Đánh giá ngành chính trị học là gì

Trong xã hội của chúng ta, Chính trị học là một ngành học rất cần thiết vì nó cung cấp cho con người hệ thống tri thức nền tảng, cơ bản nhất về các vấn đề chính trị, xã hội cùng những kỹ năng giải quyết vấn đề có thể gặp trong sự biến chuyển phức tạp của cuộc sống. Vì vậy, ngành Chính trị học thu hút ngày càng nhiều bạn trẻ theo học. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin chi tiết về ngành Chính trị học.

Ngành Chính trị học - chuyên ngành Quản lý xã hội là một ngành học mới thuộc Bộ môn Lý luận chính trị của Trường Đại học Tân Trào, bắt đầu tuyển sinh từ năm 2020.  Để cung cấp thêm thông tin về chuyên ngành đào đạo cho các bạn tân sinh viên tương lai muốn tìm hiểu thêm về chuyên ngành Quản lý xã hội thì bài viết này sẽ thực sự rất bổ ích. Các bạn ước mơ sau này trở thành nhà quản lý tương lai thì đừng chần chừ gì nữa mà hãy thử tìm hiểu về chuyên ngành Quản lý xã hội.

Khuôn viên Trường Đại học Tân Trào

Chính trị học hay khoa học về chính trị là một ngành nghiên cứu về mặt lý thuyết và thực tiễn chuyên về chính trị, mô tả và phân tích các hệ thống chính trị và những cách ứng xử chính trị. Các lĩnh vực cơ bản của chính trị học gồm có triết học chính trị, lý thuyết chính trị, giáo dục công dân và chính trị đối sánh, phân tích chính trị [cross-national political analysis], các hệ thống quốc gia, phát triển về mặt chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường chính sách ngoại giao, hệ thống luật pháp quốc tế, quản lý hành chính đi đôi với ứng xử quản lý hành chính, luật, hệ thống chính sách xã hội,...

Ngành chính trị học - chuyên ngành Quản lý xã hội đào tạo chính quy tập trung 4 năm và theo tín chỉ. 
 

Sinh viên Đại học Tân Trào

Co hội việc làm như thế nào?

Ngành chính trị học là một chuyên ngành rộng. Sinh viên sẽ được trang bị những nền tảng vững chắc về xã hội trước khi tốt nghiệp, đặc biệt là các về pháp luật. Vì vậy cơ hội việc làm cũng nhờ đó rất phong phú và đa dạng. Sinh viên có thể:

- Tham mưu, tư vấn cho các cấp lãnh đạo của Nhà nước;

- Trực tiếp tham gia lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước và cả những tổ chức có yếu tố nước ngoài;

- Trở thành giảng viên, nghiên cứu sinh trong các trường chính trị ở Trung ương và địa phương;

- Làm công tác chính trị – tư tưởng ở các cơ quan thuộc khối Đảng, khối văn xã cấp tỉnh, huyện;

- Công tác nghiên cứu ở các cơ quan lý luận chính trị;

- Giảng dạy Giáo dục công dân trường trung học phổ thông [nếu tích lũy thêm tín chỉ sư phạm dạy nghề];

- Nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học trong hệ thống trường Đảng, các trường Đại học, Cao đẳng và các trường Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

Những tố chất thích hợp để theo học ngành Chính trị học?

Để học tập và tiến xa hơn trong ngành Chính trị học, học sinh cần hội tụ các tố chất sau đây:

- Tôn trọng và tuân thủ một cách nghiêm túc Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.

- Có ý thức phục vụ hết mình vì cộng đồng.

- Có tác phong “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư".

- Có sự tư duy độc lập và mang tính sáng tạo.

- Có sự bản lĩnh chính trị thật vững vàng.

- Có khả năng thuyết trình trước đám đông và trình bày lưu loát những vấn đề.

- Có niềm đam mê nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi.

Điểm chuẩn các năm trước của ngành Chính trị học như thế nào?

Thang điểm chuẩn tại Trường Đại học Tân Trào đối với ngành Chính trị học dao động từ 15 - 16 điểm xét theo kết quả của kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia hoặc xét học bạ.

Qua những thông tin mà bài viết đã cung cấp, hy vọng các bạn sẽ có được một cái nhìn tổng quan về ngành Chính trị học. Từ đó, các bạn sẽ xác định bản thân có phù hợp với ngành này hay không và tự tin đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Tân Trào nhé!

Tin và ảnh: CLB Truyền thông

2021-03-22T07:15:13-04:00 2021-03-22T07:15:13-04:00 //ussh.vnu.edu.vn/vi/news/dao-tao/hoc-nganh-chinh-tri-co-tro-thanh-lanh-dao-20819.html //ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/news/2021_03/thi-sinh-2-1586737941250.jpg

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN //ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png

Ngành Chính trị học - dựa trên nền tảng kiến thức liên ngành cao

Một số người nghĩ rằng, Chính trị học là ngành học khô khan và học Chính trị học là học các môn lý luận chính trị đơn thuần. Nếu quan niệm như vậy thì bạn thực sự đang nhầm lẫn. Tuy là ngành học khá mới mẻ ở Việt Nam, Chính trị học đã có lịch sử hàng trăm năm và đặc biệt được chú trọng ở các nước phát triển.

Trong xã hội hiện đại, Chính trị học là ngành  học được ưa chuộng  vì nó cung cấp hệ thống tri thức cơ bản, nền tảng  về các vấn đề chính trị, các hệ thống chính trị, ứng xử chính trị và những kỹ năng giải quyết các vấn đề gặp phải trong sự vận động phức tạp của đời sống... Đây được coi là ngành khoa học xã hội mũi nhọn, giàu tính lý luận và khả năng ứng dụng thực tiễn.

Chính trị học - dựa trên nền tảng  kiến thức liên ngành cao, kết hợp với Luật học, Khoa học quản  lý, Quan hệ quốc tế, Xã hội học, Tâm lý học, Báo chí Truyền thông,... có thể phân tích và dự báo chính trị; nghiên cứu quyền lực trong quan hệ quốc gia và quốc tế, lý thuyết về các quyền lực lớn và các siêu cường; tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước.

GS.TS Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng khoa Khoa học Chính trị cho biết: Ngành Chính trị học đã được hình thành trên thế giới hơn 100 năm nhưng ở nước ta vẫn là một ngành  học non trẻ. Cho nên, ngành  khoa học nghiên cứu về lịch sử chính trị, về các quyết sách chính trị, các quá trình chính trị thì ở Việt Nam rất thuận  lợi và có triển vọng phát  triển tốt đẹp.

Khi học cử nhân Chính trị học, sinh viên được trang  bị những  kiến thức nền tảng  chung  của khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời được trang bị chuyên sâu hệ thống tri thức và phương pháp nghiên cứu của ngành Chính trị học, bao gồm: Lý thuyết chính trị, Chính trị Việt Nam, Chính trị quốc tế, Chính trị truyền thông, Hồ Chí Minh học.

Trong đó có nhiều học phần hấp dẫn như Lịch sử học thuyết chính trị, Phương pháp nghiên cứu chính trị học, Đảng chính trị, Chính trị học so sánh, Phương pháp viết bài luận và thuyết trình chính trị, Thực hành văn bản chính trị, Phương pháp tiếp cận và xử lý tình huống chính trị, Chính sách đối ngoại của các nước lớn, Quan hệ chính trị quốc tế... 

Tri thức chính trị học cần cho nhiều ngành nghề

Với tri thức nền tảng rộng và sâu về Khoa học Chính trị, sinh viên ngành Chính trị học sau khi ra trường đủ năng lực đảm đương vị trí tư vấn, tham mưu trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống  chính trị, các tổ chức kinh tế - xã hội.

Một bộ phận không nhỏ các em làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan  lý luận chính trị; nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học trong hệ thống  trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

Tri thức Chính trị học còn giúp các em vững vàng tham gia vào hoạt động báo chí, truyền thông với tư cách là phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài truyền hình trung ương và địa phương.

Khoa Khoa học Chính trị, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN là đơn vị đầu tiên trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam đào tạo Chính trị học ở cả 3 bậc: Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ.

Đào tạo, nghiên cứu Chính trị học ở một trung tâm khoa học xã hội và nhân văn hàng đầu của đất nước, trong quá trình xây dựng  chương  trình đào tạo, Khoa rất coi trọng, một mặt cung cấp những kiến thức cơ bản về Chính trị học, giúp sinh viên hiểu được những  vấn đề cốt lõi trong đời sống chính trị quốc tế, đời sống chính trị đất nước và có được nhãn quan phân  tích, đánh giá tình hình chính trị trong quan điểm so sánh, nhưng  đồng  thời cũng rất coi trọng bồi dưỡng nghiệp vụ, tác nghiệp về chính trị.

Ngoài ra, cử nhân ngành Chính trị học cũng có thể tiếp tục học tập ở bậc sau đại học [Thạc sĩ và Tiến sĩ] chuyên ngành Chính trị học và Hồ Chí Minh học. Sinh viên cũng có thể học thêm để lấy bằng hai, bằng kép bậc đại học một số ngành có liên quan: Khoa học Quản lý, Báo chí - Truyền thông, Quốc tế học, Ngoại ngữ ...

Chủ Đề