Đánh giá các dạng bài tập lý 10 học kì 1

Sau khi học hết học kì 1 chương trình Vật lý 10, các bạn sẽ phải làm một đề thi học kì 1 để tổng kết lại kết quả đạt được sau một kì học. Trong đề thi sẽ bao gồm toàn bộ kiến thức Vật lý các bạn được học trong chương trình Vật lý 10. Do đó, để bổ trợ cho các bạn trong quá trình học tập và ôn luyện. Chúng tôi có tổng hợp 10 đề thi học kì 1 Vật lý 10 năm 2020 – 2021. Mời các bạn tham khảo bên dưới.

Mục lục

Tổng quan chương trình Vật lí 10 học kì 1.

Học kì 1 Vật lý 10 các bạn sẽ được học với một nửa chương trình học Vật lý 10. Nó bao gồm những nội dung sau:

  • Động học chất điểm
  • Động lực học chất điểm
  • Cân bằng và chuyển động của vật rắn
  • Các định luật bảo toàn.

Đây là bốn chương đầu các bạn cần học và ôn tập chuẩn bị cho đề thi học kì 1 Vật lí 10. Trong đề thi học kì 1, sẽ bao gồm toàn bộ những câu hỏi bài tập liên quan đến bốn nội dung trên. Do đó, các bạn cần học và ôn tập thật kĩ lưỡng để đạt điểm cao trong kì thi.

Phương pháp học tập hiệu quả.

Để đạt điểm cao đối với môn Vật lí nói riêng và các môn khác nói chung. Các bạn cần có phương pháp học cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:  Bộ Đề Kiểm Tra Giữa Học Kỳ 1 Vật Lí 10 Năm 2021-2022 Có Đáp Án

Đối với môn Vật lí, để nắm chắc kiến thức thì sau mỗi bài học thầy cô dạy trên lớp, các bạn cần ôn luyện thêm những dạng bài tập liên quan đến nội dung học trên lớp. Như vậy, “lý thuyết đi đôi với thực hành” sẽ giúp các bạn nhớ kiến thức rất nhanh. Đặc biệt là công thức tính toán và phương pháp giải mỗi dạng bài.

Sau đó, các bạn phải ôn tập dưới dạng đề. Hãy làm thật kĩ những đề thi học kì 1 Vật lí 10 được chúng tôi tổng hợp bên dưới. Điểm cao hay thấp sẽ do sự chăm chỉ các bạn.

Bộ 100 Đề thi Vật lí lớp 10 năm học 2022 - 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Vật lí 10.

Mục lục Đề thi Vật lí lớp 10 năm 2022 - 2023 mới nhất

- Đề thi Vật Lí 10 Giữa kì 1

- Đề thi Vật Lí 10 Học kì 1

- Đề thi Vật Lí 10 Giữa kì 1

- Đề thi Vật Lí 10 Học kì 1

- Đề thi Vật Lí 10 Giữa kì 1

- Đề thi Vật Lí 10 Học kì 1

Lưu trữ: Đề thi Vật lí lớp 10 sách cũ

Đề thi Giữa kì 1 Vật lí 10

Đề thi Học kì 1 Vật lí 10

Đề thi Giữa kì 2 Vật lí 10

Đề thi Học kì 2 Vật lí 10

Lời giải bài tập môn Vật Lí 10 sách mới:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Vật Lí lớp 10

Thời gian làm bài: phút

[Đề thi số 1]

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Trong chuyển động thẳng đều

 A. quãng đường đi tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

 B. tọa độ x không phụ thuộc vào cách chọn gốc toạ độ.

 C. quãng đường đi được không phụ thuộc vào vận tốc v.

 D. quãng đường đi được s phụ thuộc vào mốc thời gian.

Câu 2: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, véctơ gia tốc có tính chất nào sau đây

Câu 3: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều:

Câu 4: Công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên theo phương thẳng đứng và độ cao cực đại đạt được là:

Câu 5: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t; [x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ]. Toạ độ ban đầu và vận tốc chuyển động của chất điểm là

 A. 0 km và 60 km/h

 B. 0 km và 5 km/h

 C. 5 km và 5 km/h

 D. 5 km và 60 km/h

Câu 6: Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau:

 A. Tốc độ góc không đổi

 B. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm

 C. Vectơ vận tốc không đổi

 D. Quỹ đạo là đường tròn.

Câu 7: Một ô tô chạy trên đường thẳng. Ở 1/3 đoạn đầu của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 40 km/h, ở 2/3 đoạn sau của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 60 km/h. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là

 A. 120/7 km/h.

 B. 360/7 km/h.

 C. 55 km/h.

 D. 50 km/h.

Câu 8: Một ca nô đi trong mặt nước yên lặng với vận tốc 16 m/s, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 2 m/s. Góc giữa vectơ vận tốc của ca nô đi trong nước yên lặng và vectơ vận tốc của dòng nước là α [0 < α < 180°]. Độ lớn vận tốc của ca nô so với bờ có thể là

 A. 20 m/s.

 B. 2 m/s.

 C. 14 m/s.

 D. 16 m/s.

Câu 9: Chọn câu đúng trong các câu sau:

 A. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng đều.

 B. Vật càng nặng gia tốc rơi tự do càng lớn.

 C. Gia tốc rơi tự do thay đổi theo độ cao và vĩ độ địa lý.

 D. Trong chân không viên bi sắt rơi nhanh hơn viên bi ve có cùng kích thước

Câu 10: Trong các đồ thị sau đây, đồ thị nào có dạng của vật chuyển động thẳng đều?

 A. Đồ thị a

 B. Đồ thị b và d

 C. Đồ thị a và c

 D. Các đồ thị a, b và c đều đúng.

Câu 11: Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều:

Câu 12: Chọn câu sai

Một vật chuyển động tròn đều

 A. Quay một vòng mất thời gian là một chu kỳ.

 B. Số vòng quay trong một chu kỳ gọi là tần số.

 C. Tốc độ góc luôn không đổi.

 D. Tốc dài luôn không đổi.

Phần II: Tự luận

Câu 1 [2 điểm]: Kim giờ của một đồng hồ dài bằng 3/4 kim phút. Tìm tỉ số giữa tốc độ dài của đầu mút hai kim.

Câu 2 [2 điểm]: Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14km/h so với mặt nước. Nước chảy với tốc độ 9km/h so với bờ. Một em bé đi từ đầu thuyền đến cuối thuyền với vận tốc 6km/h so với thuyền. Hỏi với vận tốc của em bé so với bờ?

Câu 3 [2 điểm]: Một viên đạn pháo nổ ở độ cao 100m thành 2 mảnh: mảnh A có vận tốc v1 = 60 m/s hướng thẳng đứng lên trên và mảnh B có vận tốc v2 = 40m/s hướng thẳng đứng xuống dưới. Tính khoảng cách giữa 2 mảnh đó sau 0,5 s kể từ lúc đạn nổ.

Đáp án & Hướng dẫn giải

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Chọn A.

Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc không thay đổi theo thời gian nên quãng đường đi được của vật được xác định bằng công thức: s = v.t

Do đó quãng đường đi tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

Câu 2: Chọn D.

Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, véctơ gia tốc

Câu 3: Chọn B.

Công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều:

Câu 4: Chọn B.

Khi ném vật lên theo phương thẳng đứng, vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc a = -g [chọn chiều dương hướng lên].

Gốc thời gian là lúc ném vật với vận tốc v0.

Vật lên cao cực đại khi vận tốc của vật v = 0.

Áp dụng công thức độc lập ta có: v2 – v02 = 2.a.s

Thay v = 0, a = -g ta suy ra v02 = 2gh.

Câu 5: Chọn D.

Từ phương trình tổng quát của chuyển động thẳng đều: x = x0 + v0.t

Suy ra x0 = 5 km và v0 = 60 km/h.

Câu 6: Chọn C.

Chuyển động tròn đều có quỹ đạo là đường tròn và tốc độ góc không đổi. Vectơ vận tốc có chiều luôn thay đổi nhưng độ lớn không thay đổi theo thời gian.

Câu 7: Chọn B.

Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là:

Trong đó: t1 là thời gian ô tô đi hết 1/3 đoạn đường đầu:

t2 là thời gian ô tô đi đoạn đường còn lại:

Câu 8: Chọn D.

Vận tốc của ca nô so với bờ lớn nhất khi α = 0 => vmax = 16 + 2 = 18 m/s;

và nhỏ nhất khi α = 180° ⟹ vmin = 16 – 2 = 14 m/s

Do vậy khi 0 < α < 180° thì 14 m/s < v < 18 m/s => v = 16 m/s là giá trị có thể có của độ lớn vận tốc ca nô so với bờ.

Câu 9: Chọn C.

Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Gia tốc rơi tự do không phụ thuộc khối lượng của vật, chỉ phụ thuộc vĩ độ địa lí, độ cao và cấu trúc địa chất nơi đo nó nên ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc.

Câu 10: Chọn D.

Trong chuyển động thẳng đêu, vận tốc v không thay đổi về độ lớn, phương và chiều.

Trong đồ thị [v, t] đường biểu diễn là đường thẳng song song với trục Ot.

Trong đồ thị [x, t] đồ thị biểu diễn là đường thẳng có hệ số góc khác 0.

Do vậy các đồ thị a, b và c đều đúng.

Câu 11: Chọn D.

Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều:

Câu 12: Chọn B.

Số vòng quay trong một đơn vị thời gian gọi là tần số.

Phần II: Tự luận

Câu 1 [2 điểm]:

Xét khoảng thời gian 1 giờ thì kim phút quay được 1 vòng, kim giờ quay được 30° = π/6 rad.

Câu 2 [3 điểm]: Gọi thuyền là vật 1; nước là vật 2; bờ là vật 3, em bé là 4

Chọn chiều dương là chiều chuyển động ngược dòng của thuyền. Khi đó:

v12 = 14 km/h > 0; v23 = - 6km/h [vì ngược chiều dương]

Vận tốc của thuyền so với bờ: v13 = 14 + [-9] = 5km/h.

v41 = - 6km/h < 0 [vì em bé chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động của thuyền nên ngược chiều dương]

Vận tốc của em bé so với bờ: v43 = -6 + 5 = - 1 km/h < 0 nên em bé chuyển động theo chiều âm so với bờ [cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền].

Câu 3 [2 điểm]:

Chọn gốc tọa độ tại vị trí đạn nổ, chiều dương hướng thẳng lên trên và gốc thời gian là lúc đạn nổ. Phương trình chuyển động của 2 mảnh A và B là:

Khoảng cách H giữa 2 mảnh sau 0,5 s là : H = |yA – yB| = 100 . 0,5 = 50 m.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Vật Lí lớp 10

Thời gian làm bài: phút

[Đề thi số 1]

Câu 1: Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật chuyển động như một chất điểm ?

 A. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước.

 B. Chiếc ô tô trong bến xe.

 C. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.

 D. Giọt nước mưa lúc đang rơi.

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?

 A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

 B. Chuyển động nhanh dần đều.

 C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.

 D. Công thức tính vận tốc v = g.t2

Câu 3: Lò xo có chiều dài ℓ0 = 60cm và có độ cứng k0. Cắt lò xo thành hai lò xo có chiều dài ℓ1 = 20cm và ℓ2 = 40cm với độ cứng của hai lò xo này lần lượt là k1, k2. Phát biểu nào sau đây là đúng ?

 A. k0 = k1 = k2

 B. k0 > k1 > k2.

 C. k0 < k1 < k2.

 D. k0 < k2 < k1.

Câu 4: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?

 A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.

 B. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.

 C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng.

 D. Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.

Câu 5: Một hòn đá rơi tự do từ một điểm cách mặt đất 45m, tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Vận tốc của hoà đá ngay trước khi chạm đất là

 A. 20m/s

 B. 30m/s

 C. 45m/s

 D. 90m/s

Câu 6: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ

 A. trọng lượng của xe

 B. lực ma sát nhỏ.

 C. quán tính của xe.

 D. phản lực của mặt đường.

Câu 7: Một vật chuyển động tròn đều thì

 A. Cả tốc độ dài và gia tốc đều không đổi.

 B. Tốc độ dài của nó thay đổi, gia tốc không đôỉ

 C. Tốc độ dài của nó không đổi, gia tốc thay đổi.

 D. Cả tốc độ dài và gia tốc đều thay đổi.

Câu 8: Độ lớn F của hợp lực hợp với nhau góc α là:

Câu 9: Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh [hình vẽ]. Khi người ấy tác dụng một lực 50 N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển động. Lực cản của gỗ tác dụng vào đinh là

 A. 1000 N

 B. 500 N

 C. 2000 N

 D. 200 N

Câu 10: Một mẩu gỗ có khối lượng m = 250 g đặt trên sàn nhà nằm ngang. Người ta truyền cho nó một vận tốc tức thời v0 = 5 m/s. Tính thời gian để mẩu gỗ dừng lại và quãng đường nó đi được cho tới lúc đó. Hệ số ma sát trượt giữa mẩu gỗ và sàn nhà là µt = 0,25. Lấy g = 10 m/s2.

 A. 1 s, 5 m.

 B. 2 s, 5 m.

 C. 1 s, 8 m.

 D. 2 s, 8 m.

Câu 11: Một chiếc xe đua lượn vòng trên vòng tròn bán kính r . Nếu tốc độ dài của xe tăng gấp đôi và bán kính của vòng tròn giảm đi một nửa thì gia tốc hướng tâm của xe

 A. không đổi

 B. tăng 2 lần

 C. tăng 8 lần

 D. giảm 2 lần

Câu 12: Điều nào sau đây không đúng khi nói về chuyển động của vật ném ngang ?

 A. Quỹ đạo của chuyển động ném ngang là đường thẳng.

 B. Vectơ vận tốc tại mỗi điểm trùng với tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đó.

 C. Lực duy nhất tác dụng vào vật là trọng lực [bỏ qua sức cản của không khí].

 D. Tầm xa của vật phụ thuộc vào vận tốc ban đầu.

Câu 13: Điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế là

 A. vị trí trọng tâm không thay đổi

 B. giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế

 C. mặt chân đế của vật phải có diện tích đủ lớn

 D. kích thước của vật phải đủ lớn

Câu 14: Xe máy đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 72km/h. Bán kính bánh xe bằng 25cm. Gia tốc hướng tâm tại một điểm trên vành bánh xe bằng

 A. 400 m/s2

 B. 800 m/s2

 C. 160 m/s2

 D. 1600 m/s2

Câu 15: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến tính quán tính của vật ?

 A. khi áo có bụi ta giũ mạnh, áo sẽ sạch bụi.

 B. bút máy tắc mực, ta vẩy cho mực ra

 C. khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc

 D. khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước.

Câu 16: Phát biểu không đúng là

 A. Động lượng là một đại lượng vectơ.

 B. Xung của lực là một đại lượng vectơ.

 C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật.

 D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều là không đổi.

Câu 17: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất với g = 10m/s2, trong khoảng thời gian 0,5s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó bằng

 A. 5,0 kg.m/s.

 B. 10 kg.m/s.

 C. 4,9 kg.m/s.

 D. 0,5 kg.m/s.

Câu 18: Khối lượng súng là 4kg và của đạn là 25g. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800m/s. Vận tốc giật lùi của súng là

 A. 6m/s

 B. 7m/s

 C. 5m/s

 D. 12m/s

Câu 19: Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là

 A. lực của người kéo tác dụng vào mặt đất.

 B. lực của mà thùng hàng tác dụng vào người kéo.

 C. lực của người kéo tác dụng vào thùng hàng.

 D. lực mặt đất tác dụng vào bàn chân người kéo.

Câu 20: Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng như hình vẽ. Chuyển động thẳng nhanh dần đều là đoạn

 A. MN.

 B. NO.

 C. OP.

 D. PQ.

Câu 21: Một vật được ném ngang ở độ cao 45 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Thời gian vật rơi tới khi chạm đất là

 A. .

 B. 4,5 s.

 C. 9 s.

 D. 3 s.

Câu 22 Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi

 A. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không.

 B. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số.

 C. vật chuyển động với gia tốc không đổi.

 D. vật đứng yên.

Câu 23: Điều nào sau đây là sai khi nói về phép tổng hợp lực?

 A. Tổng hợp lực là phép thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như toàn bộ các lực ấy.

 B. Phép tổng hợp lực có thể thực hiện bằng quy tắc hình bình hành.

 C. Độ lớn của hợp lực luôn bằng tổng độ lớn của các lực thành phần.

 D. Về mặt toán học, phép tổng hợp lực thực chất là phép cộng tát cả các vectơ lực thành phần.

Câu 24: Lực ma sát trượt xuất hiện khi

 A. vật đặt trên mặt phẳng nghiêng

 B. vật bị biến dạng

 C. vật chịu tác dụng của ngoại lực nhưng nó vẫn đứng yên

 D. vật trượt trên bề mặt nhám của vật khác

Câu 25: Hai xe chạy ngược chiều đến gặp nhau, cùng khởi hành một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 120km. Vận tốc của xe đi từ A là 40 km/h, của xe đi từ B là 20 km/h. Phương trình chuyển động của hai xe khi chọn trục toạ độ 0x hướng từ A sang B, gốc là

 A. xA = 40t [km]; xB = 120 + 20t [km]

 B. xA = 40t [km]; xB = 120 – 20t [km]

 C. xA = 120 + 40t [km]; xB = 20t [km]

 D. xA = 120 – 40t [km]; xB = 20t [km]

Câu 26 Vòi vặn nước có hai tai vặn. Tác dụng của các tai này là gì?

 A. Tăng độ bền của đai ốc

 B. Tăng mômen của ngẫu lực

 C. Tăng mômen lực

 D. Đảm bảo mỹ thuật

Câu 27: Trong ba vật bằng sắt dưới đây, vật ở hình nào có cân bằng bền hơn cả ?

 A. Hình c

 B. Ba hình cân bằng như nhau

 C. Hình a

 D. Hình b

Câu 28: Trọng tâm của vật trùng với tâm hình học của nó khi nào?

 A. Vật có dạng hình học đối xứng.

 B. Vật có dạng là một khối cầu.

 C. Vật đồng tính, có dạng hình học đối xứng.

 D. Vật đồng tính.

Câu 29: Một vòng tròn có thể quay quanh trục đối xứng O. Khi có một lực tác dụng lên vòn tròn tại điểm K theo hướng được biểu diễn trên hình vẽ bên, thì giá trị của momen lực tính theo trục O của lực này bằng

 A. F.OK.

 B. F.KL.

 C. F.OL.

 D. F.KM.

Câu 30: Hình vẽ sau nêu sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ dãn của một lò xo.Độ dãn của lò xo khi lực đàn hồi bằng 25N là:

 A. 2cm.

 B. 2,5cm.

 C. 2,7cm.

 D. 2,8cm.

Câu 31: Khi nói về lực hấp dẫn giữa hai chất điểm, phát biểu nào sau đây sai?

 A. Lực hấp dẫn có phương trùng với đường thẳng nối hai chất điểm.

 B. Lực hấp dẫn có điểm đặt tại mỗi chất điểm.

 C. Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực trực đối.

 D. Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực cân bằng.

Câu 32: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính hành khách sẽ

 A. nghiêng sang phải.

 B. nghiêng sang trái.

 C. ngả người về phía sau.

 D. chúi người về phía trước.

Câu 33: Nếu bán kính của hai quả cầu đồng chất và khoảng cách giữa tâm của chúng cùng giảm đi 2 lần, thì lực hấp dẫn giữa chúng thay đổi như thế nào ?

 A. giảm 8 lần.

 B. giảm 16 lần.

 C. tăng 2 lần.

 D. không thay đổi.

Câu 34: Một chất điểm có trọng lượng P đặt trên mặt phẳng nghiêng góc α so với phương ngang. Áp lực của chất điểm lên mặt phẳng nghiêng là

 A. P.

 B. P sinα.

 C. P cosα

 D. 0.

Câu 35: Trong môn trượt tuyết, một vận động viên sau khi trượt trên đoạn đường dốc thì trượt ra khỏi dốc theo phương ngang ở độ cao 90 m so với mặt đất. Người đó bay xa được 180 m trước khi chạm đất. Hỏi tốc độ của vận động viên đó ngay trước khi chạm đất là bao nhiêu ? Lấy g = 9,8 m/s2.

 A. 45 m/s.

 B. 60 m/s.

 C. 42 m/s.

 D. 90 m/s.

Câu 36: Khối gỗ hình hộp hình chữ nhật có tiết diện thẳng là hình chữ nhật ABCD vơi AB = 20 cm, AD = 10 cm đặt trên mặt phẳng nghiêng góc α như hình vẽ. Giả thiết ma sát đủ lớn để không xảy ra sự trượt. Tìm α lớn nhất để khối hộp không bị lật.

 A. 63,4°.

 B. 30°.

 C. 60°.

 D. 26,6°.

Câu 37: Khi chế tạo các bộ phận bánh đà, bánh ôtô.... người ta phải cho trục quay đi qua trọng tâm vì

 A. chắc chắn, kiên cố.

 B. làm cho trục quay ít bị biến dạng.

 C. để làm cho chúng quay dễ dàng hơn.

 D. để dừng chúng nhanh khi cần.

Câu 38: Một xe có khối lượng 1600 kg chuyển động trên đường cua tròn có bán kính r = 100 m với vận tốc không đổi 72 km/h. Hỏi giá trị của hệ số ma sát giữa lốp xe và mặt đường ít nhất bằng bao nhiêu để xe không trượt. Lấy g = 10 m/s2.

 A. 0,35.

 B. 0,26.

 C. 0,33.

 D. 0,4.

Câu 39: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động biến đổi đều có dạng: x = 5 + 2t + 0,25t2 [x tính bằng m; t tính bằng giây]. Phương trình vận tốc của vật đó là [v đo bằng m/s]

 A. v = -2 + 0,5t.

 B. v = -2 + 0,25t.

 C. v = 2 + 0,5t.

 D. v = 2 + 0,25t.

Câu 40: Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 8 m, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Một người đi xe đạp trên vòng xiếc này, khối lượng cả xe và người là 80 kg. Lấy g = 9,8 m/s2, tính lực ép của xe lên vòng xiếc tại điểm cao nhất với vận tốc tại điểm này là v = 10 m/s.

 A. 164 N.

 B. 186 N.

 C. 254 N.

 D. 216 N..

Đáp án & Hướng dẫn giải

Câu 1: Chọn D.

Giọt nước mưa đang rơi có kích thước rất nhỏ so với quãng đường rơi nên được coi như một chất điểm.

Câu 2: Chọn D.

+ Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi tự do với cùng gia tốc g.

+ Công thức của sự rơi tự do:

Câu 3: Chọn D

Từ 1 lò xo cắt ra thì lò xo có chiều dài càng ngắn thì có độ cứng càng lớn → D đúng

Câu 4: Chọn C.

Định luật II Niu-tơn

Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật:

Câu 5: Chọn B

Vận tốc của hòn đá ngay trước khi chạm đất là:

Câu 6: Chọn C

Định luật I niu tơn => Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ quán tính của xe.

Câu 7: Chọn C

Tốc độ dài không đổi nhưng gia tốc của nó thay đổi về hướng [luôn hướng tâm], chỉ có độ lớn của gia tốc là không đổi.

Chú ý: Hướng của vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm

Câu 8: Chọn A.

Hai lực thành phần hợp nhau góc α bất kỳ thì hợp lực F tuân theo quy tắc hình bình hành

Câu 9: Chọn B

Gọi dF là cánh tay đòn của lực ; dc là cánh tay đòn của lực cản gỗ.

dF = 20 cm = 0,2 m

dc = 2 cm = 0,02 m.

Áp dụng quy tắc Momen lực:

Câu 10: Chọn B

Ta có Fms = µP = µmg →

Áp dụng công thức độc lập thời gian ta có:

Ta có v = vo + at → Thời gian mẫu gỗ chuyển động:

Câu 11: Chọn C.

Câu 12: Chọn A

Quỹ đạo chuyển động của một vật được ném theo phương ngang là một đường Parabol có phương trình là

Câu 13: Chọn B

Điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế là đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật gặp mặt chân đế → Giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế

Câu 14: Chọn D.

Ta có: v = 72 km/h = 20 m/s

Vận tốc xe máy chuyển động [không trượt] chính là tốc độ dài tại một điểm trên vành bánh xe.

Câu 15: Chọn C

Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn → khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc không liên quan đến quán tính

Câu 16: Chọn D.

Trong chuyển động tròn đều tuy vận tốc có độ lớn không đổi nhưng phương chiều luôn thay đổi nên động lượng luôn thay đổi về phương và chiều.

Câu 17: Chọn B

Theo mối liên hệ giữa động lượng và xung lượng của lực:

Lực ở đây chính là trọng lực

Vậy ta được độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian 0,5s là

Câu 18: Chọn C

Áp dụng công thức bảo toàn động lượng cho hệ kín [súng + đạn] khi bắn

Phương trình bảo toàn véctơ động lượng cho hệ:

Độ lớn vận tốc giật lùi của súng là:

Câu 19: Chọn D.

Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là lực mặt đất tác dụng vào bàn chân người kéo.

Câu 20: Chọn D

Đoạn MN vật chuyển động đều.

Đoạn NO vật chuyển động chậm dần đều.

Đoạn OP vật chuyển động đều.

Đoạn PQ vật chuyển động nhanh dần đều.

Câu 21: Chọn D

Thời gian vật rơi tới khi chạm đất là:

Câu 22: Chọn A

Các lực tác dụng lên một vật là cân bằng khi hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không.

Câu 23: Chọn C

Phát biểu: “Độ lớn của hợp lực luôn bằng tổng độ lớn của các lực thành phần” là sai. Vì:

Hợp lực của nhiều lực được xác định theo qui tắc của hình bình hành, chỉ có trường hợp các lực thành phần đều cùng phương, cùng chiều với nhau thì C mới xảy ra.

Câu 24: Chọn D

Lực ma sát trượt

Điều kiện xuất hiện: Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên mặt một vật khác và có tác dụng cản trở lại chuyển động trượt của vật.

Đặc điểm của lực ma sát trượt:

+ Gốc: trên vật chuyển động trượt [chỗ tiếp xúc].

+ Phương: song song [tiếp tuyến] với mặt tiếp xúc.

Câu 25: Chọn B

Chọn gốc tọa độ tại A : xo1 = 0, xo2 = 120 km

Chọn gốc thời gian lúc 2 xe cùng xuất phát.

Chiều dương hướng từ A sang B : vA = 40 km/h, vB = -20 km/h

Phương trình chuyển động của 2 xe:

Câu 26: Chọn B

Tác dụng của chai tai vặn là tạo ra hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực.

Câu 27: Chọn D

Hình b cân bằng bền hơn các hình khác do có trọng tâm ở vị trí thấp hơn và có diện tích mặt chân đế lớn hơn.

Câu 28: Chọn C

Trọng tâm của vật trùng với tâm hình học của nó khi vật đồng tính, có dạng hình học đối xứng

Câu 29: Chọn C.

Ta thấy giá của lực vuông góc với OL tại L nên giá trị của momen lực tính theo trục O của lực này bằng: MF/O = F.OL

Câu 30: Chọn A

Đồ thị suy ra:

Câu 31: Chọn D.

Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng

Trong đó: gọi là hằng số hấp dẫn.

Phạm vị áp dụng định luật:

- Khoảng cách giữa các vật rất lớn so với khoảng cách giữa chúng [chất điểm].

- Các vật đồng chất hình cầu. Khi đó r là khoảng cách giữa hai tâm.

nên lực hấp dẫn giữa hai chất điểm có cùng phương trùng với đường thẳng nối hai chất điểm, là cặp lực trực đối.

Câu 32: Chọn B

Theo quán tính vật có xu hướng giữ nguyên chuyển động nên người nghiêng sang trái.

Câu 33: Chọn B

Ban đầu lực hấp dẫn giữa hai vật là

Khi bán kính của hai quả cầu và khoảng cách giữa chúng giảm 2 lần thì có:

- Thể tích quả cầu đồng chất

=> R' = r/2 => V' = V/8 => m' = m/8 và r' = r/2

=> Lực hấp dẫn giữa hai vật : => lực hấp dẫn bị giảm 16 lần.

Câu 34: Chọn C

Phân tích theo phương song song và vuông góc với mặt phẳng nghiêng.

Dễ dàng tính được áp lực lên mặt phẳng nghiêng F2 = P cosα

Câu 35: Chọn B

Tầm bay xa của vận động viên là:

Phương trình vận tốc

Tốc độ của vận động viên ngay trước khi chạm đất là:

Câu 36: Chọn D

Để khối gỗ không bị lật thì giá của trọng lực phải rơi trên mặt chân đế BC. Khi khối gỗ bắt đầu lật thì có giá đi qua C như hình vẽ:

Từ hình vẽ ta có:

Câu 37: Chọn B

Để hạn chế trục quay bị biến dạng do momen lực gây ra, khi chế tạo các bộ phận bánh đà, bánh ôtô.... người ta phải cho trục quay đi qua trọng tâm.

Câu 38: Chọn D

Đổi 72 km/h = 20 m/s.

Xe chuyển động tròn đều nên đóng vai trò là lực hướng tâm.

Để xe không trượt trên đường thì:

Câu 39: Chọn C.

Ta có phương trình chuyển động của một vật chuyển động biến đổi đều là:

Phương trình vận tốc của vật là: v = v0 + at = 2 + 0,5t

Câu 40: Chọn D

Tại điểm cao nhất của vòng xiếc có các lực tác dụng lên xe là trọng lực của vòng xiếc.

Ta có:

Gọi là lực ép của người đi xe lên vòng xiếc, ta có:

N’ = N = mv2/R - mg = 80.102/8 – 80.9,8 = 216 N.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Vật Lí lớp 10

Thời gian làm bài: phút

[Đề thi số 1]

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đặc tính của vật rắn tinh thể?

A. Mỗi vật rắn tinh thể đều có nhiệt độ nóng chảy xác định.

B. Vật rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.

C. Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Định luật Húc chỉ có thể áp dụng trong trường hợp nào sau đây?

A. Trong giới hạn mà vật rắn còn có tính đàn hồi.

B. Với những vật rắn có khối lượng riêng nhỏ.

C. Với những vật rắn có dạng hình trụ tròn.

D. Cho mọi trường hợp.

Câu 3: Gọi V0 là thể tích ở 0oC; V là thể tích ở toC; β là hệ số nở khối. Công thức tính thể tích V ở toC là:

A. V = V0/[1 + βt]     B. V = V0 + βt

C. V = V0[1 + βt]     D. V = V0 - βt

Câu 4: Điều nào sau đây là đúng khi nói về chất lỏng?

A. Các khối chất lỏng có thể tích xác định nhưng không có hình dạng riêng.

B. Dưới tác dụng của trọng lực, khối chất lỏng có hình dạng của phần bình chứa nó.

C. Khi chất lỏn chứa trong bình, những chỗ chất lỏng không tiếp xúc với bình chứa gọi là mặt thoáng, thông thường mặt thoáng là mặt phẳng nằm ngang.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Chiều lực căng mặt ngoài của chất lỏng phải có tác dụng:

A. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.

B. Làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

C. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.

D. Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Câu 6: Nhiệt độ nóng chảy riêng của vật rắn có đơn vị là:

A. Jun trên độ [J/độ].

B. Jun trên kilôgam [J/kg].

C. Jun trên kilôgam độ [J/kg.độ].

D. Jun [J].

Câu 7: Gọi σ là hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng, d là đường kính bên trong của ống mao dẫn, D là khối lượng riêng của chất lỏng, g là gia tốc trọng trường. Công thức tính độ dâng [hay hạ] của mực chất lỏng trong ống mao dẫn so với mực chất lỏng bên ngoài là:

Câu 8: Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt lượng?

A. Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt.

B. Khi vật nhận nhiệt lượng từ vật khác hay tỏa nhiệt ra cho vật khác thì nhiệt độ của vật thay đổi.

C. Đơn vị của nhiệt lượng là Jun [J].

D. Cả A, B, C, đều đúng.

Câu 9: Trong quá trình đẳng áp thì:

A. Phần nhiệt lượng mà khí nận vào được dùng để làm tăng nội năng của khí.

B. Một phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để làm tăng nội năng của khí, phần còn lại biến thành công mà khí sinh ra.

C. Phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để biến thành công mà khí sinh ra.

D. Một phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để làm giảm nội năng của khí, phần còn lại biến thành công mà khí sinh ra.

Câu 10: Trong quá trình đẳng nhiệt:

A. Toàn bộ nhiệt lượng khí nhận được chuyển thành công mà khí sinh ra và làm tăng nội năng của khí.

B. Nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển hết thành nội năng của khí.

C. Nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển hết thành công do khí sinh ra.

D. Một phần nhiệt lượng khí nhận được chuyển thành công do khí sinh ra.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng với nguyên lí I của nhiệt động lực học?

A. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng các công mà vật nhận được từ các vật khác.

B. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng các nhiệt lượng mà vật nhận được từ các vật khác.

C. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng hiệu của công và nhiệt lượng mà vật nhận được từ các vật khác.

D. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được từ các vật khác.

Câu 12: Quá trình thuận nghịch là:

A. Quá trình có thể diễn ra theo hai chiều.

B. Quá trình trong đó vật có thể quay về trạng thái ban đầu.

C. Quá trình trong số vật có thể tự quay về trạng thái ban đầu với điều kiện có sự can thiệp của các vật khác.

D. Quá trình trong đó vật [hay hệ] có thể tự quay về trạng thái ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của các vật khác.

Câu 13: Phương án để nâng cao hiệu suất động cơ nhiệt là:

A. Nâng cao nhiệt độ của nguồn nóng.

B. Hạ thấp nhiệt độ của nguồn lạnh.

C. Vừa nâng cao nhiệt độ nguồn nóng vừa hạ thấp nhiệt độ nguồn lạnh.

D. Vừa nâng cao nhiệt độ của nguồn nóng vừa hạ thấp nhiệt độ của nguồn lạnh sao cho T1 = 2T2

Câu 14: Trong động cơ nhiệt, nguồn nóng có tác dụng:

A. Duy trì nhiệt độ cho tác nhân.

B. Cung cấp nhiệt lượng cho tác nhân để tăng nhiệt độ.

C. Cung cấp nhiệt lượng trực tiếp cho nguồn lạnh.

D. Lấy nhiệt lượng của tác nhân phát động.

Câu 15: T1 và T2 lần lượt là nhiệt độ tuyệt đối của nguồn nóng và của nguồn nóng của nguồn lạnh, hiệu suất của động cơ nhiệt lí tưởng có dạng:

A.

B.

C.

D.

Phần II: Tự luận

Câu 1: Một khối đồng có kích thước ban đầu 0,15 x 0,25 x 0,3 [m3] khi nung nóng đã hấp thụ một nhiệt lượng bằng 3,2.106 J. Tính độ biến thiên thể tích của khối đồng. Cho biết khối lượng riêng của đồng 8,9.103 kg/m3, nhiệt dung riêng của đồng 0,38.103 J/kg.độ, hệ số nở dài của đồng 1,7.10-5 K-1.

Câu 2: Tìm chiều dài của cột nước trong mao quản có đường kính trong bằng 0,6mm khi ống thẳng đứng và khi ống nghiêng với mặt nước một góc 45o. Cho biết suất căng mặt ngoài của nước là σ = 72,8.10-3N/m.

Câu 3: Để xác định nhiệt hóa hơi của nước, người ta làm thí nghiệm sau đây: Đưa 10 g hơi nước ở nhiệt độ 100oC vào một nhiệt lượng kế chứa 290 g nước ở 20oC. Nhiệt độ cuối của hệ là 40oC. Hãy tính nhiệt hóa hơi của nước, cho biết nhiệt dung của nhiệt lượng kế là 46 J/độ, nhiệt dung riêng của nước là 4,18 J/g.độ.

Đáp án & Hướng dẫn giải

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Chọn D.

Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Câu 2: Chọn A.

Định luật Húc chỉ có thể áp dụng trong trường hợp giới hạn mà vật rắn còn có tính đàn hồi.

Câu 3: Chọn C.

Công thức: V = V0[1 + βt]

Câu 4: Chọn D.

Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Chọn B.

Chiều lực căng mặt ngoài của chất lỏng phải có tác dụng làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Câu 6: Chọn A.

Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun trên kilôgam [J/kg].

Câu 7: Chọn B.

Công thức:

Câu 8: Chọn D.

Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Chọn B.

Trong quá trình đẳng áp, một phần nhiệt lượng mà khí nhận vào được dùng để làm tăng nội năng của khí, phần còn lại biến thành công mà khí sinh ra.

Câu 10: Chọn C.

Trong quá trình đẳng nhiệt, toàn bộ nhiệt lượng mà khí nhận được chuyển hết thành công do khí sinh ra.

Câu 11: Chọn D.

Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

Câu 12: Chọn D.

Quá trình thuận nghịch là quá trình trong đó vật [hay hệ] có thể tự quay về trạng thái ban đầu mà không cần đến sự can thiệp của các vật khác.

Câu 13: Chọn C.

Phương án “Vừa nâng cao nhiệt độ nguồn nóng vừa hạ thấp nhiệt độ nguồn lạnh” là đúng nhất.

Câu 14: Chọn B.

Nguồn nóng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho tác nhân để tăng nhiệt độ.

Câu 15: Chọn A.

Biểu thức:

Phần II: Tự luận

Câu 1:

Thể tích ban đầu của khối đồng: V = 0,15.0,25.0,3 = 0,01125m2.

Gọi Δt là độ tăng nhiệt độ khi hấp thu nhiệt lượng Q = 3,2.106J.

Ta có công thức: Q = mCΔ

thay số:

Ta có: ΔV = V - V0 = V0βΔt với β = 3α = 5,1.10-5K-1

ΔV = 0,01125.5,1.10-5. 84 = 4,8.10-5 m3.

Vậy thể tích khối đồng tăng thêm 4,8.10-5 m3.

Câu 2:

Khi ống đặt thẳng đứng:

Khi ống đặt nằm nghiêng:

Câu 3:

Nhiệt lượng do m1 = 10g hơi nước tỏa ra khi hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ t1 = 100oC là Q1 = Lm1.

Nhiệt lượng do m1 = 10g nước [do hơi ngưng tụ] tỏa ra để giảm nhiệt độ từ t1 = 100oC xuống đến nhiệt độ t = 40oC là: Q'1 = m1c[t1 - t]

Nhiệt lượng do m2 = 290g nước và nhiệt lượng kế thu vào để tăng nhiệt độ từ t2 = 20oC lên đến t = 40oC là: Q2 = [m2c + 46][t - t2]

Phương trình cân bằng nhiệt: Q1 + Q'1 = Q2

⇔ Lm1 + m1c[t1 - t] = [m2c + 46][t - t2].

thay số:

L = 2,26.106J/kg.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Vật Lí lớp 10

Thời gian làm bài: phút

[Đề thi số 1]

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Một vật khối lượng m ở độ cao so với mặt đất. Chọn mốc thế năng tại mặt đất, g là gia tốc rơi tự do. Thế năng trọng trường của vật là

A. mgz     B. mgz

C. mgz2     D. mgz2

Câu 2: Trên đồ thị [V,T], đồ thị biểu diễn đường đẳng áp là hình nào sau đây:

Câu 3: Một động cơ có công suất không đổi, công của động cơ thực hiện theo thời gian là đồ thị nào sau đây?

Câu 4: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công ?

A. kW.h     B. N.m

C. kg.m2/s2     D. kg.m2/s.

Câu 5: Đại lượng nào sau đây không phải là đại lượng véc tơ?

A. Động lượng

B. Lực quán tính

C. Công cơ học

D. Xung của lực [xung lượng]

Câu 6: Cơ năng của một hệ kín, không có lực cản là một đại lượng

A. Luôn luôn khác không

B. Luôn luôn dương

C. Luôn luôn dương hoặc bằng không

D. Không đổi

Câu 7: Một ôtô A có khối lượng m1 đang chuyển động với vận tốc v1 đuổi theo một ôtô B có khối lượng m2 chuyển động với vận tốc v2. Động lượng của xe A đối với hệ quy chiếu gắn với xe B là:

Câu 8: Một quả bóng có khối lượng m = 300g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc của bóng trước va chạm là 5m/s. Biến thiên động lượng cuả bóng là:

A. -1,5kgm/s.    B. 1,5kgm/s.

C. 3kgm/s.     D. -3kgm/s.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chất khí?

A. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử là rất yếu.

B. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và dễ nén.

C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.

D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Câu 10: Công thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng áp?

Câu 11: Quả bóng bay dù được buộc chặt, để lâu ngày vẫn bị xẹp vì

A. không khí trong bóng lạnh dần đến co lại

B. cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại

C. không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài

D. giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra.

Câu 12: Nội năng của hệ sẽ như thế nào nếu hệ nhận nhiệt và thực hiện công?

A. Tăng.

B. Chưa đủ điều kiện để kết luận.

C. Không đổi.

D. Giảm.

Câu 13: Đồ thị bên biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của khí lý tưởng. Hỏi trong quá trình này Q, A và ΔU phải có giá trị như thế nào?

A. ΔU > 0; Q = 0; A > 0.

B. ΔU = 0; Q > 0; A < 0.

C. ΔU = 0; Q < 0; A > 0.

D. ΔU < 0; Q > 0; A < 0.

Câu 14: Cho hai vật A và B tiếp xúc nhau. Nhiệt chỉ tự truyền từ A sang B khi

A. khối lượng của A lớn hơn của B.

B. nhiệt độ của A lớn hơn của B

C. nhiệt độ của A nhỏ hơn của B

D. nội năng của A lớn hơn của B

Câu 15: Chất rắn được phân loại thành

A. chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình

B. chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình

C. chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình

D. chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể

Câu 16: Chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh:

A. Khác nhau ở chổ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định, còn chất rắn vô định hình thì không.

B. Giống nhau ở điểm là cả hai lọai chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định

C. Chất rắn kết tinh đa tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình

D. Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định

Câu 17: Gọi: l0 là chiều dài ở 0oC; l là chiều dài ở toC; α là hệ số nở dài. Công thức tính chiều dài l ở toC là:

A. l = l0[1 + αt]     B. l = l0.α.t

C. l = l0 + αt     D. l = l0 / [1 + αt]

Câu 18: Chọn đáp án đúng. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là

A. sự nóng chảy     B. sự kết tinh

C. sự bay hơi     D. sự ngưng tụ.

Câu 19: Dụng cụ có nguyên tắc hoạt động không liên quan đến sự nở vì nhiệt là

A. rơ le nhiệt    B. nhiệt kế kim loại

C. đồng hồ bấm giây     D. ampe kế nhiệt

Câu 20: Lực căng mặt ngoài của chất lỏng có phương:

A. Bất kỳ.

B. Vuông góc với bề mặt chất lỏng.

C. Hợp với mặt thoáng một góc 45o.

D. Tiếp tuyến với mặt thoáng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng.

Câu 21: Điều nào sau đây là sai khi nói về hơi bão hoà?

A. Hơi bão hoà là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó.

B. áp suất hơi bão hoà không phụ thuộc vào thể tích của hơi.

C. Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hoà giảm.

D. Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hoà của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.

Câu 22: Một phòng có kích thước V = 100 m3, ban đầu không khí trong phòng có nhiệt độ 30oC và có độ ẩm f = 60%, sau đó người ta dùng máy lạnh để hạ nhiệt độ trong phòng xuống còn 20oC. Muốn giảm độ ẩm không khí trong phòng xuống còn f’ = 40% thì phải cho ngưng tụ bao nhiêu gam nước. Biết độ ẩm cực đại của không khí ở 30oC và 20oC lần lượt là A = 30,3 g/m3 và A’ = 17,3 g/m3. Chọn đáp án đúng.

A. 1126 g    B. 1818 g

C. 1525 g    D. 1881 g

Câu 23: Một ống nhỏ giọt mà đầu mút có đường kính 0,24mm có thể nhỏ giọt chất lỏng với độ chính xác đến 0,008g. Hệ số căng bề mặt của chất lỏng là:

A. 0,2875 N/m.   B. 0,053 N/m.

C. 0,106 N/m    D. 1,345 N /m.

Câu 24: Một dây làm bằng thép có chiều dài 3m, đường kính tiết diện ngang 0,4mm. Biết thép có suất Yâng là E = 2.1011Pa. Treo vào dây một vật có khối lượng 4kg. Lấy g = 10m/s2 Độ biến dạng của dây lúc này là:

A. 4,8 mm    B. 3,7mm

C. 8,5 mm     D. 7,3 mm

Phần II: Tự luận

Câu 1: [1,0 điểm]: Một sợi dây nhẹ không giãn, có chiều dài 1m, đầu trên cố định đầu dưới gắn vật khối lượng 100 g. Đưa vật đến vị trí sợi dây hợp với phương thẳng đứng góc 60oC rồi thả nhẹ. Chọn gốc thế năng ở vị trí cân bằng của vật. Lấy , bỏ qua ma sát.

a] Tính cơ năng của vật.

b] Tính vận tốc của vật tại vị trí cân bằng.

Câu 2: [0,5 điểm]: Nung nóng khí trong bình kín từ nhiệt độ 27oC và áp suất 2 atm. Bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình chứa. Khi nhiệt độ khí là 327oC, tính áp suất khí trong bình.

Câu 3: [0,5 điểm]: Người ta thực hiện công 120 J để nén khí trong xi lanh, khí truyền nhiệt lượng 40 J ra môi trường xung quanh. Tìm độ biến thiên nội năng của khối khí.

Câu 4: [2 điểm]:

a] Giải thích tại sao giữa đầu các thanh ray đường sắt phải có khe hở ?

b] Cho không khí ở 25oC có độ ẩm tuyệt đối là 16,4 g/m3 và độ ẩm cực đại là 23,00 g/m3. Tính độ ẩm tỉ đối của không khí ở nhiệt độ này.

c] Tính nhiệt lượng tối thiểu để làm tan chảy hoàn toàn 1kg nước đá từ nhiệt đô -10oC. Cho nước đá có nhiệt dung riêng là 4180 J/[kg.K], nhiệt nóng chảy là 0oC, nhiệt nóng chảy riêng là 3,33.105 J/kg.

Đáp án & Hướng dẫn giải

Phần I: Trắc nghiệm

1.A2.B3.D4.D5.C6.D7.A8.D9.D10.B11.D12.B13.A14.B15.B16.C17.A18.A19.C20.D21.C22.A23.C24.A

Câu 1: Đáp án A.

Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường. Nếu chọn thế năng tại mặt đất thì thế năng trọng trường của một vật có khối lượng m đặt tại độ cao z là: Wt = mgz

Câu 2: Đáp án B.

Trong quá trình đẳng áp thì áp suất p không đổi → V / T = const, trên đồ thị [V, T] thì đường biểu diễn đường đẳng áp là đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc O.

Câu 3: Đáp án D.

Công suất: P = A/t → A = P.t → Đồ thị A - t là đường thẳng qua gốc O.

Câu 4: Đáp án D.

kW.h là đơn vị đo công: A = P.t, P là công suất tính bằng kW, t là thời gian tính bằng h

N.m là đơn vị đo công. Vì A = F.s.cosα, F là lực, đơn vị N; s là quảng đường, đơn vị là m

kg.m2/s2 là đơn vị đo công.

[định lý biến thiên động năng], m là khối lượng tính bằng kg, v là vận tốc [m/s].

Câu 5: Đáp án C.

Nếu lực không đổi F có điểm đặt chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc α thì công của lực F được tính theo công thức: A = F.s.cosα.

→ Công là đại lượng vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không

Câu 6: Đáp án D.

Trong hệ kín và không có lực cản thì vật không chịu tác dụng của các lực khác [như lực cản, lực ma sát…] →trong quá trình chuyển động, cơ năng của vật chịu tác dụng của trọng lực hay chịu tác dụng của lực đàn hồi là một đại lượng bảo toàn

Câu 7: Đáp án A.

Vận tốc của xe A đối với hệ quy chiếu gắn với xe B là:

[ở đây O biểu thị cho đất]

→ Động lượng của xe A đối với hệ quy chiếu gắn với xe B là:

Câu 8: Đáp án D.

Vì bóng va chạm vào tường rùi nảy trở lại với cùng vận tốc nên:

Δp = -0,3.5 – 0,3.5 = -3 kg.m/s.

Câu 9: Đáp án D.

Ở thể khí, trong phần lớn thời gian các phân tử ở xa nhau, khi đó lực tương tác giữa các phần tử rất yếu, phân tử chuyển động hỗn loạn về mọi phía, do đó chất khí chiếm hoàn toàn bộ thể tích bình chứa, không có hình dạng và thể tích xác định.

Câu 10: Đáp án B.

Định luật Gay-Luyt-xắc: Thể tích V của một lượng khí có áp suất không đổi thì tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của khí:

[ở đây T tính bằng nhiệt độ Kenvin]

Mặt khác:

toC = T [K] – 273 → V ∼ [toC + 273] ∼

Câu 11: Đáp án D.

Quả bóng bay dù được buộc chặt, để lâu ngày vẫn bị xẹp vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra.

Câu 12: Đáp án B.

Nội năng của hệ: ΔU = A + Q

Nếu hệ nhận nhiệt [Q > 0] và thực hiện công [A < 0] thì ΔU = Q - |A| có thể lớn hơn 0, nhỏ hơn 0 hoặc = 0 → chưa đủ điều kiện để kết luận về nội của hệ sẽ tăng hay giảm.

Câu 13: Đáp án A.

Ta thấy quá trình 1-2 trên đồ thị p-V là quá trình nén đẳng nhiệt.

→ Q = 0 và khí nhận công A > 0

→ ΔU = A + Q = A > 0

Câu 14: Đáp án B.

Nguyên lý II của nhiệt động lực học: không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu loại hai [hoặc động cơ nhiệt không thể biến đổi toàn bộ nhiệt lượng nhận được thành công cơ học].

Cách phát biểu của Clau-di-út: Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn.

Câu 15: Đáp án B.

Chất rắn được phân loại thành: chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

Câu 16: Đáp án C.

+ Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể, do đó có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định. Tinh thể là cấu trúc bởi các hạt [nguyên tử, phân tử, ion] liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.

+ Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.

+ Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy [hoặc đông đặc] xác định và có tính đẳng hướng. → C đúng

Câu 17: Đáp án A.

Độ nở dài Δl của vật rắn hình trụ đồng chất tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ Δt và độ dài ban đầu l0 của vật đó:

+ Công thức tính độ nở dài: Δl = l – l0 = α.l0.Δt; Với l0 là chiều dài ban đầu tại t0

+ Công thức tính chiều dài tại toC: l = l0.[1 + α.Δt]

Với α là hệ số nở dài của vật rắn, có đơn vị là K-1.

Giá trị của α phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn.

Nếu t0 = 0 → Δt = t – t0 = t – 0 = t → l = l0[1 + αt]

Câu 18: Đáp án A.

Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

Câu 19: Đáp án C.

Dụng cụ có nguyên tắc hoạt động không liên quan đến sự nở vì nhiệt là đồng hồ bấm giây.

Câu 20: Đáp án D.

Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó: f = σl.

σ là hệ số căng bề mặt [suất căng bề mặt], đơn vị N/m.

Giá trị của σ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của chất lỏng: σ giảm khi nhiệt độ tăng.

Câu 21: Đáp án C.

+ Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích hơi.

+ Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng lên thì áp suất hơi bão hòa tăng.

+ Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.

Câu 22: Đáp án A.

Lượng hơi nước chứa trong phòng ban đầu: m = a.V = f.A.V = 1818 g.

Lượng hơi nước chứa trong phòng lúc sau: m’ = f’.A’.V = 692 g.

→ Phải cho ngưng tụ một lượng hơi nước: Δm = m – m’ = 1126 g.

Câu 23: Đáp án C.

Ống nhỏ giọt có độ chính xác đến 0,008g có nghĩa là một giọt chất lỏng nhỏ ra từ ống có khối lượng 0,008g. Nếu coi sức căng bề mặt bằng trọng lượng của giọt chất lỏng thì ta có:

Câu 24: Đáp án: A

Độ cứng

Thay số:

→ Độ dãn:

Phần II: Tự luận

Câu 1:

a. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật

Gọi A là vị trí thả vật, O là vị trí cân bằng của vật

zA = l[1 - cos⁡α0] = 0,5m

WA = mgzA

thay số được WA = 0,5J

b. Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng

WA = WB = 0,5J

thay số được

Câu 2:

- Chỉ ra đây là quá trình đẳng tích

- Áp dụng định luật Sác – lơ:

Thay số được p2 = 4atm.

Câu 3:

- Áp dụng công thức ΔU = A + Q

- Suy ra: ΔU = 120 - 40 = 80J.

Câu 4:

a.

- Khi nhiệt độ môi trường tăng, chiều dài của các thanh ray tăng.

- Do vậy ở giữa đầu các thanh ray đường sắt phải có khe hở để đường ray không bị cong lên

b.

– Áp dụng: độ ẩm tỉ đối:

Thay số được

c.

- Nhiệt lượng tối thiểu để làm nhiệt độ nước đá tăng từ = 10oC lên 0oC là Q1 = m.c.Δt

Thay số được Q1 = 1.4180.[0 - [-10]] = 41800J.

- Nhiệt độ nóng chảy là Q2 = λm = 333000J.

Nhiệt lượng tối thiểu cần thiết là: Q = Q1 + Q2.

....................................

....................................

....................................

Trên đây là phần tóm tắt một số đề thi trong các bộ đề thi Vật Lí lớp 10 năm học 2022 - 2023 Học kì 1 và Học kì 2, để xem đầy đủ mời quí bạn đọc lựa chọn một trong các bộ đề thi ở trên!

Lưu trữ: Bộ đề thi Vật lí lớp 10 cũ

Xem thêm đề thi các môn học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất - CHỈ TỪ 199K cho teen 2k5 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề