh. Cuối cùng, bạn rửa lại thật sạch bằng nước ấm hoặc nước lạnh và lau khô.

Dùng hỗn hợp bột mì đa dụng [1 muỗng], muối [2 muỗng], giấm [3 muỗng] sau đó trộn đều. Bạn dùng hỗn hợp này xoa đều lên bề mặt lư đồng. Để vài phút và rửa sạch lại bằng nước ấm, lư đồng sẽ sáng bóng như mới.

Với những gia đình ở nông thôn, đun nấu bằng rơm rạ thì có thể dùng tro bếp để chà đồ đồng. Hãy pha 1 ít tro bếp [nhuyễn] với nước rồi dùng khăn nhúng chà mạnh lên đồ đồng. Sau đó lau lại bằng nước ấm để làm sạch tro bếp bám trên đồ đồng.

Thông thường người thực hiện thao tác lau lư đồng phải là người trong nhà, không phải là phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt hoặc người đang bị thương. Ngoài ra, khi thực hiện thao tác đánh bóng lư bạn nên tắm rửa thật sạch sẽ.

Tháo rời lư đồng và chân nến ra thành từng bộ phận nhỏ nếu có thể. Dùng khăn sạch, lưu ý là khăn mới hoặc khăn dùng riêng cho bàn thờ để lau sạch hết bụi bẩn trên lư đồng.

Với những mảng sáp đèn trên chân nến thì dùng tay khựi ra hoặc để làm sạch dễ hơn bạn dùng máy sấy tóc sấy nóng cho sáp mềm, chảy ra, lúc này chỉ cần lấy khăn lau nhẹ là sạch.

Đối với những bộ lư đồng xỉn màu ít bạn nên dùng nước xà phòng để lau chùi. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha loãng giấm với nước rồi ngâm lư đồng qua đêm. Đến sáng dùng khăn sạch lau lại là lư đồng sẽ sáng hơn rất nhiều.

Cuối cùng dùng mật ong thoa lên lư đồng rồi lấy khăn sạch lau lại lần nữa để giữ độ bóng của lư. Ngoài ra có thể dùng hộp cana [hộp đánh bóng xe] để thực hiện ở bước cuối cùng này vẫn được.

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm khăn lau đang bán chạy nhất tại Điện máy XANH:

Khăn lau tay BHX CEN2 43 x 22.5 cm

Còn hàng19.273₫39.273₫[-50%]Xem chi tiết

Khăn lau tay Latka KH952 50 x 33 cm

Còn hàng16.000₫33.000₫[-51%]Xem chi tiết

Khăn lau tay Latka KH958 48 x 14 cm

Còn hàng18.291₫38.291₫[-52%]Xem chi tiết

Khăn lau tay Latka KH958 50 x 30 cm

Còn hàng10.000₫20.000₫[-50%]Xem chi tiết

  • Chai lọ bằng thủy tinh: cho một ít cát mịn hoặc vỏ trứng gà, vịt bóp nát vào chai lọ, lắc mạnh tay, sau đó rửa bằng nước sạch sẽ làm chai lọ sáng đẹp như mới.
  • Ấm trà, ly, chén bị ố vàng: dùng tro bếp, thêm chút nước, lấy khăn mềm chùi qua sẽ làm sạch được vết ố vàng ngay. Ngoài ra, có thể dùng kem đánh răng để tẩy vết ố vàng của ly, chén,...
  • Gạch bông bị vàng ố: trước tiên, bạn rửa qua với xà phòng, làm sạch với khăn, sau đó cho lên mặt gạch ít muối. Tiếp đó, đổ lên gạch nước giấm nóng, để một vài phút thì lau lại với khăn sẽ làm hết vết ố.
  • Rêu dính lên nền gạch: trộn vôi với nước, dung dịch đặc đặc như cháo, bạn dùng chổi quét dung dịch này lên vị trí rêu bám trên nền gạch, để qua đêm, khi lớp rêu bong ra thì dùng bàn chải chà sạch.

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm bàn chải đang bán chạy nhất tại Điện máy XANH:

Cọ chà sàn nhựa Tự Lập TL1123 Xanh

Còn hàng9.000₫18.000₫[-50%]Xem chi tiết

  • Bóng đèn bằng thủy tinh bị hun khói đen: lấy một miếng vải thấm chút giấm nóng chùi qua bóng đèn sẽ hết vết khói đen. Hoặc thoa ít nước vôi lên bóng đèn, để khô sau đó lấy vải lau lên cũng làm sạch được bóng đèn.
  • Cửa kính thủy tinh, gương bị bẩn: cắt khoai tây thành khoanh dày, chà lên mặt kính, mặt gương, tiếp đó lấy giấy báo vò nát lau chùi sẽ làm cửa kính, gương sáng đẹp như cũ.

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm găng tay cao su đang bán chạy nhất tại Điện máy XANH để việc dọn dẹp dễ dàng hơn:

 Xem thêm: 

Dọn dẹp nhà cửa và đồ dùng sạch sẽ, tươi mới cũng giống như xua tan cái xui xẻo của năm cũ để đón những điều may mắn trong năm mới. Vì thế, hãy dọn dẹp, lau chùi đồ đạc để đón Tết bạn nhé!

Nguồn tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề