Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. CHƯƠNG 4: TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 4.1. BÀI BÁO KHOA HỌC 1. Khái niệm Bài báo khoa học: là công trình khoa học chứa đựng kết quả  nghiên cứu   mới, phù hợp với chuyên ngành đăng ký chức danh. Bài báo đó phải được công  bố trên một trong những tạp chí khoa học chuyên ngành quy định. Cụ thể là: Các  tạp chí uy tín do các Hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành lựa chọn, đề  nghị thường trực Hội đồng nhà nước về chức danh giáo sư quyết định. 2. Vai trò Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học đóng một vai trò  hết sức quan trọng. Nó không chỉ  là sản phẩm tri thức, mà còn là một loại tiền  tệ  của giới làm khoa học, bởi vì qua đó mà người ta có thể  đánh giá khả  năng  chuyên môn và năng suất khoa học của nhà nghiên cứu. Nhưng ngay cả  trong   giới khoa bảng và giáo sư đại học, có khá nhiều người vẫn chưa biết thế nào là  một bài báo khoa học nghiêm chỉnh và có lẽ  vì hiểu sai cho nên một số  giáo sư  đã trình bày trong lí lịch khoa học của mình một cách thiếu chính xác, có khi khá  khôi hài.  3. Nội dung bài báo khoa học Giá trị khoa học của một bài báo tùy thuộc một phần lớn vào nội dung của  bài báo. Bởi vì báo cáo khoa hoc xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, giá  trị của chúng cũng không nhất thiết đồng nhất. Sau đây là một số bài báo khoa  học thông thường:  ­ Những bài báo mang tính cống hiến nguyên thủy [original contributions]:  nhằm báo cáo kết quả  một công trình nghiên cứu, hay đề  ra một phương pháp  mới, một  ý tưởng  mới, hay một cách diễn dịch mới. Có  khi một công trình  nghiên cứu có thể có nhiều phát hiện mới, và cần phải có nhiều bài báo nguyên  thủy để truyền đạt những phát hiện này. Cống hiến mới cho khoa học không chỉ  giới hạn trong phát hiện mới, mà có thể bao gồm cả những phương pháp mới để  tiếp cận một vấn đề cũ, hay một cách diễn dịch mới cho một phát hiện xa xưa.  Do đó các bài báo khoa học  ở  dạng này cũng có thể  xem là những cống hiến  nguyên thủy.  1
  2. ­ Những bài báo nghiên cứu ngắn [short communications]: là những bài báo  rất ngắn [chỉ  khoảng 600 đến 1000 chữ] mà nội dung chủ  yếu tập trung giải  quyết một vấn đề  rất hẹp hay báo cáo một phát hiện nhỏ  nhưng quan trọng.  Những bài báo này vẫn phải qua hệ thống bình duyệt nghiêm chỉnh, nhưng mức   độ rà soát không cao như các bài báo cống hiến nguyên thủy.  ­ Những bài điểm báo [reviews]: Có khi các tác giả có uy tín trong chuyên  môn được mời viết điểm báo, thường tập trung vào một chủ  đề  hẹp nào đó mà  tác giả  phải đọc tất cả  những bài báo liên quan, tóm lược lại, và bàn qua về  những điểm chính cũng như  đề  ra một số  đường hướng nghiên cứu cho chuyên  ngành. Những bài điểm báo thường không qua hệ  thống bình duyệt, hay có qua  bình duyệt nhưng không chặt chẽ như những bài báo khoa học nguyên bản. ­  Những bài   xã   luận  [editorials]:  Có  khi  tập  san  công  bố   một  bài báo  nguyên thủy quan trọng với một phát hiện có ý nghĩa lớn, ban biên tập có thể  mời một chuyên gia viết bình luận về phát hiện đó.  ­  Những thư  cho tòa soạn [letters to the editor]:   Nhiều tập san khoa học  dành hẳn một mục cho bạn đọc phản hồi những bài báo đã đăng trên tập san.  Đây là những bài viết rất ngắn [chỉ 300 đến 500 chữ] của bạn đọc phê bình hay   chỉ  ra một sai lầm nào đó trong bài báo khoa học đã đăng. Những thư  bạn đọc  thường được gửi cho tác giả bài báo để họ đáp lời hay bàn thêm. ­ Những bài báo trong các kỉ  yếu hội nghị:   Trong các hội nghị  chuyên  ngành, các nhà nghiên cứu tham dự  hội nghị  và muốn trình bày kết quả  nghiên   cứu của mình thường gửi bài báo để  đăng vào kỉ  yếu của hội nghị. Có hai loại   bài báo trong nhóm này: + Nhóm 1 gồm những bài báo ngắn: là những bản tin khoa học ngắn [chỉ  dài từ 250 chữ đến 500 chữ] mà nội dung là tóm tắt một công trình nghiên cứu.             +  Nhóm 2 gồm những bản tóm lược:  [khoảng 5 đến 10 trang], mà nội  dung chủ  yếu là báo cáo sơ  bộ  những phát hiện hay phương pháp nghiên cứu   mới. Cần nhấn mạnh rằng đây không phải là những bài báo khoa học bởi vì  chúng chưa xuất hiện trên các tập san khoa học và qua bình duyệt nghiêm chỉnh. 4. Cơ chế bình duyệt Những người bình duyệt là những chuyên gia, giáo sư  có cùng chuyên môn với   tác giả và am hiểu về vấn đề mà bài báo quan tâm.  Tác giả sẽ không biết những   2
  3. người này là ai, nhưng những người bình duyệt thì biết tác giả là ai vì họ có toàn   bộ  bản thảo!   Những người bình duyệt sẽ  đọc và đánh giá bài báo dựa theo  những tiêu chí thông thường như  mục tiêu nghiên cứu có đem lại cái gì mới   không, phương pháp nghiên cứu có thỏa đáng hay không, kết quả đã được phân  tích bằng các phương pháp thích hợp hay không, trình bày dữ  kiện có gọn gàng  và dễ  hiểu hay không, phần thảo luận có diễn dịch “quá đà” hay không, phần   tham khảo có đầy đủ hay không, ngôn ngữ bài báo và văn chương có chuẩn hay   không, v.v. và v.v.  Nói tóm lại là họ xem xét toàn bộ bài báo, và viết báo cáo cho   tổng biên tập.  Họ có thể đề nghị tổng biên tập nên chấp nhận hay từ chối đăng  bài   báo. Sau khi đã nhận được báo cáo của người bình duyệt, tổng biên tập sẽ  chuyển  ngay cho tác giả.  Tùy theo đề  nghị của những người bình duyệt, tổng biên tập   có thể  cho tác giả  một cơ  hội để  phản hồi những phê bình của người bình   duyệt, hay từ chối đăng bài.  Nếu có cơ hội phản hồi, tác giả  phải trả  lời từng  phê bình một của từng người bình duyệt.  Bài phản hồi phải được viết như một   báo cáo, và tất cả những thay đổi trong bài báo tác giả phải báo cho tập san biết.  Giai đoạn này tốn từ 1 đến 3 tháng. Sau khi nhận được phản hồi của tác giả, tổng biên tập và ban biên tập có  thể quyết định chấp nhận hay từ chối bài báo.  Nếu bài phản hồi không trả  lời  tất cả  phê bình, hay trả  lời không thỏa đáng, tổng biên tập có thể  từ  chối đăng  bài ngay mà không cần gửi cho người bình duyệt xem lại.  Nếu bài phản hồi cần  xem xét lại tổng biên tập sẽ  gửi cho những người bình duyệt xem lại một lần  nữa và tác giả có khi phải phản hồi một lần sau cùng.  Giai đoạn này cũng tốn từ  1 đến 3 tháng. Nói chung một bài báo từ lúc nộp bài cho đến lúc xuất hiện trên mặt giấy  – nếu mọi bình duyệt và phản hồi đều trôi chảy – tốn khoảng 9 tháng đến 12  tháng.  Bởi vì thời gian quá lâu như thế, cho nên một số tác giả có khi quyết định   tự  công bố  trước dưới dạng sơ  bộ  [còn gọi là “pre­print”] để  chia sẻ  với đồng  nghiệp.     Ngày   nay,   với   sự   tiến   bộ   phi   thường   của   công   nghệ   thông   tin   và  internet, nhiều tập san đã có thể  công bố  ngay bài báo trên hệ  thống internet  [trước khi in] nếu bài báo đã qua bình duyệt và được chấp nhận cho công bố.  Một số  tập san còn hoạt động hoàn toàn trên hệ  thống internet mà không phải   qua hình thức in ấn gì cả. 3
  4. Cơ chế bình duyệt là một cơ chế có mục đích chính là thẩm định và kiểm  tra các bài báo khoa học trước khi chấp nhận cho công bố trên một tập san khoa   học.  Cơ chế này còn được ứng dụng trong việc duyệt những đơn xin tài trợ cho  nghiên cứu tại các nước Tây phương.   Tuy một cơ  chế  bình duyệt như  thế  không phải hoàn toàn vô tư  và hoàn hảo, nhưng nó là một cơ  chế  tốt nhất hiện  nay mà giới khoa học đều công nhận. Như  trình bày trên, cơ  chế  bình duyệt có mục đích chính là đánh giá và   kiểm tra các bài báo khoa học trước khi chấp nhận cho công bố trên một tập chí   khoa học.  Cơ  chế  này còn được  ứng dụng trong việc duyệt những đơn xin tài  trợ cho nghiên cứu.  Qua cơ chế này mà tập san có thể ngăn chận những cặn bã,  rác rưởi khoa học, và giúp cho tập san hay các cơ  quan cung cấp tài trợ  đi đến  một quyết định công bằng.   Trên nguyên tắc, đây là một cơ  chế  hay và công  bằng, bởi vì những người duyệt bài hay công trình nghiên cứu là những người có   cùng chuyên môn, họ chính là những người có thẩm quyền và khả năng đánh giá   chất lượng của công trình nghiên cứu.  Nhưng nhà khoa học cũng chỉ  là những  người có tình cảm và thiên kiến, cũng là những người chịu sự chi phối của các  nhu cầu tất yếu, cũng cạnh tranh, cho nên kết quả  duyệt bài khoa học không  phải lúc nào cũng hoàn toàn khách quan.  Rất nhiều người từng trải qua cái cơ  chế  này cho rằng đó là một hệ  thống không hoàn chỉnh và có khi thiếu công  bằng.   Tuy nhằm mục đích ngăn chận rác rưởi khoa học, nhưngcơ  chế  kiểm  duyệt bài vở không thể [hay ít khi nào] phát hiện những lỗi lầm mang tính cố ý  lường gạt [như  giả  tạo số  liệu chẳng hạn], bởi vì chức năng của cơ  chế  này  không làm việc đó.  Do đó, đối với một số  nhà khoa học, cơ  chế  bình duyệt là   một cách làm việc vô bổ  và vô giá trị.  Nhưng vấn đề  thực tế  là ngoài cơ  chế  bình duyệt đó, chưa có cơ  chế  nào tốt hơn!   Và vì thế, chúng ta vẫn phải dựa   vào cơ chế này để đánh giá một bài báo khoa học. 5.Ý nghĩa xã hội  Như vậy một bài báo chỉ  khi nào được xem là “bài báo khoa học” nếu nó  đã qua cơ chế bình duyệt và được công bố trên một tập san chuyên môn.  Những  bài báo xuất hiện dưới dạng “abstracts” hay thậm chí “proceedings” không thể  xem là những bài báo khoa học bởi vì nó không đáp  ứng được hai yêu cầu trên.   Thế  nhưng trong thực tế đã có rất nhiều nhà khoa học, kể cả   ở  trong nước, có   lẽ  do hiểu lầm đã liệt kê những “abstracts” và “proceedings” như  là những bài  báo khoa học trong lí lịch khoa học của họ!  4
  5. Trên bình diện quốc gia, công bố báo cáo khoa học trên các diễn đàn khoa   học quốc tế là một cách không chỉ nâng cao sự hiện diện, mà còn nâng cao năng  suất khoa học của nước nhà. 4.2. TỔNG LUẬN KHOA HỌC 1. Khái niệm Tổng luận khoa học là bản mô tả khái quát toàn bộ thành tựu và vấn đề  liên quan đến một công trình nghiên cứu. 2. Nội dung TLKH  Lý do làm tổng luận; Trình bày tóm lược lịch sử nghiên cứu, các phương hướng khoa học   được làm tổng luận. Trình bày các vấn đề  khoa học, lịch sử  vấn đề; những vấn đề  đã   được giải quyết và những vấn đề còn mang tính thời sự. Tóm lược các tác giả, luận điểm của họ, cách tiếp cận, phuong  pháp và trường phái khoa học. Khi tiến hành nghiên cứu một đề  tài khoa học, cần phải xác định phương  pháp nghiên cứu. Tuỳ theo đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu mà chủ nhiệm đề tài   lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thích hợp. Có các phương pháp nghiên cứu  sau : ­ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : + Phương pháp đọc tài liệu + Phương pháp phân tích ­  tổng hợp + Phương pháp  mô hình hoá + Phương pháp xây dựng giả thuyết + Phương pháp toán thống kê. 5
  6. ­ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : + Phương pháp quan sát,  + Phương pháp phỏng vấn, điều tra + Phương pháp thực nghiệm + Phương pháp trắc nghiệm                       + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm ­ Nhận xét tổng quát về  thành tựu, phương pháp, mặt mạnh, mặt yếu và   các vấn dề còn tiếp tục quan tâm. ­ Đề xuất chủ kiến của cá nhân tác giả. 4.3. CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 1.  Chuyên khảo khoa học Chuyên khảo gôm các bài viêt đ ̀ ́ ịnh hướng theo một nhóm vân đê xác đ ́ ̀ ịnh,  tập trung vào một chủ  đê đã đ ̀ ược lựa chọn, nhưng không nhât thiêt h ́ ́ ợp thành   một hệ  thông lý thuyêt, ng ́ ́ ược lại thường khi còn có hàng loạt luận điêm khoa ̉   học trái ngược nhau. Các tác giả  góp bài vào chuyên khảo không nhât thiêt kêt ́ ́ ́  thành một tập thê tác gi ̉ ả. Khi nói đên t́ ập thê tác gi ̉ ả, thì ân phâm không còn là ́ ̉   “tập chuyên khảo” nữa, mà có thê đã mang tính chât m ̉ ́ ột công trình tập thê.̉   Chuyên khảo khoa học cũng có thê đ ̉ ược phân chia thành các phần, môi ph̃ ần có  một tên gọi riêng. 2. Tác phâm khoa h ̉ ọc ̉   khoa   học   phải   là   sự   tông Tác   phâm ̉   kêt́   một   cách   có   hệ   thông ́   toàn   bộ  phương hướng nghiên cứu. Về  mặt luận điểm khoa học, tác phẩm khoa học  khác nghiên cứu chuyên khảo  ở  chỗ, giữa các phần có một luận điểm   nhất  quán.  ̉ Tác phâm khoa học có những đặc điêm sau: ̉ Tính  hệ  thông ́   vê toàn b ̀ ộ  những vân đê trong ph ́ ̀ ương hướng nghiên  cứu. Tính hoàn thiện vê m ̀ ặt lý thuyêt́. 6
  7. Tính mới đôi v ́ ới những vân đê đ ́ ̀ ược trình bày. 4.4. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Khái niệm, mục đích         Báo cáo nghiên cứu khoa học  : là một văn bản trình bày một cách hệ thống   các kết quả nghiên cứu. Báo cáo được chuẩn bị nhằm một số mục đích sau: ­Ghi nhận một giai đoạn nghiên cứu. ­Công bố các kết quả nghiên cứu. ­Mở rộng diễn đàn trao đổi các ý tưởng khoa học. ­Báo cáo cơ quản quản lý nghiên cứu hoặc cơ quan tài trợ.   Có nhiều hình thức báo cáo kết quả nghiên cứu: như báo cáo từng phần công  trình, báo cáo trung hạn theo quy định, báo cáo hoàn tất công trình. Sau đây là mô  tả cách báo cao khoa học. 2. Hình thức của báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học        Báo cáo là sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu và là sản phẩm công bố đầu   tiên trước cộng đồng nghiên cứu. Vì vậy, báo cáo cần được trình bày một cách   có cân nhắc không chỉ về nội dung, mà cả về bố cục, hình thức. Báo cáo được trình bày trên khổ giấy A4, đánh máy một mặt, dung khổ chữ 12­ 13 a. Bố cục của báo cáo ­ Phần bìa Mô đun 1: phần khai tập ­Thủ tục ­Hướng dẫn đọc ­Dẫn nhập Mô đun 2: phần bài chính ­Mô tả nghiên cứu ­Kết luận ­Phụ lục Mô đun 3: phần phụ đính ­Tham khảo ­Chỉ dẫn 7
  8.   Mô đun 1: Phần khai tập Phần này gồm bìa, phần thủ  tục và hướng dẫn đọc. Bìa gồm Bìa chính và Bìa  phụ. Bìa chính và Bìa phụ của Báo cáo khoa học gồm những nội dung sau: ­Tên cơ quan chủ trì đề tài, chương trình, dự án. ­Tên đề tài, in bằng chữ lớn. ­Tên chủ nhiệm đề tài[ Bìa chính]; tên chủ nhiệm đề tài và các thành viên đề  tài[ Bìa phụ] ­Địa danh tháng năm bảo vệ công trình. Giữa bìa chính và bìa phụ có thể còn Bìa lót. Bìa lót là một trang giấy trắng , chỉ  in tên tác phẩm hoặc báo cáo khoa học. Trang ghi  ơn: trong trang này tác giả  ghi lời cảm  ơn đối với cơ  quan đỡ  đầu công trình nghiên cứu [nếu có], hoặc lời cảm  ơn một cá nhân, không ngoại  trừ người thân. Lời nhà xuất bản: Nhà xuất bản có thể viết lời giới thiệu cuốn sách, lý do  ra đời của cuốn sách, thân thế và sự nghiệp của tác giả. Lời giới thiệu: Lời giới thiệu hay còn gọi là lời tựa, người viết lời giới  thiệu có thể là một nhà khoa học uy tín hoặc một nhân vật có vị trí trong xã hội  quan tâm đến lĩnh vực được đề cập đến trong tác phẩm. Lời nói đầu: Lời nói đầu do tác giả viết để trình bày một cách rất vắn tắt   lý do bối cảnh,ý nghĩa thực tiễn của tác phẩm Mục lục: Mục lục thường được đặt phía đầu sách, tiếp sau bìa phụ. Một   số báo cáo nghiên cứu khoa học đặt mục lục sau lời giới thiệu và lời nói đầu. Ký hiệu và viết tắt: Liệt kê theo thứ tự vần chữ cái những ký hiệu và chữ  viết tắt trong báo cáo để người đọc tiện tra và nghiên cứu. Mô đun 2: Phần bài chính Gồm một số nội dung sau: 1.Phần mở đầu: 8
  9. ­Lý do[ mục đích] nghiên cứu  ­Đối tượng nghiên cứu ­Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu ­Tổng quan lịch sử nghiên cứu và quan điểm lựa chon vấn đề nghiên cứu ­Trình bày vắn tắt hoạt động nghiên cứu ­Giả thuyết khao học chủ đạo nghiên cứu 2.Cơ sở và phương pháp nghiên cứu ­Cơ sở lý thuyết được sử dụng, gồm cả phần kế thừa của đồng nghiệp. ­Mô tả các phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện. 3.Kết quả nghiên cứu và phân tích [bàn luận] két quả. Phần này có thể  trình   bày trong một chương hoặc một số chương, bao gồm các nội dung sau: ­Các phương pháp quan sát hoặc thí nghiệm để  thu thập thông tin, chứng  minh các luận cứ để kiểm chứng giả thuyết. ­Kết quả đạt được về mặt lý thuyết và kết quả áp dụng. ­Thảo luận, bình luận kết quả và nêu những chỗ manh, chỗ yếu của quan sát  và thực nghiệm, những nội dung chư được giải quyết hoặc mới phát sinh. 4.Kết luận và khuyến nghị. Phần này thường không đánh số  chương, nhưng   là một phần tách riêng, bào gồm các nội dung sau: ­Kết luận về toàn bộ công trình nghiên cứu. ­Các khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu. 5.Tài liệu tham khảo. Có nhiều cách ghi tài liệu tham khảo như: hoặc là cuối  trang, cuối chương hoặc cuối sách. Khi ghi tên tài liệu tham khảo  ở  cuối   sách cần theo một mẫu thống nhất , song về sắp xếp tài liệu thì có nhiều  quan điểm khác nhau, tùy theo thói quen các tác giả  và quy định của các  nhà xuất bản: 9
  10. ­Xếp theo thứ tự vần chữ cái theo mẫu đã trình bày, chia ra các ngữ hệ khác  nhau, như tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp… ­Xếp theo thứ tự kinh điển trước, các văn kiện chính thức, rồi đến tác phẩm  của các cá nhân. Mô đun 3: Phần phụ đính Trong phần này có thể  có các phụ  lục, hình vẽ, biểu đồ,phần giải thích thuật   ngữ, phần tra cứu theo đề mục, tra cứu theo tác giả… Nếu có nhiều phụ lục thì phụ lục được đánh số bằng số La mã hoặc số A rập.   ví dụ: Phụ  lục I, phụ  lục II… hoặc phụ  lục 1, phụ  lục 2… Nếu như phụ lục   gồm nhiều chương nhiều mục thì phần phụ lục cần có riêng mục lục riêng.mục  lục này không ghép chung với mục lục chung của báo cáo. b. Cách đánh số chương số mục của báo cáo       Báo cáo nghiên cứu khoa học được chia thành các Chương, rồi đến Mục lớn  [số  La Mã], Mục và Tiểu Mục [số  A­rập]. Dưới Mục là ý lớn [chữ  cái viết  thường]. Sau ý lớn là ý nhỏ  [gạch đầu dòng, hoặc dấu cộng, dấu chấm]. Ví dụ  về cách đánh số chương, mục như sau: 10
  11. PHẦN MỞ ĐẦU Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN I.Mục Lớn 1.Mục [1] Mục nhỏ a] Ý lớn ­Ý nhỏ Chữ hoa in đậm Viết số La mã chữ hoa in đậm Viết số La mã, dấu chấm phía sau Viết số A­rập. dấu chấm phía sau Viết số A­rập, trong ngoặc đơn Chữ cái thường ngoặc đơn phía sau Gạch đầu dòng hoặc dấu cộng, dấu  chấm… 11
  12. 3. Viết tóm tắt báo cáo          Bản tóm tắt báo cáo thường không dài quá 16 trang . Thường trong tóm   tắt báo cáo chỉ nêu lên những luận đề, luận cứ, luận chứng và những kết luận  chủ yếu. Phần tóm tắt báo cáo được trình bày như sau: I. PHẦN MỞ ĐẦU. Trong phần này viết rất tóm tắt theo một số mục  sau: 1] Tính cấp thiết của đề tài. 2]Ý nghĩa khoa học của đề tài 3]Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4]Khách thể  nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo  sát. 5]Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 6]Giả thuyết khoa học 7]Phương pháp nghiên cứu 8]Giới thiệu vắn tắt dàn bài của báo cáo khoa học. II. PHẦN TÓM TẮT NỘI DUNG BÁO CÁO. Trong phần này, tác giả  tóm tắt từng chương của báo cáo một cách rất tóm tắt. Số  chữ  cho  mỗi chương cần tính toán sao cho toàn bộ phần tóm tắt không vượt   quá số trang còn lại. III.PHẦN KẾT LUẬN. Khoảng nửa trang cuối được sử  dụng để  viết về  một số kết luận và khuyến nghị quan trọng: Những kết luận quan trọng nhất đối với toàn bộ công trình. Ý nghĩa quan trọng nhất của báo cáo. Khuyến nghị quan trọng nhất được rút từ kết quả nghiên cứu .
  13. 4. Khóa luận tốt nghiệp       Khóa luận tốt nghiệp  của sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân  văn, cũng như đồ án tốt nghiệp của sinh viên các ngành kỹ thuật, là một công  trình khoa học tập sự của sinh viên. Đó là một văn bản trình bày một cách hệ  thống các kết quả  thực tập nghiên cứu sau những năm học tập trong nhà  trường, là sản phẩm cuối cùng của sinh viên trước khi ra trường.     Bản chất của việc làm khóa luận là sự thử sức ứng dụng toàn bộ hệ thống  kiến thức thu nhận được sau những năm học vào một tình huống giả định nào  đó, trong đó sinh viên phải đưa ra một hoặc một hệ  thống luận điểm  ứng  dụng của mình, phải có phương pháp tìm kiếm các luận cứ  để  chứng minh  luận điểm ứng dụng đó của mình là đúng.          Trình tự viết khóa luận:  Bước 1: Xác định đề  tài  đây là việc làm trí tuệ  vất vả, nhiều trắc trở  nhưng mang tính chất quyết định đối với sự  thành bại của  toàn bộ  quá  trình nghiên cứu. [1] Xác định đối tượng và khách thể nghiên cứu. [2] Xác định giới hạn và phạm vi nghiên cứu. [3] Lập và phân tích mục tiêu nghiên cứu. [4] Đặt tên đề tài khóa luận. Bước 2: Xây dựng đề cương nghiên cứu của khóa luận [đồ án] là văn bản  dự  kiến nội dung công trình và các bước tiến hành để  trình GVHD phê   duyệt và làm cơ  sở  cho quá trình chuẩn bị  khóa luận. Nội dung đề  cương  nghiên cứu cần thuyết minh một số điểm sau: [1] Lý do chọn đề tài khóa luận. [2] Khách thể và đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát. [3] Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. [4] Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu. [5] Giả thuyết khoa học của khóa luận. [6] Phương pháp nghiên cứu [7] Cái mới của đề tài khóa luận.
  14. [8] Dàn ý nội dung của khóa luận. [9] Kế hoạch tiến độ thực hiện đề tài khóa luận. [10] Chuẩn bị các phương tiện nghiên cứu [tài liệu, thiết bị TN]. Bước 3: Lập kế  hoạch nghiên cứu là văn bản trình bày kế  hoạch dự  kế  hoạch dự kiến triển khai đề  tài về  tất cả  các phương diện như: nội dung  công việc, ấn định thời gian thực hiện từng công việc, sản phẩm cần có…  [1] Giai đoạn chuẩn bị [2] Giai đoạn nghiên cứu [3]  Giai đoạn định ra kết cấu khóa luận [4] Giai đoạn viết khóa luận [viết bản chính; viết bản tóm tắt] [5] Giai đoạn bảo vệ Bước 4: Thu thập và xử lý thông tin là quá trình sử dụng các phương pháp  thu thập thông tin và kiến thức tổng hợp của người nghiên cứu và tư  duy  biện chứng, tư duy logic cùng các phương pháp khoa học để phân tích, xử  lý phân tích, xử lý thông tin, tư liệu đã được thu thập. Bước 5: Viết khóa luận là quá trình trình bày kết quả nghiên cứu theo một   thể thức nhất định nhằm thể hiện được một vấn đề lý luận hay thực tiễn,   trong đó có những kiến giải mới, những đóng góp mới. Bước 6: Bảo vệ khóa luận là quá trình báo cáo, trình bày, bảo vệ trước hội   đồng chấm khóa luận hoặc hội đồng khoa học Nội dung khóa luận:  [1] Phần mở  đầu  nêu được: Lý do/Khách thể  và ĐTNC/Giới hạn/Mục  đích/Nhiệm vụ/Giả thuyết/Phương pháp/Ý nghĩa. [2] Phần nội dung: Tổng quan về VĐNC/Cơ sở lý thuyết và PPNC/KQNC  và phân tích kết quả [3] Phần kết luận và khuyến nghị: Kết luận khẳng định kết quả; đóng góp  mới/đề  xuất mới. Và các khuyến nghị rút ra từ  KQNC phù hợp và có tính  khả thi. [4] Phần tài liệu tham khảo: các tài liệu được ghi trong danh mục các tài  liệu tham khảo phải đầy đủ  các thông số  cần thiết [như  đề  cập  ở  phần  trích dẫn khoa học] 
  15. [5] Phần phụ lục bao gồm: các công trình/bài viết đi sâu về các vấn đề liên   quan/Bảng chỉ dẫn, ghi chú/Biểu đồ, bảng số liệu, hình vẽ,… Hình thức, bố cục của luận văn:  [1] Bìa: bìa chính, bìa phụ [2] Mục lục [3] Lời cảm ơn [4] Bảng ký hiệu viết tắt [5] Phần mở đầu: viết như phần mở đầu của đề cương [6] Phần nội dung: gồm các chương và kết luận của từng chương [7] Phần kết luận/khuyến nghị [8] Tài liệu tham khảo [9] Phần phụ lục 4.5 THUYẾT TRÌNH KHOA HỌC  Tại sao phải thuyết trình nghiên cứu khoa học? Ngoài việc trình bày bằng văn bản , người làm nghiên cứu khoa học còn  cần trình bày bằng việc thuyết trình trước đám đông để  chứng minh nghiên  cứu khoa học của mình. 1. Thuyết trình khoa học là gì? Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ  thể mà người thuyết trình muốn gửi gắm trong bài thuyết trình. Thuyết trình nghiên cứu khoa học là việc người thuyết trình trình bày vấn đề  nghiên cứu khoa học tới người nghe. Với mục tiêu là chứng minh thuyết phục   và giúp người  nghe hiểu  được  vấn  đề  khoa học người  thuyết trình  đang  nghiên cứuĐối tượng người nghe.
  16. Khi thuyết trình thì cần chú ý đến ngôn ngữ  nói có cấu trúc logic gồm 4 bộ  phậm hợp thành như trong bảng : STT 1 Vấn đề thuyết trình  Đưa những luận điểm gì  2 Luận điểm của bản thuyết trình  Chứng minh luận điểm nào  3 Luận cứ của để chứng minh  Chứng minh bằng cái gì  4 Phương pháp thuyết trình  Chứng minh bằng cách nào 2. Vấn đề thuyết trình Vấn đề thuyết trình là gì Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi bản thuyết trình . mỗi khi chuẩn bị thuyết trình  người nghiên cứu phải tự  trả  lời cho mình câu hỏi: “ tác giả  định đưa luận   điểm nào ra trước đồng nghiệp [ hoặc hội đồng] , Cần phân biệt với một chủ  đề  thuyết trình vì đây là việc thông qua nghiên  cứu khoa học, người thuyết trình muốn đưa cho người nghe những công trình  đã nghiên cứu được . người nghe hiểu và sẽ đưa ra ý kiến nhận định xem đó  là đúng hay sai
  17. 3. Luận điểm của bài thuyết trình Để  chứng minh cho nghiên cứu khoa học đó. Người thuyết trình phải  chuẩn bị những luận điểm khi trình bày, Mỗi bản thuyết trình phải có ít nhất  1 luận điểm khoa học của tác giả  và đã là “ luận điểm” thì phải rõ ràng,  không nói chung chung 4. Luận cứ của thuyết trình Bản thuyết trình phong phú nhờ  luận cứ. người nghiên cứu càng đưa   được nhiều luận cứ, thì luận điểm càng có sức thuyết phục. Đối với mỗi đối   tượng nghe thuyết trình  phải đưa ra những luận cứ khác nhau. Nói luận cứ  của thuyết trình là nói luận cứ  đẻ  chứng minh luận điểm của  bản thuyết trình. Luận cứ trả lời câu hỏi” “ chứng minh bằng cái gì”  Bài giảng thiếu luận cứ là một bài giảng nghèo nàn. Bài giảng chỉ lặp lại một   vài luận cứ  là một bài giảng buồn tẻ  ,khi đưa một luận điểm để  bảo vệ  trước một hội đồng hoặc một đối tác , người thuyết trình phải chuẩn bị  rất   nhiều luận cứ  từ  các góc độ  khác nhau. Nhưng luận cứ  phải đẻ  dành đến   cuối bản thuyết trình, để đề phòng những người đối thoại “ tấn công” 5  Phương pháp thuyết trình  Có 3 phương pháp thuyết trình  Diễn dịch : là phép suy luận  đi từ  cái chung đến cái riêng. Trong phương   pháp diễn dịch , người thuyết trình đi từ lý thuyết đến thực tiễn. người đối  thoại là trí thức rất thích nghe lập luận diễn dịch.  Quy nạp là phép suy luận đi từ cái riêng đến cái chung. Trong phương pháp  quy nạp , người thuyết trình đi từ  các sự  kiện thực tế  để  khái quát hóa  thành lý thuyết. đối với nhóm có trình độ  học vấn thấp, phương pháp lập  luận quy nạp tỏ ra hiệu quả hơn.  Loại suy : là phép suy luận đi từ cái riêng đến cái riêng. Trong phương pháp  loại suy, người thuyết trình đi từ  những câu chuyện dơn giản tưởng như  chẳng có liên quan gì đến chủ  thể  thuyết trình để  giải thích những luận  điểm rất trìu tượng về  mặt lý thuyết . Đối với những chủ thể khó. Người   thuyết trình cần ưu tiên sử dụng phương pháp ngoại suy. 4.6. NGÔN NGỮ KHOA HỌC
  18. 1. Khái niệm      ­  Ngôn ngữ : nói chung là một hệ thống phức tạp con người sử sụng để  liên lạc hay giao thiệp với nhau, nhằm truyền tải một thông điệp nào đó.       ­  Ngôn ngữ  khoa học: là ngôn ngữ  sử  dụng trong các tài liệu khoa học   nhằm truyền tải một thông điệp, vấn đề khoa học. 2. Văn phong khoa học           Lời văn trong tài liệu khoa học thường được dùng ở  thể bị động, tuy   nhiên có nhiều trường hợp cần nhấn mạnh chủ  thể tiến hành thì lại viết  ở  thể chủ động. Ví   dụ:  thông  thường   viết:  “  bóng  đèn  dây  tóc   được   phát  minh  ra  năm  1879”, không qua trọng ai là người phát minh mà quan trong nó được ra đời  năm 1879.  Nhưng khi muốn nhấn mạnh người phát minh thì ta sẽ viết là “ Ê­ đi­sơn là người phát minh ra bóng đèn dây tóc”, ở đây muốn nhấn mạnh chính   Ê­đi­sơn đã phát minh ra chứ không phải ai khác.          Văn phong khoa học giúp trình bày một cách khách quan kết quả nghiên  cứu, tránh thể hiện tình cảm yêu ghét đối với đối tượng khảo sát. Xét về mặt   logic học, ngôn ngữ khoa học dựa trên các phán đoán minh nhiên [ còn gọi là  phán đoán thực hiện hay phán đoán hiện thực], là loại phán đoán thấy sao nói   vậy, không quy về  bản chất khi không đủ  luận cứ, thể  hiện thái độ  khách   quan, không xen tình cảm yêu ghét vào đối tượng khảo sát. 3. Các loại ngôn ngữ khoa học          Có nhiều loại ngôn ngữ  được sử  dụng trong các tài liệu khoa học: lời   văn, biểu thức, toán học, số liệu, biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình vẽ, ảnh… Cần   kết hợp sử dụng hợp lý để thể hiện một cách sinh động nội dung của tài liệu. a. Ngôn ngữ toán học              Được sử  dụng trình bày những quan hệ  định lượng thuộc đối tượng   nghiên cứu. Người nghiên cứu có thể  sử  dụng kết hợp nhiều phương thức   phong phú về ngôn ngữ toán học như số liệu rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ,   đồ thị toán học. Ví dụ: số sinh viên nam  trong lớp PPLNCKH bằng 2/3 số sinh viên nữ. b. Sơ đồ          Là hình ảnh trực quan về mối liên hệ  giữa các yếu tố  trong hệ  thống   hay giữa các công đoạn trong một quá trình. Sơ đồ được sử dụng trong trường  hợp cần cung cấp hình ảh khái quát về cấu trúc của hệ thống, nguyên lý vận  
  19. hành của hệ thống nhưng không đòi hỏi chỉ rõ tỷ lệ và kích thước của các bộ  phận cấu thành hệ thống. c. Hình vẽ         Hình vẽ cung cấp hình ảnh tương tự đối tượng nghiên cứu về mặt hình   thể  và tương quan trong không gian nhưng cũng không quan tâm đến tỷ  lệ  hình học. hình vẽ được sử  dụng trong trường hợp cần cung cấp những  hình  ảnh tương đối xác thực về hệ thống, đúng về mặt nguyên lý nhưng không đòi  hỏi trình bày cụ thể về  hình dáng và kích thước. d. Ảnh            Trong trường hợp cân thiết người nghiên cứu có thể  sử  dụng  ảnh để  cung cấp một cách sinh động. Đối với những đối tượng nghiên cứu như  sử  học, khảo cổ học, kiến trúc, hội họa, nghiên cứu môi trường thì ảnh đóng vai   trò quan trọng. 4.7. TRÍCH DẪN KHOA HỌC Khi sử dụng kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp, ghi đầy đủ,rõ ràng   và chuẩn xác  xuất xứ  tài liệu đã trích dẫn là một nguyên tắc hết sức quan  trọng. 1. Thế nào là trích dẫn khoa học Trích dẫn khoa học  là phương pháp được chuẩn hóa trong việc ghi  nhận những nguồn tin và ý tưởng mà người viết đã sử  dụng trong bài viết  của mình trong đó người đọc có thể xác định rõ từng tài liệu được trích dẫn,  tham khảo. Các trích dẫn nguyên văn, các số  liệu và thực tế, cũng như  các ý  tưởng và lý thuyết lấy từ các nguồn đã được xuất bản hoặc chưa được xuất   bản đều cần phải được trích dẫn. 2. Công dụng của trích dẫn  Trích dẫn được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau:  Trích dẫn dùng làm luận cứ để chứng minh một luận điểm.  Trích dẫn để  bác bỏ khi phát hiện chỗ sai trong nghiên cứu của đồng  nghiệp  Trích dẫn để  phân tích khi nhận dạng được chỗ yếu trong nghiên cứu  của đồng nghiệp, từ đó đề xuất vấn đề nghiên cứu mới.
  20. 3. Nguyên tắc trích dẫn Khi viết trích dẫn, người nghiên cứu cần:  Tôn trọng nguyên tắc  bảo mật  của nguồn tài liệu được cung cấp có  yêu cầu này. Người nghiên cứu cần hỏi ý kiến nơi cung cấp tài liệu và  làm rõ tài liệu đó có thuộc bí mật quốc gia, bí mật của một hang, bí  mật của cá nhân hay kjông, đồng thời xin phép được sử dụng trong các  ấn phẩm được công bố.  Nơi cung cấp thông tin có thể  sử  dụng tài liệu trên mức độ, như: về  nguyên tắc có được  công bố hay không? Nếu được công bố  thì công  bố đến mức độ nào? 4. Ý nghĩa của trích dẫn  Ý nghĩa khoa học thể hiện sự chuẩn xác khoa học. Nó giúp người đọc  [và chính tác giả] dễ  tra cứu lại các tư  tưởng, các luận điểm, các tác  phẩm khoa học mà tác giả đã trích dẫn.  Ý nghĩa trách nhiệm để  biết rõ ai là người chịu trách nhiệm về  luận  điểm được trích dẫn.  Ý nghĩa pháp lý thể hiện sự  tôn trọng pháp luật về  quyền tác giả, về  bản quyền.  Ý nghĩa đạo đức thể hiện sự tôn trọng những cam kết về chuẩn mực   đạo đức trong khoa học.  5. Nơi ghi trích dẫn Nơi ghi trích dẫn:  có thể ghi ở các vị trí khác nhau  Ghi ở cuối trang.  Ghi ở cuối chương  Ghi ở cuối sách  Mỗi trích dẫn được đánh số  bằng một con số  nhỏ, đặt cao hơn dòng  chữ bình thường, trong ngoặc đơn [] hoặc ngoặc vuông [].  6. Mẫu ghi trích dẫn Các nhà xuất bản khác nhau có thể quy định cách ghi trích dẫn khác nhau

Page 2

YOMEDIA

Chương 4 "Trình bày kết quả nghiên cứu khoa học" giới thiệu đến các bạn những khái niệm, vai trò nội dung của bài báo khoa học, tổng luận khoa học, công trình khoa học, báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

20-09-2015 1002 37

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề